“Giám đốc” doanh nghiệp làm hàng nhái hành xử lối… giang hồ
Trong cuộc làm việc, bà Hà – đại diện Công ty TNHH Tiến Hà (ở Thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) lớn tiếng chửi bới và đe doạ, đồng thời gọi hàng chục “người lạ” đến uy hiếp PV.
Trước đó, PV nhận được thông tin thời gian qua, Công ty TNHH Tiến Hà (có trụ sở tại số 64 – khu 1 – Thị trấn Vĩnh Lộc – huyện Vĩnh Lộc – Thanh Hóa, do ông Trịnh Văn Tiến và vợ tên là Hà điều hành) đã tung ra thị trường sản phẩm bánh bông lan có dấu hiệu nhái một số nhãn hiệu của các doanh nghiệp cùng ngành, đồng thời lừa dối người tiêu dùng bằng những thông tin sai sự thật.
Sản phẩm bánh cuộn nhái của Công ty Tiến Hà (phải) khó phân biệt nổi với hàng thật đã được bảo hộ (trái)
Theo tìm hiểu của PV, trước khiếu nại của một DN cùng ngành, Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) đã tiến hành giám định và kết luận dấu hiệu làm nhái rõ rệt của sản phẩm bánh cuộn bông lan do Công ty Tiến Hà sản xuất.
Video đang HOT
Kết luận giám định của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ về sản phẩm nhái của Công ty Tiến Hà
Đồng thời, Công ty Tiến Hà cũng có nhiều sai phạm khác trong việc công bố thông tin về sản phẩm, lừa dối người tiêu dùng.
Được biết, hiện nay sản phẩm bánh bông lan cuộn nhái của Tiến Hà đã được sản xuất và bán nhiều trên thị trường, lên tới hàng vạn hộp.
Bước đầu, PV đã liên hệ và cung cấp thông tin về vụ việc cho các cơ quan hữu trách của tỉnh Thanh Hóa để kiểm tra, xử lý.
Để làm rõ thêm sự việc, ngày 17/12, PV đã tiếp xúc với bà Hà. Trong buổi trao đổi, cùng với bà Hà còn có một người phụ nữ khác trạc tuổi ngoài 30.
Sau một hồi làm việc, khi PV phỏng vấn một số nội dung liên quan đến Công ty Tiến Hà, bà Hà liền lớn tiếng quát tháo, đồng thời người phụ nữ đi cùng bà Hà đứng dậy chỉ mặt PV buông những lời hăm doạ, xúc phạm.
Một lúc sau, hàng chục người không biết từ đâu xuất hiện uy hiếp PV. Thấy thế, bà Hà tiếp tục chửi bới, thách thức và liên tục văng ra những lời nói thiếu văn hoá. Thấy tình thế có thể nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng, PV đã phải chủ động rút lui.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.
Theo Dantri
Hàng loạt công ty máy tính tiếp tục bị xử phạt vì vi phạm bản quyền
Trong tháng 11 vừa qua, tại TPHCM và Hà Nội, các cơ quan chức năng tiếp tục kiểm tra và tiến hành các biện pháp xử phạt đối với một loạt các công ty máy tính bị xử phạt vi phạm sở hữu trí tuệ do cài đặt các phần mềm không bản quyền.
Cơ quan chức năng đang xử phạt vi phạm bản quyền phần mềm tại công ty AviShop.
Một loạt các cửa hàng máy tính bị phát hiện và xử phạt sai phạm bao gồm Siêu thị EBEST, (một chi nhánh thuộc Công ty TNHH Thiên Thuận Tường, TPHCM); Công ty TNHH Long Bình, TP HCM; Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Viễn thông Tin học T.N.B (Cửa hàng Quang Thông), TPHCM; Công ty TNHH Lê Chân Tín, TPHCM và Công ty TNHH Thương mại Tiên Tiến (Avi Shop), Hà Nội.
Theo đó, các cơ quan chức năng đã phát hiện ra một số các máy tính bày bán tại đây mang nhãn hiệu Dell, Lenovo, Acer, Asus cài đặt phần mềm không bản quyền, trong đó phổ biến là phiên bản Windows 7 Ultimate, Microsoft Office Enterprise 2007; Office professional Plus 2010; Office Enterprise 2007 và Microsoft Office Professional Plus 2007.
Theo Cục Bản quyền Tác giả, tình trạng vi phạm bản quyền đang diễn ra hết sức nghiêm trọng lĩnh vực kỹ thuật số, chương trình máy tính do đặc thù phần mềm không phải là sản phẩm hữu hình và những người vi phạm cho rằng có thể thoát tội dễ dàng. Đồng thời, ý thức và nhận thức của người sử dụng về những rủi ro tiềm ẩn rất nguy hiểm khi sử dụng các phầm mềm " lậu" cũng như quyền lợi của chính mình khi sử dụng phần mềm có bản quyền là chưa cao.
Ông Đào Anh Tuấn, chuyên gia tư vấn của Liên minh phần mềm doanh nghiệp (Business Software Alliance Vietnam) nhận xét : "Sử dụng các chương trình máy tính bất hợp pháp có thể khiến máy tính bị nhiễm virus và các phần mềm nguy hiểm. Một nghiên cứu độc lập mới đây đã chỉ ra rằng tại Việt Nam, 100% các máy tính đã cài đặt hệ điều hành từ đĩa CD không bản quyền giá rẻ bày bán công khai trên thị trường đều có những lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng. Bản thân các đĩa CD cài đặt không bản quyền này cũng chứa rất nhiều mã độc hại và có khả năng phá hoại các thiết bị, dẫn đến việc bị ăn cắp thông tin ổ cứng hoặc mất toàn bộ dữ liệu".
Theo DanTri
Ông Tuấn cũng cảnh báo thêm "Với các khách hàng doanh nghiệp, việc sử dụng các phầm mềm không bản quyền sẽ dẫn đến những lệnh phạt về mặt kinh tế, mất đi tính cạnh tranh. Việt Nam đã gia nhập WTO với những cam kết cao nhất về tính công bằng thương mại. Hiện tại, Chính Phủ Mỹ thông qua 1 đạo luật, sẽ không chấp nhận các nước xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ mà sử dụng các phần mềm ko có bản quyền vì như vậy bị coi là cạnh tranh thiếu lành mạnh".
Như vậy, có thể thấy, câu chuyện về việc xử lý việc vi phạm bản quyền phần mềm vẫn còn là một cuộc chiến dài cần có sự chung tay của nhà sản xuất, các nhà phân phối, khách hàng và đặc biệt là các cơ quan chức năng quản lý.
Theo: Khôi Linh/Dantri
Cạnh tranh lành mạnh: Bài toán kinh doanh lâu dài cho doanh nghiệp Việc tham gia vào sân chơi quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp trên toàn thế giới phải cam kết và tuân thủ chặt chẽ những qui định chung về luật sở hữu trí tuệ, trong đó có việc tôn trọng bản quyền phần mềm mà nhiều doanh nghiệp còn đang coi nhẹ. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có...