Giám đốc công ty vàng bán thuốc nổ cho “vàng tặc” để có tiền trả nợ
Mỏ vàng của công ty làm ăn không sinh lời, giám đốc Phạm Phong lập mưu bán thuốc nổ cho chủ hầm vàng trái phép nhằm bù lại khoản lỗ của công ty.
Tin nhanh pháp luật, ngày 22/6, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, đơn vị vừa triêt pha hoan toan đương dây mua ban, vân chuyên trai phep vật liệu nổ với quy mô lơn, mà kẻ đứng đầu là một giám đốc công ty vàng trên địa bàn tỉnh.
Theo hồ sơ, Công ty TNHH Sơn Ha co môt mo khai thac vang đươc câp phep tai khu vưc xa Tiên Câm, huyện Tiên Phươc, tỉnh Quang Nam. Vài năm gân đây, mo vang của giám đốc Phạm Phong (SN 1952, trú phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) không lam không ra san phâm nên công ty rơi cảnh thua lô.
Cái khó ló cái khôn, vị giám đốc Phạm Phong chợt nhớ nhiêu đôi tương lam vang trai phep khac co nhu câu sư dung vật liệu nổ nhưng không co giây phep đê mua. Lơi dung minh co giây phep, ông Phong đa đưng ra tô chưc đương dây mua ban, phân phôi vật liệu nổ cho cac đôi tương lam vang trai phep.
Sau khi mua công ty Công nghiêp hoa chât mo Trung Trung Bô vơi gia re, Phong ban cho cac đôi tương lam vang trai phep gia cao hơn 3 đến 5 lân, qua đo thu nhâp bât chinh hang trăm triêu đông môi vu.
Xác định được đối tượng, Công an tỉnh Quảng Nam lập Ban chuyên án trong vòng 1 tháng trời đã thu thập đủ chứng cứ để tiến hành bắt giữ Phạm Phong và đồng bọn.
Vào chiêu 17/6, trinh bao vê cho thây Pham Phong vừa mua vơi khôi lương vật liệu nổ lơn tư công ty Công nghiêp hoa chât mo Trung Trung Bô (đong tai xa Hoa Khương, H. Hoa Vang, Đa Năng).
Khi hang đa lên xe, Phong tinh quái không đi theo ô tô chơ hang ma sư dung môt ô tô khac đi phia trươc dân đương, đông thơi thăm do hòng qua măt lưc lương chưc năng.
Video đang HOT
Sau đó, Phong thuê môt ô tô chơ 50 thung thuôc nô có trong lương 1.200 kg, 7.000 kip điên, 3.000 kip đôt va 1.500 m dây chay châm gưi tai nha ông Nguyên Văn Khư (SN 1971) và nhờ người này bao vê.
Phạm Phong (ảnh nhỏ) và số lượng vật liệu nổ mà vị giám đốc công ty vàng định bán lại cho các đối tượng đào vàng trái phép.
Cũng với thủ đoạn này, Phong yêu câu xe tiêp tuc chơ đên gưi tai nha ông Nguyên Hưu Hai (SN 1967) khoảng 75 thung thuôc nô cung loai có trong lương 1.800 kg va thuê ông nay giư hộ.
Đồng phạm với Phong là ba Nguyên Thi Thu (SN 1969) vao nha ông Hai mơ 16 thung thuôc nô (trong lương 384 kg) bo vao 16 bao mau vang, cung Phong chuyên lên giao cho Đoan Thi Bich Thuy (SN 1973).
Đông thơi, ba Thu tiêp tuc lây thêm 214 kg thuôc nô bo vao 6 bao mau vang rôi nhơ anh em ông Nguyên Văn Ngôn (SN 1953) – Nguyên Văn Vi (SN 1955) để cất giấu.
Đến khoảng 21h15 cung ngay, khi xe chơ vật liệu nổ của Pham Phong đên khu Vươn ươm 3B cua Cty TNHH MTV Đưc Uyên (xa Sông Tra, Huyện Hiêp Đưc, tỉnh Quang Nam) ban cho đôi tac, các trinh sát ập vào hiện trường bắt qua tang ông Pham Phong cung ba Nguyên Thi Thu vê hanh vi “Mua ban, vân chuyên trai phep vật liệu nổ”.
Tiếp tục mở rộng điều tra, công an tỉnh Quảng Nam tiếp tục bắt tạm giữ Nguyên Hưu Hai, Nguyên Văn Khư, Đoan Thi Bich Thuy. Tại hiện trường, trinh sát thu giư 2.964 kg thuôc nô, 7.000 kip điên, 3.000 kip đôt, 1.500m dây chay châm.
Nguyễn Anh
Theo_Người Đưa Tin
Thế chấp hàng hóa tồn kho: Rủi ro từ "niềm tin"
Vụ án Nguyễn Duy Xuyên lừa đảo chiếm đoạt gần 50 tỷ đồng của các ngân hàng dù không có gì đặc biệt, song vẫn là một trong những vụ việc điển hình về rủi ro thế chấp hàng hóa tồn kho, khi mà ngân hàng cho vay chủ yếu là bằng... "niềm tin"!
Ngân hàng đã gặp rủi ro khi quá "tin tưởng" khách hàng
So với những vụ án trước đó, hành vi của bị cáo Nguyễn Duy Xuyên (nguyên Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Quang Trung, kiêm Giám đốc Xí nghiệp Tổng hợp) không có gì đặc biệt, vẫn là lập khống các tài liệu để vay vốn ngân hàng. Nhưng ở góc độ khác, vụ án này lại là điển hình về việc nhận thế chấp hàng hóa tồn kho và những rủi ro phát sinh đối với ngân hàng khi quá "tin tưởng" khách hàng.
Thời điểm năm 2011, Nguyễn Duy Xuyên được Tổng giám đốc Công ty Cơ khí Quang Trung ủy quyền làm thủ tục vay vốn ngân hàng để phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh thép của Xí nghiệp Tổng hợp. Lợi dụng việc này, Xuyên lập hồ sơ mua bán hàng hóa khống để chiếm đoạt khoản tiền vay tại hai ngân hàng là gần 50 tỷ đồng. Được biết, tài sản đảm bảo cho các khoản vay là hàng hóa thép tồn kho luân chuyển và bằng tín chấp.
Cơ quan công tố cáo buộc Nguyễn Duy Xuyên cùng đồng phạm cố tình mua bán lòng vòng, không có hàng hóa để chiếm đoạt tiền nhà băng. Tuy nhiên, Xuyên lại khẳng định, việc mua bán hàng hóa là có thật. Bị cáo Nguyễn Duy Xuyên cho rằng, Xí nghiệp được phép sử dụng hàng hóa tồn kho để sản xuất, nên việc mua bán diễn ra thường xuyên. Cũng theo bị cáo, bản thân đang trong quá trình trả nợ thì bị cơ quan điều tra bắt giữ. Khi đó, với uy tín bản thân và danh nghĩa Công ty Cơ khí Quang Trung, nhiều ngân hàng chấp nhận cho vay mà không cần tài sản đảm bảo.
Về phía ngân hàng, tin tưởng vào các hợp đồng mua bán thép là có thật, nên đã xét duyệt giải ngân. Thực tế, Nguyễn Duy Xuyên và đồng phạm đã tạo dựng hàng loạt hồ sơ mua bán khống, để tiền vay ngân hàng "chảy" vào túi các cá nhân.
Theo kết quả điều tra, Nguyễn Duy Xuyên sử dụng hai công ty thân tín là CTCP Thép Hà Nội (do vợ Xuyên là Thân Thị Nhậm làm giám đốc) và Công ty TNHH Sản xuất xuất nhập khẩu thép Đông Á (do Nguyễn Văn Vương làm giám đốc) thực hiện hành vi phạm tội.
Cụ thể, Xí nghiệp Tổng hợp mua phôi thép của Công ty Đông Á, trong khi Công ty Đông Á mua phôi thép của Công ty Thép Hà Nội (đúng bằng số lượng thép mà Xí nghiệp Tổng hợp muốn mua). Kết quả điều tra xác định, từ tháng 4 đến tháng 12/2011, Xí nghiệp Tổng hợp vay tiền ngân hàng mua hơn 2.491 tấn phôi thép của Công ty Đông Á. Riêng ngày 18/4/2012, Xuyên ký hợp đồng bán hơn 511 tấn phôi thép, trị giá hơn 6 tỷ đồng. Như vậy, số lượng phôi thép còn tồn kho là hơn 1.980 tấn. Tuy nhiên, đến tháng 6/2012, số hàng bỗng dưng "bốc hơi". Điều này thể hiện rằng, hồ sơ mua bán mà Xuyên nộp cho ngân hàng là các hợp đồng khống.
Bị cáo Nguyễn Duy Xuyên đã đề nghị chuyển tiền giải ngân về tài khoản của bên bán là Công ty Đông Á. Sau đó, Công ty Đông Á ký các ủy nhiệm chi toàn bộ số tiền ngân hàng giải ngân vào tài khoản của Công ty Thép Hà Nội và đích đến cuối cùng là tài khoản của Xí nghiệp Tổng hợp. Bằng thủ đoạn này, Xuyên nghiễm nhiên chiếm đoạt tiền của ngân hàng.
Mặt khác, nguyên phó tổng giám đốc Công ty Cơ khí Quang Trung còn "móc nối" với kiểm toán viên lập báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán giả để thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền của nhà băng khác. Trong hồ sơ vay vốn thể hiện, nhằm bổ sung vốn lưu động nhập khẩu phôi thép, thép các loại, thiết bị vật tư máy móc phụ tùng sản xuất... Nguyễn Duy Xuyên tiếp tục dùng các hợp đồng khống về mua bán thép các loại trong nước để nộp cho ngân hàng. "Bổn cũ soạn lại", song một lần nữa, Xuyên vẫn được ngân hàng chấp thuận giải ngân.
Ngân hàng gặp rủi ro trong vụ án này là do đã cấp tín dụng dựa trên niềm tin với khách hàng truyền thống. Tuy nhiên, cơ quan điều tra đã chỉ ra rằng, một số cán bộ ngân hàng có dấu hiệu phạm tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng". Nhưng do thời hạn điều tra đã hết, nên cơ quan điều tra tách vấn đề này sang một vụ án khác.
Hà Linh
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Nổ lớn ở đảo Phú Quý: Tàng trữ thuốc đánh cá có phạm tội? "Tàng trữ thuốc nổ là hành vi rất nguy hiểm, có dấu hiệu của tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ" - Luật sư Soa nhận định. Như tin đã đưa thì một vụ nổ đã xảy ra vào lúc khoảng 20h, ngày 1/6, tại gia đình anh Nguyễn Văn Bé...