Giám đốc Công ty Thiên Sơn: Chúng tôi không có trách nhiệm giám sát việc sửa chữa
Bị cáo Đỗ Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Thiên Sơn, cho rằng việc giám sát sửa chữa hệ thống lọc nước RO số 2 là trách nhiệm của bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình chứ không phải của công ty này.
Bị cáo Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Thiên Sơn, tới phiên tòa ẢNH PHI HÙNG
Chiều 15.1, phiên tòa xét xử vụ án tai biến chạy thận khiến 9 người tử vong xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo.
Khai trước tòa, bị cáo Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Thiên Sơn, người trực tiếp ký hợp đồng với Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình về việc sửa chữa hệ thống lọc nước RO số 2, khẳng định Thiên Sơn ký hợp đồng để Công ty Trâm Anh của Bùi Mạnh Quốc thay Thiên Sơn thực hiện hợp đồng đã ký với Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình vì biết Quốc có đủ năng lực, trình độ làm việc này vì Quốc đã làm cho Thiên Sơn rất nhiều hợp đồng.
“Trước đây, Quốc là kỹ sư trưởng của Công ty Minh Hoàng làm cho Thiên Sơn rất nhiều. Sau này, Quốc thành lập Công ty Trâm Anh thì cũng ký với Thiên Sơn 4-5 hợp đồng. Từ khi làm việc với Quốc thì thấy Quốc rất chăm chỉ, chịu khó và rất giỏi”, bị cáo này khai.
Theo Giám đốc Công ty Trâm Anh, thì việc giám sát sữa chữa thuộc về chủ đầu tư là bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình chứ Thiên Sơn không có trách nhiệm giám sát. Hơn nữa, trong quá trình sửa chữa cho tới khi sự cố xảy ra, bị cáo Quốc không có bất cứ thông báo nào cho Thiên Sơn và cũng chưa thực hiện việc bàn giao theo hợp đồng đã ký giữa 2 bên nên Thiên Sơn không thể giám sát được.
“Khi nào có kết quả xét nghiệm nước thì Quốc mới bàn giao cho Thiên Sơn và Thiên Sơn mới bàn giao cho bệnh viện được. Thực tế Thiên Sơn chưa bàn giao bằng bất cứ hình thức nào cho bệnh viện mà bệnh viện đưa vào sử dụng thì không thể nói là Quốc làm sai”, bị cáo Tuấn khai.
Bị cáo Tuấn cũng cho biết, trong quá trình liên doanh, liên kết giữa Thiên Sơn và Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình trong việc thuê máy chận thận chưa từng có tình trạng việc chạy thận phải dừng lại toàn bộ do hệ thống lọc nước RO hư hỏng vì bệnh viện luôn có 1 hệ thống lọc nước để dự phòng khi hệ thống khác sửa chữa và chờ xét nghiệm mẫu nước.
Video đang HOT
“Thực tế là trước đó hệ thống lọc nước của bệnh viện đã phải thực hiện việc sửa chữa nhiều lần nhưng chưa bao giờ có trường hợp phải dừng việc chạy thận”, bị cáo này nói.
Theo cáo trạng, đại diện Viện kiểm sát cho rằng, bị cáo Đỗ Anh Tuấn đã thiếu trách nhiệm khi bỏ mặc Quốc tự mua hàng hóa, tự liên hệ với Trần Văn Sơn để thực hiện việc sửa chữa. Bên cạnh đó, bị cáo này cũng không nhắc nhở, cảnh báo bị cáo Quốc về việc đảm bảo chất lượng nguồn nước sau sửa chữa, không đưa hệ thống lọc nước RO số 2 vào vận hành khi chưa xét nghiệm nước.
Chỉ dùng hóa chất cấm để vệ sinh vỏ màng lọc
Được hỏi có ý kiến gì về truy tố của Viện kiểm sát trong cáo trạng cũng như lời khai của các bị cáo khác liên quan tới mình trong 2 ngày qua, bị cáo Bùi Mạnh Quốc, Giám đốc Công ty Trâm Anh gay gắt khẳng định, bản thân chưa bao giờ nói quá trình sửa chữa ngày 28.5, bị cáo dùng hóa chất cấm là HCL và HF sục rửa hệ thống RO mà chỉ tận dụng hóa chất thừa từ lần sục rửa cách đó 3 tháng để vệ sinh vỏ của màng lọc của hệ thống RO số 2.
“Khi đó bị cáo thay màng thấy bẩn quá mới dùng hóa chất để rửa lại”, bị cáo Quốc khai và cho biết, lượng hóa chất mà bị cáo này dùng để “vệ sinh vỏ màng lọc” là khoảng 4-5 lít trong khi sục rửa thì mỗi hệ thống lọc nước của bệnh viện phải mất khoảng 25 lít hóa chất.
Bị cáo này cũng khai, việc sử dụng hóa chất HCL và HF được bị cáo thực hiện cho việc sục rửa hệ thống lọc nước cho các đơn nguyên thận nhân tạo của các bệnh viện từ năm 2013 khi còn làm việc với tư cách là kỹ sư trưởng của Công ty Minh Hoàng.
“Ngay tối hôm trước, 27.5, bị cáo đang làm vệ sinh cho hệ thống lọc nước của Bệnh viện đa khoa Phủ Lý (Hà Nam) bằng hóa chất này và không hề có vấn đề gì”, bị cáo Quốc.
Nguyên Giám đốc Công ty Trâm Anh cũng cho biết, nắm rất rõ hệ thống lọc nước của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình và còn là người trực tiếp hướng dẫn các điều dưỡng về việc vận hành hệ thống.
Theo bị cáo, 2 hệ thống lọc nước RO số 1 và số 2 của bệnh viện có thể chạy song sóng đổ vào tank (bồn) ghi là RO số 1 và RO số 2, 2 tank có đường ống thông với nhau để khi một máy gặp sự cố thì dùng hệ thống kia.
Khi tòa hỏi có khuyến cáo bệnh viện sử dụng 1 hệ thống lọc nước để dự phòng trong trường hợp sửa chữa hay không bị Quốc khẳng định là có khuyến cáo từ khi bệnh viện này tiến hành nâng cấp hệ thống lọc nước RO số 1 để đáp ứng nhu cầu chạy thận.
Nguyên giám đốc Công ty Trâm Anh cũng khai trong qua trình thực hiện sửa chữa, không hề có nhân viên nào của bệnh viện giám sát. Do đó, bị cáo này cũng không thể lấy mẫu nước đi xét nghiệm dù biết đây là nội dung quan trọng phải thực hiện của hợp đồng vì không có người của bệnh viện làm chứng.
Khi tòa truy hỏi lý do, tại sao chưa lấy mẫu nước đi xét nghiệm mà không cảnh báo bệnh viện không được sử dụng và sáng ngày hôm sau, 29.5, khi tới bệnh viện thấy hệ thống lọc nước RO số 2 đã được bệnh viện chạy lại không ngăn cản, bị cáo Quốc thừa nhận đây là lỗi của mình, tuy nhiên, cho rằng, bị cáo chưa bàn giao hệ thống cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình vì chưa xét nghiệm và bản thân bị cáo cũng chỉ có trách nhiệm bàn giao cho Công ty Thiên Sơn chứ không phải bàn giao với bệnh viện.
Theo TNO
Thông tin bất ngờ vụ chạy thận làm 18 người thương vong ở Hoà Bình
Liên quan vụ việc 18 người thương vong sau chạy thận ở Hoà Bình vào năm 2017, Công an tỉnh Hoà Bình đã khởi tố bị can đối với Giám đốc công ty Thiên Sơn, đơn vị được ký hợp đồng sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 nhưng lại "bán cái" cho công ty khác.
Cụ thể, ngày 21.11, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Thiên Sơn để điều tra hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Vị giám đốc này bị áp dụng biện pháp cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú.
Theo những lần kết luận điều tra trước đây, Công an tỉnh Hoà Bình có quan điểm Giám đốc Công ty Thiên Sơn không phải chịu trách nhiệm hình sự. Đỗ Anh Tuấn được xác định đã thuê lại Công ty Trâm Anh để thực hiện việc sữa chửa đã ký hợp đồng với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình.
Theo cáo trạng, ngày 28.5.2017, Bùi Mạnh Quốc, Giám đốc Công ty Trâm Anh được thuê sửa chữa hệ thống lọc nước RO dùng để chạy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình nhưng để tồn tại axit trong hệ thống. Trần Văn Sơn (nhân viên Phòng Vật tư, thiết bị y tế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình) không kiểm tra việc Quốc sửa chữa, không lấy mẫu xét nghiệm mẫu nước nhưng vẫn thông báo cho điều dưỡng về việc hệ thống có thể sử dụng bình thường.
Bác sĩ Hoàng Công Lương (đầu tiên, từ trái sang) được chuyển sang tội "Vô ý làm chết người".
Ngày 29.5.2017, bị cáo Hoàng Công Lương - bác sĩ được giao phụ trách đơn nguyên thận nhân tạo - đã không kiểm tra, không báo cáo kết quả sửa chữa cho cấp trên, đồng thời ra y lệnh chạy thận cho 18 bệnh nhân. 8 người trong số này đã tử vong do hóa chất trong nước cao gấp 260 lần mức cho phép.
VKSND TP.Hòa Bình đề nghị HĐXX tuyên Hoàng Công Lương 30-36 tháng tù treo tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Trần Văn Sơn 4-5 năm tù. Riêng Bùi Mạnh Quốc bị đề nghị mức án 5-6 năm tù tội Vô ý làm chết người.
Vụ án được đưa ra xét xử, các luật sư cho rằng vụ án có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm khi không khởi tố lãnh đạo bệnh viện và giám đốc Công ty Thiên Sơn. Nhiều luật sư cũng cho rằng có dấu hiệu oan sai khi bác sĩ Lương bị khởi tố tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", bác sĩ Lương chỉ thực hiện nhiệm vụ cứu người không phải chịu trách nhiệm liên quan đến thiết bị vật tư.
Nguyên giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình Trương Quý Dương cũng bị khởi tố liên quan đến vụ chạy thận 9 người chết. Ảnh: Zing.vn
Tòa đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Viện kiểm sát tỉnh Hòa Bình cũng có 2 lần trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
Đến nay, cơ quan điều tra đã đổi tội danh của bác sĩ Hoàng Công Lương sang tội "Vô ý làm chết người".
Cơ quan điều tra cũng đã khởi tố thêm các ông: Hoàng Đình Khiếu - Phó giám đốc kiêm Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Trần Văn Thắng - nguyên Trưởng phòng Vật tư và ông Trương Quý Dương - nguyên Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Theo Danviet
Xét xử vụ chạy thận tử vong: Nguyên giám đốc bệnh viện khai gì? Sáng nay (22/5), HĐXX đã công bố lời khai của ông Trương Quý Dương - nguyên Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Theo đó, ông Dương khai có biết việc bị cáo Hoàng Công Lương được phân công phụ trách đơn nguyên thận nhân tạo; không biết Công ty Thiên Sơn bán lại hợp đồng cho Công ty Trâm Anh và...