Giám đốc cục điều tra bầu cử Mỹ từ chức
Richard Pilger, giám đốc Cục điều tra Tội phạm Bầu cử, được cho là từ chức nhằm phản đối Bộ trưởng Tư pháp Mỹ điều tra cáo buộc gian lận.
“Sau khi biết về chính sách mới và những hệ quả của nó, để phù hợp với truyền thống của giải thưởng John C. Keeney về Tính Chính trực và Chuyên nghiệp Đặc biệt, sự ghi nhận đáng trân trọng nhất mà Bộ Tư pháp dành cho tôi, tôi rất tiếc phải từ chức giám đốc Cục Điều tra Tội phạm Bầu cử”, ông Richard Pilger viết trong thư gửi các đồng nghiệp hôm 9/11, theo bản sao truyền thông thu thập được.
“Tôi đã tận hưởng thật nhiều trong khoảng thời gian làm việc với mọi người hơn một thập kỷ qua, nhằm thực thi một cách tích cực và mẫn cán những điều luật, chính sách và hoạt động liên quan đến hành vi phạm tội trong bầu cử liên bang, mà không lo sợ hoặc thiên vị đảng phái. Cảm ơn sự ủng hộ của mọi người trong nỗ lực đó”, bức thư viết thêm.
Người ủng hộ Trump biểu tình bên ngoài cơ quan lập pháp bang Michigan ở thành phố Lansing hôm 8/11. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Thông báo từ chức của Pilger được đưa ra vài giờ sau khi Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr gửi một bản ghi nhớ đến các công tố viên liên bang, yêu cầu điều tra “những cáo buộc cụ thể” về gian lận trong cuộc bầu cử năm nay. Tuy nhiên, ông không nêu bất kỳ trường hợp nào trong bản ghi nhớ.
Yêu cầu trên đi ngược với chính sách của Bộ Tư pháp Mỹ, bởi cơ quan này quy định “không tiến hành các cuộc điều tra công khai, gồm đặt câu hỏi với từng cử tri, cho đến khi xác nhận kết quả bầu cử bị ảnh hưởng bởi gian lận”. Tuy nhiên, trong bản ghi nhớ, ông Barr lập luận rằng “cách tiếp cận thụ động và chậm trễ như vậy có thể dẫn đến việc hành vi sai trái trong bầu cử không thể được sửa chữa trên thực tế”.
Hôm 7/11, các hãng truyền thông Mỹ công bố Joe Biden là Tổng thống đắc cử thứ 46 của Mỹ, đánh bại Donald Trump trong cuộc bầu cử có số lượng phiếu bầu kỷ lục. Tuy nhiên, Tổng thống đương nhiệm từ chối nhận thua và tuyên bố bầu cử “còn lâu mới chấm dứt”, đồng thời tiến hành các vụ kiện dù chưa đưa ra bằng chứng gian lận nào.
Mới có 4 nghị sĩ Cộng hòa công nhận Biden là tổng thống đắc cử. Lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell khẳng định Trump có quyền xem xét các cáo buộc bất thường và cân nhắc lựa chọn pháp lý, nói thêm rằng truyền thông không có vai trò hiến định nào để quyết định người chiến thắng, cảnh báo đảng Dân chủ không yêu cầu Trump nhượng quyền tổng thống cho đến khi giới chức toàn quốc chốt kết quả bầu cử.
Thêm hy vọng cho ông Trump: Bộ trưởng Tư pháp Mỹ cho phép điều tra các cáo buộc về gian lận bầu cử
Ngày 9/11 (giờ Mỹ), Bộ trưởng Tư pháp William Barr đã cho phép các công tố viên liên bang tiến hành điều tra các "cáo buộc thực chất" về những bất thường trong bầu cử.
Hãng thông tấn AP News đưa tin, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr ngày 9/11 vừa ủy quyền cho các công tố viên liên bang trên toàn nước Mỹ tiến hành điều tra các "cáo buộc thực chất" về những bất thường trong bầu cử trước khi kết quả của cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 chính thức được xác nhận.
Động thái này diễn ra vài ngày sau khi nhiều hãng truyền thông lớn tại Mỹ và trên thế giới đồng loạt gọi tên ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden là tân tổng thống đắc cử của nước Mỹ. Trong khi ông Biden đã có bài diễn văn tuyên bố chiến thắng, đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn không nhận thua và khẳng định sẽ tiến hành cuộc chiến pháp lý tới cùng dù vẫn chưa đưa ra các bằng chứng cho cáo buộc đảng Dân chủ "gian lận".
Trong bản ghi nhớ được gửi tới các công tố viên liên bang ngày 9/11, ông Barr nêu rõ rằng các cuộc điều tra "có thể được tiến hành nếu có những cáo buộc rõ ràng, đáng tin cậy về những bất thường trong bầu cử có thể gây ảnh hưởng tới kết quả bầu cử liên bang ở một bang riêng lẻ".
Trong khi đó, ông Barr nói rằng những cáo buộc "rõ ràng không ảnh hưởng tới kết quả bầu cử liên bang" nên được hoãn lại cho đến khi các cuộc bầu cử đó được xác nhận, và các công tố viên có thể mở các cuộc điều tra sơ bộ - cho phép các điều tra viên và công tố viên tìm kiếm thêm các bằng chứng để thực hiện điều tra sâu hơn.
AP cho biết ông Barr không nêu cụ thể bất cứ trường hợp gian lận nào trong bản ghi nhớ: "Mặc dù việc các cáo buộc đáng tin cậy cần được giải quyết một cách kịp thời và hiệu quả là hành động cần thiết, nhưng các nhân viên của Bộ [Tư pháp] cũng cần phải thận trọng một cách hợp lý và tuân thủ cam kết tuyệt đối của Bộ về tính công bằng, trung lập và không thiên vị đảng phái".
Hạn chót để giải quyết các tranh cãi về bầu cử của các tiểu bang là ngày 8/12. Trong khoảng thời gian này, các tiểu bang có thể tiến hành kiểm đếm lại phiếu bầu và giải quyết tranh chấp về bầu cử tại tòa án. Kết quả chung cuộc sẽ được chốt sau cuộc họp ngày 14/12 của các đại cử tri đoàn.
Thông thường, chính sách của Bộ Tư pháp Mỹ là "không tiến hành các cuộc điều tra công khai, bao gồm việc đặt câu hỏi dành cho cá nhân cử tri, trước khi các hành vi gian lận ảnh hưởng đến kết quả bầu cử được xác nhận".
Tuy nhiên, trong bản ghi nhớ ngày 9/11, ông Barr lập luận rằng ảnh hưởng của những hành vi gian lận đối với kết quả bầu cử có thể vô tình được giảm thiểu khi cuộc bỏ phiếu kết thúc, và trong một số trường hợp, các cuộc điều tra không thể bị trì hoãn đến khi kết quả bầu cử được xác nhận.
AP dẫn lời một quan chức giấu tên trong Bộ Tư pháp khẳng định quyết định của ông Barr không phải do ông Trump hay bất cứ ai trong Nhà Trắng hoặc các nghị sĩ Mỹ yêu cầu.
Bộ trưởng Barr từng nhiều lần bị cáo buộc chính trị hóa Bộ Tư pháp Mỹ dưới thời Tổng thống Trump, theo AP. Hôm 9/11 vừa qua, ông Barr đã gặp gỡ lãnh đạo phe đa số Thượng viện Mitch McConnell của đảng Cộng hòa, người trong cùng ngày đã lên tiếng ủng hộ cuộc chiến của ông Trump. Ông Barr đã từ chối trả lời câu hỏi của phóng viên khi rời khỏi văn phòng của ông McConnell.
Các cựu tổng thống Mỹ chúc mừng Biden Cựu tổng thống Clinton tuyên bố "nền dân chủ đã chiến thắng", trong khi Obama cho biết ông "không thể tự hào hơn" sau khi Biden đắc cử. Ngay sau khi truyền thông Mỹ tuyên bố Joe Biden đã thắng Donald Trump và trở thành Tổng thống thứ 46 của nước này, cựu tổng thống Barack Obama, người Biden từng hỗ trợ trong...