Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới bị điều tra tham nhũng
Chủ tịch Cơ quan chống tham nhũng Quốc gia Indonesia (KPK) Abraham Samad đã chính thức thông báo sẽ chất vấn bà Sri Mulyani (ảnh), Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB), cựu Bộ trưởng Tài chính Indonesia, về việc giải ngân bất thường 6.700 rupia (khoảng 700 triệu USD) từ ngân sách nhà nước để giải cứu Ngân hàng Century thoát khỏi tình trạng phá sản hồi năm 2008.
Ông Abraham Samad cho biết, việc chất vấn bà Sri Mulyani sẽ được tiến hành trong thời gian sắp tới ở
Washington, Mỹ vì bà Mulyani không thể đến trụ sở của KPK ở Jakarta với lý do bận công việc của WB. Trước đó, có những cáo buộc cho rằng, một khoản tiền không nhỏ nằm trong kế hoạch giải cứu ngân hàng Century hồi năm 2008 đã được dùng để tài trợ cuộc vận động tranh cử cho Đảng Dân chủ (DP) của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono. KPK cũng cho biết sẽ tiếp tục điều tra cả Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI) thời điểm đó, ông Boediono, cùng các thành viên hội đồng khác của BI. Vì trong thời gian này, chính ông Boediono cùng bà Sri Mulyani là 2 người chịu trách nhiệm cao nhất của 2 cơ quan đã đưa ra gói cứu trợ Bank Century.
Theo ANTD
"Vaccine" ngừa tham nhũng
Công khai tài sản của các quan chức lâu nay được coi như một trong những công cụ quan trọng hạn chế tham nhũng. Tuy nhiên, để biện pháp này đi vào cuộc sống không phải là điều dễ dàng.
Công khai tài sản là biện pháp quan trọng để giảm tham nhũng
Trên cơ sở dữ liệu của 176 quốc gia, Ngân hàng thế giới (WB) cho biết chỉ có 36% các nước trên thế giới kiểm tra thường xuyên một cách có hệ thống những khác biệt và mâu thuẫn trong kê khai tài sản của những người trong diện phải kê khai. WB cũng lưu ý rằng hiện chỉ có người dân ở 43% các nước trên thế giới có thể biết các tài sản của các quan chức nhà nước.
Thực tế hiện nay, yêu cầu kê khai tài sản là bắt buộc ở 93% các nước trên thế giới đối với các thành viên chính phủ, ở 91% các nước đối với các thành viên hội đồng, và ở 62% các nước đối với các công tố viên. Theo cố vấn chính sách về phòng chống tham nhũng của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Jairo Acuna-Alfaro, ở một số quốc gia như Mexico, Rumani, Uganda, Mỹ, Philippines, Thái Lan..., người dân có thể tìm hiểu, tra cứu thu nhập của quan chức bằng nhiều cách khác nhau.
Chẳng hạn như ở Hàn Quốc, biên bản kê khai tài sản của các quan chức cấp cao và cấp trung được Chính phủ công bố trên công báo quốc gia và người dân có thể tìm hiểu, truy cập thông tin này thông qua hệ thống thư viện công cộng. Báo chí cũng công khai đưa tin về nội dung những biên bản kê khai tài sản này.
Philippines thì thành lập hệ thống ngân hàng dữ liệu lưu trữ biên bản kê khai tài sản đặt tại cơ quan Thanh tra cấp trung ương. Hệ thống này tạo điều kiện cho việc kiểm tra mức độ tuân thủ trong kê khai tài sản bởi nó có thể cho ra báo cáo liệt kê những người đã nộp kê khai tài sản trong những năm qua. Nó cũng giúp phân tích xu thế nhờ dữ liệu cho thấy rõ mức độ gia tăng tài sản theo từng năm.
Về chế tài đối với những công chức kê khai sai, chậm trễ hoặc chây ì trong kê khai, mỗi quốc gia cũng có cách thức xử lý riêng. Đơn cử kinh nghiệm của Mexico, công chức nào không kê khai tài sản như luật định sẽ bị tạm cho thôi việc 15 ngày, và nếu tiếp tục không thực hiện nghĩa vụ kê khai sau 30 ngày kể từ ngày cho tạm thôi việc, hợp đồng lao động của công chức đó sẽ bị vô hiệu hóa.
Tuy nhiên, không phải lúc nào các quy định cũng dễ dàng được thực hiện. Chẳng hạn như tại Indonesia, ông Zulkarnaen, Phó Chủ tịch Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia (KPK), cho biết mặc dù có quy định các quan chức phải kê khai tài sản, song mới chỉ có 1.800 (70%) trong tổng số 2.400 quan chức trong diện phải kê khai, đã báo cáo tài sản của họ với KPK.
Nhưng có một điều rõ ràng như khẳng định của ông J. Pesme, Giám đốc Liêm chính thị trường của WB, việc công bố tài sản ở một quốc gia sẽ gây khó khăn cho những quan chức tham nhũng muốn che giấu các khoản thu nhập bất chính của họ. Chính vì thế WB khuyến khích việc sử dụng các hệ thống tài chính tiết lộ thông tin về tài sản để xác định các quan chức nhà nước tham nhũng, bởi đây là một công cụ hiệu quả để đưa những "con sâu mọt" này ra trước công lý.
Bên cạnh hai nhân tố then chốt cần có để đảm bảo thành công cho cuộc chiến chống tham nhũng là sự "độc lập và kiên quyết" của cơ quan chống tham nhũng, công khai tài sản của các quan chức là "vaccine" rất hiệu quả để ngăn ngừa căn bệnh trầm kha này với thế giới.
Theo ANTD
Ứng viên tổng thống Paraguay tử nạn Ông Lino Cesar Oviedo trong một lần vận động tranh cử - Ảnh: AFP Một ứng cử viên nổi tiếng cho chức tổng thống Paraguay đã thiệt mạng trong vụ rơi máy bay trực thăng khi đang trên đường trở về sau một cuộc vận động tranh cử, theo đài CNN dẫn nguồn từ nhà chức trách địa phương vào hôm 3.2. Tướng...