Giám đốc chạy Grab… mưu sinh trong mùa dịch
Dịch bệnh Covid-19 kéo dài đã khiến nhiều người phải chuyển nghề mưu sinh, cầm cự. Họ làm đủ nghề để duy trì cuộc sống, thậm chí có người mới đây còn làm giám đốc, nay chấp nhận chạy Grab kiếm thêm thu nhập.
22h đêm, anh Nguyễn Văn Cường (quê Thái Bình) vẫn cố nhận thêm một chuyến khách đặt xe Grab từ khu đô thị Thanh Hà đến Cầu Giấy rồi mới về nhà.
“Dịch bệnh khó khăn chung, công ty dừng hoạt động, không có nguồn thu nên tôi đành chấp nhận mưu sinh bằng nghề tay trái này. Nếu dịch tiếp tục kéo dài thêm, chắc chắn công ty tôi phá sản”, anh Cường tâm sự.
Anh Cường là giám đốc một công ty tư nhân cung cấp, lắp đặt thiết bị giám sát, camera, mạng internet… với khoảng gần chục lao động.
Người lao động vất vả mưu sinh để vượt qua đại dịch
Thời điểm đông khách, có nhiều đơn hàng, anh mượn thêm lao động thời vụ. Doanh thu mỗi tháng giai đoạn không có dịch của công ty dao động từ 100 – 200 triệu đồng, đủ chi phí trả lương cho nhân viên.
Video đang HOT
Từ khi có dịch Covid-19, khó khăn bủa vây khiến công ty của anh Cường phải đóng cửa.
“Nhân viên ký hợp đồng tôi vẫn trả mức lương cơ bản nhưng cũng chỉ được tháng đầu, sau đó cũng phải chia sẻ thật với anh em để họ thông cảm. Mọi người hiểu, chia sẻ khó khăn nên cũng chấp thuận nghỉ việc không lương”.
Anh Cường có chiếc ô tô hàng ngày phục vụ công việc, chở hàng, đưa vợ con mỗi lần về quê… Thời gian nghỉ dịch, anh “trưng dụng” làm nghề tay trái: chạy Grab để thêm thắt đồng ra đồng vào.
“Xác định chạy để có thêm thu nhập, vượt qua dịch bệnh nên tôi không xác định phải kiếm được bao nhiêu tiền mỗi ngày. Tuy nhiên, nó cũng giúp vợ chồng tôi đỡ đi rất nhiều khó khăn. Ban đầu, vợ còn lo tôi giữ thể diện vì dù gì cũng đang là “giám đốc”. Nhưng tôi nghĩ, công việc chân chính thì không có nghề gì là xấu cả. Mình cầm cự để tồn tại vượt qua dịch bệnh, đến khi ổn định sẽ nỗ lực hơn, cũng sẽ có thành quả”, anh Cường tin tưởng.
Nhiều bạn bè của anh Cường – những giám đốc của các công ty tư nhân quy mô nhỏ hầu hết đều ở tình trạng tương tự. Thời gian nghỉ việc kéo dài, “lương khô” của các công ty đã dần cạn kiệt.
Vợ đi buôn rau chợ đầu mối, chồng chạy xe ôm
Những người có phương tiện (ô tô) như anh Cường chuyển nghề chạy Grab, dù sao cũng có thu nhập cao hơn so với một số người mất việc.
Dịch vụ Grab, ship hàng trong những ngày Hà Nội “bán mang về” nở rộ chưa từng thấy
Chị Nguyễn Thị Hoa (quê Hải Dương) là công nhân một công ty ở quận Cầu Giấy. Từ đầu mùa dịch, chị gửi con về quê nhờ ông bà chăm giúp. Ở lại thành phố, vợ chồng chị tần tảo chuyển nghề mưu sinh.
“Tôi tranh thủ từ tờ mờ sáng về các vùng cung cấp rau củ ven đô như Mê Linh, Đông Anh… để mua về giao cho quầy bán lẻ dưới chân các tòa chung cư… Công việc vất vả, tôi túc tắc mỗi ngày kiếm được 100 – 200 ngàn đồng, phần nào chi trả cho các chi phí thuê nhà, điện nước…”.
Chồng chị Hoa, anh Nguyễn Khắc Bẩy là công nhân phu hồ theo mùa vụ. Thời gian gần đây, anh Bẩy mua bộ quần áo đồng phục của hãng Grab, xách xe máy ra chân ngã tư Xuân Thủy – Diễn để đón khách.
“Anh nhà em bảo, cứ mặc “đồng phục” như thế, khách nào nhờ chở thì chở, bao nhiêu tiền thì theo quãng đường. Điện thoại “cục gạch” không cài đặt được ứng dụng Grab, với mình “làm tất ăn cả”, được bao nhiêu thì được”, chị Hoa chia sẻ.
Những trường hợp “xoay nghề” như vợ chồng chị Hoa rất phổ biến tại Hà Nội trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Do Hà Nội thực hiện chủ trương giãn cách xã hội, không tụ tập đông người, nghề duy nhất mà nhiều người chọn, đó là… chạy Grab, ship đồ thuê.
Anh Nguyễn Văn An (26 tuổi, quê Hà Nam) tốt nghiệp đại học hơn 2 năm, đang là nhân viên thử việc một công ty tư nhân. Công ty đóng cửa, không có chế độ được nhận lương cơ bản, An tự mình xoay xở.
“Em đến “đầu quân” cho một công ty giao hàng, không có lương mà chỉ hưởng phần trăm theo đơn. Em phải cam kết với họ bằng giấy tờ tùy thân để không lấy hàng của khách. Buổi trưa và chiều, giờ cao điểm, em nhận ship hàng cho một quán ăn bán mang về. Việc gì có thu nhập em làm hết”.
Với người chạy Grab, ship hàng thì vất vả nhất đó là cao điểm nắng nóng.
“Những hôm nắng nóng cao điểm, chạy xe máy ngoài đường nhựa nhiệt độ có khi lên tới hơn 40 độ. Mồ hôi chưa kịp tứa ra đã bốc hơi, nhòe hết cả kính đeo mắt tránh bụi. Em trùm khẩu trang kín mít như ninja, mặc 3 lần áo, vừa để thấm mồ hôi, che nắng”, An chia sẻ.
Chưa mở thêm 4 tuyến xe buýt từ trung tâm Hà Nội đến sân bay Nội Bài
Bộ GTVT vừa có công văn phản hồi UBND TP Hà Nội về đề xuất mở thêm 4 tuyến xe buýt từ trung tâm TP Hà Nội đến Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Theo Bộ GTVT, hiện đã có 6 tuyến xe buýt được kết nối từ TP Hà Nội đến Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và đang là cảng hàng không có nhiều tuyến xe buýt kết nối nhất trong cả nước. Trên cơ sở đề xuất của UBND TP Hà Nội vào đầu tháng 5/2021, UBND TP Hà Nội, Bộ GTVT đã yêu cầu các đơn vị chức năng rà soát, đánh giá thực trạng hạ tầng khu vực sân đỗ, vị trí đón, trả khách, giao thông kết nối tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài để đáp ứng đề xuất tiếp tục mở mới thêm 4 tuyến xe buýt (ngoài 6 tuyến đang thực hiện) đảm bảo phù hợp tổ chức giao thông, an ninh, an toàn và các phương tiện khác của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.Tuy nhiên, theo báo cáo của các đơn vị, thực trạng hiện nay với 6 tuyến xe buýt đang thực hiện và các phương tiện khác tại khu vực cảng, việc mở thêm 4 tuyến xe buýt là chưa phù hợp. Vì vậy, Bộ GTVT đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo chưa thực hiện mở mới 4 tuyến kết nối trực tiếp với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Để tăng cường sự phối hợp quản lý, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, đồng thời tạo thuận lợi cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt phát triển, Bộ GTVT đề nghị UBND TP Hà Nội tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ của 6 tuyến xe buýt đang hoạt động có kết nối trực tiếp với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Khi điều kiện hạ tầng và tổ chức giao thông khu vực Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cho phép, Bộ GTVT sẽ khuyến khích việc mở mới tuyến xe buýt sử dụng phương tiện chạy bằng năng lượng sạch và có hướng tuyến không trùng với 6 tuyến hiện đang hoạt động để kết nối với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Trước đó, UBND TP Hà Nội đã đề nghị Bộ GTVT xem xét, cho phép mở thêm 4 tuyến xe buýt kết nối với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài từ các điểm: Khu đô thị Ocean Park, Bến xe Nước Ngầm, Khu đô thị Spendora, Khu đô thị Thanh Hà.
Hà Nội: Bắt giữ nhóm cướp manh động ở khu đô thị Thanh Hà Hai đối tượng vờ hỏi đường rồi cướp giật điện thoại di động của nam shipper đang đứng chờ trả hàng ở khu đô thị Thanh Hà (Thanh Oai, Hà Nội). Phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố Hà Nội vừa phối hợp với Công an huyện Thanh Oai bắt giữ nhóm đối tượng thực hiện vụ cướp giật tài...