Giám đốc công ty máy tính treo cổ tự vẫn nghi do thiếu nợ?
Khoảng 10 giờ sáng 16-5, vợ của ông NQL (36 tuổi) – chủ công ty máy tính Lâm Phát (tại số 1043 Phan Văn Trị, phường 10, quận Gò Vấp, TP.HCM), gọi điện thoại nhưng không thấy ông bắt máy. Bà nhờ người cháu là anh ĐTV từ lầu một lên lầu hai tìm cậu ruột là ông NQL thì phát hiện ông L treo cổ tự vẫn ở cầu thang lầu hai và đã tử vong.
Sự việc được báo cho công an quận Gò Vấp điều tra, xử lý, tuy nhiên gia đình xin không giải phẫu tử thi.
Hiện trường tự vẫn
Ông L. để lại thư tuyệt mệnh, trong thư ông viết có mượn 300 triệu đồng rồi cuối cùng mất nhà mà vẫn còn nợ trên một tỉ đồng. Ông bị chủ nợ ép viết lại nhiều giấy nợ, tiền gốc, tiền lãi lên đến bốn tỉ đồng… Cuộc sống của gia đình ông sống trong sợ hãy.
Theo thông tin mà Pháp luật TP.HCM có được, trước đó đêm 14-5, ông L. bị một chủ nợ tên Tr. đi cùng vợ đến đòi nợ và ra điều kiện đúng 8 giờ sáng ngày 15-5 đến lấy tiền, nếu không có sẽ làm hại hai đứa con anh L. (trước đó cũng từng hăm dọa giết vợ chồng anh L.). Sau đó, ông L. cùng vợ đưa con đi dấu. Đến chiều ngày 15-5 thì ông L. về công ty. Tối hôm đó ông L. có nhờ cháu đi mua mấy lon bia về uống và sau đó xảy ra sự vụ. Theo một nguồn tin thì ông L. có thiếu nợ nhiều người…
Video đang HOT
Vụ việc đang được các cơ quan chức năng làm rõ.
DUY TÍNH
Theo_PLO
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại, giả danh công an
Đến nay, PC50 đã khám phá thành công 4 vụ án, với 24 đối tượng có hành vi gọi điện, sử dụng công nghệ cao để lừa đảo trên 7 tỷ đồng.
Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã phát hiện, khám phá nhiều vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua điện thoại. Với các thủ đoạn tinh vi, các đối tượng đã khiến không ít người mất tiền oan, do nhẹ dạ cả tin.
Công an Hà Nội đã phá được một số vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng cách gọi điện thoại giả danh là lực lượng công an (Ảnh minh họa)
Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC50), Công an Hà Nội đã phá được một số vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng cách gọi điện thoại giả danh là lực lượng công an.
Điển hình là vụ do đối tượng A Béo (người Trung Quốc) cầm đầu, đã câu kết với một số đối tượng là người Việt Nam gọi điện yêu cầu các chủ doanh nghiệp phải chuyển tiền vào tài khoản của cơ quan Công an để tiến hành xác minh, điều tra làm rõ xem số tiền này có hợp pháp không.
Các đối tượng lừa đảo dùng kỹ thuật công nghệ cao lập ra các số điện thoại "ma", nhưng có mã giả danh cơ quan Công an. Để lập ra các tài khoản nhằm mục đích lừa đảo, những đối tượng thường chi từ 1 -2 triệu đồng để mua danh tính của người dân đứng tên mở tài khoản thật tại các ngân hàng.
Thiếu tá Nguyễn Ngọc Anh, Đội trưởng Đội 5, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm công nghệ cao (PC50), Công an thành phố Hà Nội cho biết, các đối tượng thường gọi điện và nói cần kiểm tra số điện thoại này thì có thể vào 1080 hay mạng intenet. Nhiều người sau khi kiểm tra đã vội tin và thực hiện bước tiếp theo của các đối tượng lừa đảo. Theo đó, người dân nên hết sức cảnh giác nếu không vô tình sẽ tiếp tay cho loại tội phạm này.
Đến nay, PC50 đã khám phá thành công 4 vụ án, với 24 đối tượng có hành vi gọi điện, sử dụng công nghệ cao để lừa đảo với số tiền lên tới trên 7 tỷ đồng.
Ngoài ra, một cách lừa đảo khác khá phổ biến là các đối tượng nhắn tin, hay gọi điện trực tiếp cho các thuê bao lừa khách hàng trúng thưởng với một khoản tiền lớn, qua đợt khuyến mại của các tập đoàn viễn thông. Sau đó, các đối tượng lừa đảo đề nghị chuyển tiền (chỉ bằng một phần nhỏ so với tổng giá trị giải thưởng) vào một tài khoản với lý do để đơn vị viễn thông xác nhận, hoặc chi phí để công ty mang tiền đến tận nhà trả trực tiếp...
Có trường hợp đối tượng gọi điện thoại trực tiếp nhận là người quen, họ hàng xa lâu không gặp. Sau đó nói rằng có thông tin mật báo hôm nay chơi Loto với số X nào đó sẽ trúng thưởng và bao giờ cũng kèm câu nhớ chia đôi. Nếu người nào cả tin sẽ đánh con số đó, trúng thì buộc phải chia đôi tiền, còn nếu trượt thì đối tượng không liên lạc trở lại nữa. Với trò này một ngày đối tượng lừa đảo gọi tới cả trăm người và chắc chắn trong số đó sẽ có người trúng thưởng.
Gần đây, các đối tượng lừa đảo còn bung ra một thủ đoạn mới đó là gọi điện thoại cho các thuê bao dọa chưa thanh toán tiền cước phí, nếu không chuyển tiền vào tài khoản trong vòng 2 tiếng sẽ cắt dịch vụ, thậm chí sẽ bị khởi kiện ra tòa.
Ông Phạm Xuân Thắng - Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ khách hàng VNPT Hà Nội cho biết, VNPT không bao giờ có dịch vụ gọi điện yêu cầu thanh toán cước phí theo hình thức như vậy. Các đối tượng gọi điện nhằm chiếm đoạt tiền qua mạng cước phí điện thoại rất cao, hoặc lấy tiền trực tiếp nếu khách hàng chuyển tiền vào tài khoản.
"Khi gặp trường hợp như vậy đề nghị khách hàng không cung cấp thông tin cá nhân vì có thể bị kẻ xấu đánh cắp. Khách hàng nên báo ngay cho cơ quan chức năng hoặc gọi hỗ trợ qua số máy 0480126", ông Phạm Xuân Thắng khuyến cáo.
Phát triển các loại dịch vụ, thương mại trên hệ thống viễn thông, mạng xã hội là xu hướng tất yếu của kinh tế thị trường, nhưng đó cũng là điều kiện thuận lợi để đối tượng xấu lợi dụng, lừa đảo. Tinh thần cảnh giác của mỗi người dân sẽ góp phần cùng các cơ quan chức năng hạn chế, ngăn chặn được hành vi lừa đảo trên mạng viễn thông./.
Mạnh Phương
Theo_VOV
Vụ đột kích sòng bạc cực lớn ở Sài Gòn: Tạm giữ hình sự 10 nghi can Liên quan đến vụ triệt phá tổ hợp cờ bạc cực lớn tại khu đất trống trong hẻm 348, đường Phan Văn Trị (phường 13, quận Bình Thạnh, TPHCM) do Nguyễn Hoàng Kiệt (tức "Cu đĩ", 43 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) cầm đầu. Hiện công an đã tạm giữ hình sự 10 nghi can. Các nghi can bị tạm giữ để điều...