Giám đốc CDC Mỹ cảnh báo virus SARS-CoV-2 nguy cơ tiếp tục đột biến
Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) Rochelle Walensky cảnh báo về nguy cơ SARS-CoV-2 sẽ tiếp tục đột biến dẫn tới sự xuất hiện của biến chủng có thể kháng vắc xin.
Người đứng đầu CDC Mỹ Rochelle Walensky (Ảnh Getty).
“Các vắc xin hiện nay có hiệu quả tốt trong việc bảo vệ chúng ta không bị rơi vào tình trạng nghiêm trọng hoặc tử vong do Covid-19, nhưng mối lo ngại lớn ở đây là viễn cảnh biến chủng kế tiếp – có thể chỉ còn cách vài chủng nữa – sẽ có thể kháng vắc xin”, bà Walensky cảnh báo trong một cuộc họp báo ngày 27/7.
Bà nhấn mạnh rằng, “ngay lúc này, may mắn là chúng ta chưa chạm mặt với kịch bản trên” vì các vắc xin vẫn đang hoạt động hiệu quả.
Video đang HOT
Hiện thời, số ca Covid-19 tại Mỹ và trên toàn cầu đang gia tăng mạnh, chủ yếu do biến chủng nguy hiểm Delta lây lan tới nhóm người chưa được tiêm chủng. Ví dụ, ngày 26/6, số ca bệnh mới trung bình trong 7 ngày ở Mỹ là 11.887, tuy nhiên tới ngày 26/7, con số này đã tăng gần gấp 5, lên mốc 56.635.
CDC hôm 27/7 cho biết, những người mắc chủng Delta dù đã tiêm chủng hay chưa cũng đều có tải lượng virus lớn hơn so với những biến chủng khác. Điều đó có nghĩa là, người đã tiêm chủng rồi vẫn có thể lây virus cho những người khác.
Các virus đều thay đổi theo thời gian khi chúng nhân lên bên trong vật chủ bị nhiễm. Vì vậy, có rất nhiều phiên bản đột biến của SARS-CoV-2 vẫn đang sản sinh nhờ những thay đổi nhỏ ở bộ gene. Virus càng lây cho nhiều người, thì cơ hội để nó đột biến thành chủng mới và nguy hiểm càng cao.
Hiện chưa có biến chủng nào đáng lo ngại hơn Delta, biến thể lần đầu xuất hiện ở Ấn Độ. Delta dễ lây lan hơn và có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn so với các chủng trước. Dù vậy, một phiên bản đột biến của Delta là Delta Plus đã bắt đầu xuất hiện và bị dự đoán có thể còn lây nhiễm dễ hơn cả Delta. Ngoài ra, các chuyên gia cảnh báo rằng, có khả năng 2 biến chủng riêng biệt, ví dụ như Delta và Alpha, có thể kết hợp các đột biến để sinh ra một chủng dễ lây lan và nguy hiểm hơn.
"Quái vật" Delta gây tải lượng virus cao gấp 1.000 lần chủng ban đầu
Biến chủng Delta được xem là một trong những mầm bệnh truyền nhiễm lây lan dữ dội nhất trong lịch sử, khi một nghiên cứu gần đây chỉ ra nó gây ra tải lượng virus gấp 1.000 lần chủng ban đầu.
Chủng Delta nguy hiểm đang gây ra làn sóng lây nhiễm mới trên toàn cầu (Ảnh minh họa: Reuters).
CNBC ngày 22/7 dẫn phát biểu của giám đốc trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) Rochelle Walensky cho biết, biến chủng Delta là một trong những mầm bệnh truyền nhiễm dễ lây lan nhất mà các nhà khoa học từng biết đến.
Một nghiên cứu mới được công bố gần đây do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) thực hiện chỉ ra rằng, Delta có khả năng lây lan mạnh mẽ, phần lớn vì người mắc chủng này có thể mang tải lượng virus trong đường hô hấp cao gấp 1.000 lần những người mắc chủng SARS-CoV-2 chưa đột biến. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy, Delta có thể tự tạo ra bản sao nhanh hơn và thời gian ủ bệnh ngắn hơn so với các chủng trước đó.
"Biến chủng Delta rất nguy hiểm và dễ lây lan hơn rất nhiều so với các chủng trước đó. Đây là một trong những mầm bệnh truyền nhiễm dễ lây nhất mà chúng tôi từng biết và cá nhân tôi từng chứng kiến trong sự nghiệp 20 năm qua", bà Walensky nhấn mạnh.
Delta, chủng lần đầu được phát hiện ở Ấn Độ hồi năm ngoái, sở hữu "đột biến kép" là L452R và E484Q. Cả 2 đột biến này đều xảy ra ở phần quan trọng của virus, cho phép nó xâm nhập và tấn công tế bào cơ thể người.
Những đặc điểm trên lý giải cho nguyên nhân Delta đang gây bùng dịch mạnh mẽ trở lại trên khắp thế giới, trong đó có Mỹ. Chủng này hiện chiếm 83% trong số ca bệnh đã giải trình tự gen ở Mỹ, tăng mạnh so với con số 50% ghi nhận hôm 3/7.
Mỹ ghi nhận số ca bệnh trung bình 7 ngày tăng 53% so với tuần trước, số người nhập viện tăng 32% và số ca tử vong tăng 19% trong cùng kỳ so sánh.
Bà Walensky cho rằng, Delta vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại và "đang tìm người dễ tổn thương kế tiếp để lây lan".
Delta hiện đang bùng nổ ở các hạt Mỹ, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Ba bang Florida, Texas, Missouri với tỷ lệ tiêm chủng thấp đang chiếm 40% tổng số ca ghi nhận trên toàn quốc.
Tại các bệnh viện trên khắp nước Mỹ, 97% người nhập viện có triệu chứng mắc Covid-19 đều là người chưa tiêm chủng và 99,5% ca tử vong vì mầm bệnh cũng thuộc nhóm người chưa tiêm vắc xin.
Campuchia lo chạm "giới hạn đỏ" nếu 2 chủng virus nguy hiểm đột biến Campuchia quan ngại khi ngày càng phát hiện ra nhiều hơn các ca Covid-19 mắc chủng Delta và Alpha, đồng thời lo rằng 2 chủng này có thể đột biến thành chủng khác nguy hiểm hơn. Campuchia từng duy trì số ca Covid-19 ở mức thấp nhưng bùng dịch nghiêm trọng trở lại từ tháng 2 năm nay (Ảnh: Khmer Times). Khmer Times...