Giám đốc doanh nghiệp chiếm đoạt tiền nông dân
Bị sa thải khỏi doanh nghiệp Nhà nước, Trần Văn Dũng (SN 1980, trú tại khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội ) đứng ra thành lập công ty. Dựa vào mác giám đốc doanh nghiệp, đối tượng đã lừa đảo chiếm đoạt tiền của hàng chục nạn nhân, hầu hết đều là dân nghèo.
Nguyên Giám đốc Công ty Đại Dương (đứng trước) cùng đồng phạm tại tòa
Đến dự phiên tòa sơ thẩm hôm qua (6-4), trong bộ dạng buồn bã, ông Nguyễn Văn Vẻ (trú ở thôn Kim Sơn, xã Lê Thiện, An Dương, Hải Phòng) cho biết, giữa năm 2007, gia đình ông được người hàng xóm là bà Nguyễn Thị Hồng Thúy “tỉ tê” cho con đi lao động tại Hàn Quốc sẽ có thu nhập cao. Do nhà đông miệng ăn, vợ lại nằm liệt giường đã gần chục năm vì bệnh tai biến nên ông Vẻ thấy xuôi tai.
Nghe theo những lời “đường mật” của người hàng xóm, ông Vẻ chạy vạy khắp nơi và vay được 10.000 USD giao cho bà Thúy để lo cho đứa con trai sang Hàn Quốc làm việc. Thế nhưng sau hơn 3 tháng học tiếng Hàn và thêm 1 năm nữa chờ đợi, con trai ông Vẻ vẫn không thể ra nước ngoài kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. Không thể chờ đợi lâu hơn, tháng 12-2008, ông Vẻ buộc phải xin lại số tiền đã nộp, nhưng chỉ nhận được câu trả lời ráo hoảnh từ bà Thúy: “Đã giao hết tiền cho người ta rồi”. Tố cáo tới cơ quan công an, ông Vẻ mới hay không chỉ có gia đình ông mà còn hàng chục gia đình khác ở Hải Phòng cũng trở thành nạn nhân trong vụ lừa đảo xuất khẩu lao động do Trần Văn Dũng – nguyên Giám đốc Công ty CP Đầu tư xuất nhập khẩu tổng hợp Đăng Dương (Công ty Đăng Dương) cầm đầu… Ngồi dự phiên tòa, ông Vẻ liên tục thở dài bởi chính vì “trót dại” khi tin tưởng người hàng xóm nên đến thời điểm này, gia đình ông vẫn cứ phải “còng lưng” trả lãi khoản nợ trên.
Video đang HOT
Cùng cảnh ngộ, gia đình anh Nguyễn Văn Minh (trú ở xã Cổ Đào, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) cũng rơi vào tình trạng khánh kiệt. Cuối năm 2006, qua người quen, anh Minh tìm gặp bà Hồ Thị Sâm (trú ở TP Vinh, Nghệ An) để nhờ bà này lo giúp thủ tục sang Hàn Quốc lao động với chi phí 150 triệu đồng, tương đương 10.000 USD. Ngày Minh nộp hồ sơ và giao tiền cho bà Sâm, anh nhận lại những lời hứa “chắc như đinh đóng cột”, trong vòng 3 – 4 tháng sẽ được đặt chân tới “chân trời mơ ước”. Đến tận trung tuần tháng 12-2008, anh cùng một số người “nhờ vả” bà Sâm mới nhận được thông tin ngày 21-12-2008 sẽ bay ra nước ngoài lao động. Tuy nhiên trước khi lên máy bay xuất cảnh, anh Minh cùng nhiều nạn nhân khác mới “tá hỏa” vì hộ chiếu và visa mà Trần Văn Dũng đưa ra cho mọi người xem chỉ là mớ giấy tờ giả mạo.
Theo cáo buộc của VKSND TP Hà Nội, từ cuối năm 2006 đến tháng 12 – 2008, Trần Văn Dũng đã lợi dụng danh nghĩa Công ty Đăng Dương để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của gần 40 người, thông qua nhiều đầu mối, trong đó có bà Hồ Thị Sâm với tổng số tiền hơn 4,4 tỷ đồng. Để các bị hại tin tưởng, nguyên giám đốc doanh nghiệp này rêu rao rằng công ty của đối tượng xin được nhiều chỉ tiêu đi xuất khẩu lao động và du học tại Hàn Quốc với chi phí từ 8.000 – 10.000 USD/người. Trong vòng 2 – 4 tháng kể từ lúc nộp hồ sơ, người lao động sẽ được xuất ngoại. Trường hợp không đưa được người lao động ra nước ngoài như cam kết, đối tượng sẽ hoàn trả 100% số tiền đã nhận. Để mọi người tin tưởng và giao tiền, Dũng còn làm giả hộ chiếu, visa của những người lao động. Ngoài hai hành vi này, Trần Văn Dũng còn làm giả đăng ký xe ô tô BKS: 33M – 3271 của đối tượng để bán cho một đồng nghiệp ở cơ quan cũ với giá 500 triệu đồng. Sau khi bán ô tô với tấm đăng ký giả, Dũng bày trò thuê lại xe, rồi bán cho người khác.
Liên quan đến vụ án, Nguyễn Hoài Nam (SN 1973, trú ở xã Quất Lưu, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) cũng bị quy kết đồng phạm lừa đảo với nguyên Giám đốc Công ty Đăng Dương. Bởi sau khi quen biết Dũng, Nam đã đứng ra thu hồ sơ và tiền của 17 lao động thông qua bà Nguyễn Thị Hồng Thúy, nhưng chỉ chuyển cho “đối tác” tiền của 12 lao động. Số tiền của 5 lao động còn lại, Nam giữ lại và ăn tiêu hết… Tại tòa, nguyên Giám đốc Công ty Đăng Dương cùng đồng phạm đều thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố, đồng thời cam kết sẽ khắc phục 6,025 tỷ đồng còn chiếm đoạt của các bị hại. Tuy nhiên, điều này gần như không thể, bởi cả Dũng và Nam đều trình bày hiện không còn tài sản gì đáng giá.
Trong vụ án này, các bị cáo chắc chắn sẽ phải nhận sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật, nhưng chính các bị hại rất mất cảnh giác khi giao một khoản tiền lớn cho các “đầu mối” của Trần Văn Dũng không tìm hiểu kỹ lưỡng, thậm chí là chỉ dựa vào vài ba lời giới thiệu qua quýt của người quen… Sau 1 ngày xét xử, phiên tòa tạm dừng ở phần xét hỏi vì hết thời gian làm việc. Chiều 9-4 tới, TAND TP Hà Nội sẽ tiếp tục xét xử vụ án này.
Theo ANTD
Cảnh giác với chiêu mua sim ĐTDĐ giá cao, số lượng lớn
Ngày 5/4, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đăk Mil đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với đối tượng Lê Thành Luân (SN ), trú tại về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Sau khi nhận được đơn thư của một số hộ kinh doanh điện thoại, sim card điện thoại trên địa bàn huyện Đắk Mil tố cáo Lê Thành Luân (SN 1984) - Nhân viên bán hàng Chi nhánh Mobifone Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, qua quá trình điều tra ngày 5/4, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đăk Mil đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với đối tượng Lê Thành Luân (SN ), trú tại về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày 4/4, tại Cơ quan CSĐT Công an huyện Đắk Mil, chị Nguyễn Thị Thuỳ Diệp - Nhân viên kinh doanh Trung tâm viễn thông Đắk Mil cho biết: Qua công việc nên giữa chị Diệp và Luân có quen biết nhau. Khoảng tháng 10 -2011, Lê Thành Luân đã liên lạc với chị và muốn nhận thẻ cào điện thoại của chị Diệp đi bán để nhận tiền hoa hồng đồng thời Luân sẽ mua thẻ cào điện thoại với giá cao hơn người khác.
Thấy vậy chị Diệp đã nhận lời và thoả thuận miệng với Luân, không thiết lập hợp đồng. Theo đó Luân mua thẻ cào nhưng chưa giao tiền, khi nào bán xong mới giao tiền. Trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12/2011, chị Diệp đã đưa cho Luân tổng cộng số thẻ cào, cạc điện thoại trị giá hơn 230 triệu đồng, nhưng lần nào hỏi tiền Luân cũng khất lần. Sau nhiều lần chị Diệp yêu cầu trả tiền, Luân chỉ trả được hơn 113 triệu, rồi bỏ trốn khỏi địa phương.
Với thủ đoạn tương tự, thông qua việc giao dịch điện thoại, đối tượng Luân đã liên hệ với anh Phan Thiết Lĩnh- Chủ của hàng ĐTDĐ Tuyết Lĩnh ở thị trấn ĐăkMil để hợp đồng với anh Lĩnh mua thẻ cào cạc điện thoại với giá cao. Qua các lần mua, tổng số thẻ cào cạc điện thoại anh Lĩnh đưa cho Luân đã lên đến 113 triệu đồng.
Sau khi xác minh thông tin do các nạn nhân cung cấp, ngày 28/2/2012, Cơ quan CSĐT Công an huyện ĐăkMil đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với Lê Thành Luân về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tại Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đắk Mil, Luân đã cúi đầu khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
Đối tượng Lê Thành Luân tại Cơ quan CSĐT Công an huyện Đắk Mil
Theo đó, khoảng tháng 10/2010, khi là nhân viên bán hàng tại Chi nhánh Mobifone Đắk Nông Luân thường xuyên ăn chơi, cờ bạc nên đã làm thâm hụt của Chi nhánh số tiền 70 triệu đồng.
Khi Chi nhánh phát hiện đã điều động Luân về phòng giao dịch Mobifone ĐăkMil. Tại đây, Luân không tu chí làm việc để trả nợ mà đã nghĩ ra việc lợi dụng các mối quan hệ quen biết chiếm đoạt tài sản của người này để trả cho người khác và tiêu xài cá nhân. Cụ thể Luân đã liên lạc với anh Dương- nhân viên bán card điện thoại trên địa bàn huyện Đắk Mil để nhận thẻ cào điện thoại của anh và hứa sẽ trả với giá cao hơn người khác để đi bán và khi nào bán được card thì mới trả tiền cho anh Dương.
Khi thấy thẻ cào đưa cho Luân ngày một nhiều mà không thấy Luân trả tiền nên anh liên tục yêu cầu Luân trả lại số tiền mà Luân đã mua thẻ cào. Khi anh Dương đòi tiền, Luân tiếp tục gặp anh Lĩnh và dùng thủ đoạn trên lấy được thẻ cào của anh Lĩnh bán lấy tiền trả cho anh Dương rồi lại lừa lấy số thẻ cào của Chị Diệp bán lấy tiền trả cho anh Lĩnh. Thực chất để lấy được tiền nhiều và nhanh nhất Luân thường thỏa thuận với các nạn nhân mua thẻ cào với giá cao nhưng thực tế bán ra với giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Đến thời điểm bị bắt, số tiền Luân nợ đã lên đến 230 triệu đồng.
Hiệnđối tượng Lê Thành Luân phải ở trong trại giam chờ ngày phán quyết của pháp luật. Đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho những kẻ lợi dụng lòng tin, sự tín nhiệm của người khác để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ phải chịu sự trừng phạt thích đáng của pháp luật.
Theo ANTD
Nữ quái chuyên sống bằng nghề lừa đảo bị bắt Lợi dụng lòng tin của bạn bè, Dương Thị Tuyết (37 tuổi ở đội 5, xã Nghĩa Thái (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) đã gây ra nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tiền và tài sản. Ngày 4/4, Công an huyện Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, đang tạm giữ Dương Thị Tuyết về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt...