Giám đốc BV K đưa ra những dấu hiệu ung thư ở phụ nữ
Ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung và ung thư buồng trứng là 4 bệnh ung thư phụ khoa có tỷ lệ nữ giới mắc cao nhất. Hiện nay, chìa khóa vàng của bệnh là tầm soát ung thư.
Ảnh minh họa.
Dấu hiệu ung thư ở phụ nữ
GS Trần Văn Thuấn – Giám đốc Bệnh viện K trung ương cho biết mỗi năm nước ta có thêm gần 75.000 phụ nữ phải gánh chịu căn bệnh ung thư. Cũng như nam giới, các bệnh ung thư mà chị em thường mắc là ung thư đại trực tràng, phổi, dạ dày và gan.
Tuy nhiên, loại ung thư phổ biến và liên quan nhiều đến yếu tố giới tính chính là ung thư vú và ung thư phụ khoa (bao gồm cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, âm đạo và âm hộ). Chỉ tính riêng ung thư vú và phụ khoa đã chiếm tới trên 1/3 (34%) số ca mắc ung thư ở nữ.
Theo GS Thuấn, chị em có thể không nhận thấy các triệu chứng ung thư, hoặc có thể bỏ qua, cho rằng chúng ít nghiêm trọng.
Nhưng khi các triệu chứng dưới đây kéo dài hơn hai tuần, chúng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vú hoặc phụ khoa và chị em cần đến các cơ sở y tế uy tín để được khám, tư vấn và chẩn đoán:
- Đau hoặc đỏ vú, tụt núm vú, da vùng vú bị lồi lõm, co kéo bất thường.
- Chảy dịch vú, thay đổi màu sắc trên da của vú, một bên vú dày chắc hơn bên kia.
- Có hạch nách hoặc hố thượng đòn.
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường, thay đổi thói quen tiểu tiện.
Video đang HOT
- Xuất huyết hoặc chảy dịch âm đạo bất thường.
- Đau hoặc chảy máu sau khi quan hệ tình dục, đau vùng xương chậu.
Tầm soát là chìa khóa vàng
Trong các bệnh ung thư ở phụ nữ thì ung thư vú vẫn đứng đầu bảng số ca mắc và tử vong. Ước tính mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 14,1 triệu ca mới mắc ung thư, trong đó riêng bệnh ung thư vú chiếm tới 1,2 triệu ca. Ở nước ta, mỗi năm trên toàn quốc có khoảng 165.000 ca mới mắc và khoảng 115.000 trường hợp tử vong do ung thư, thì riêng ung thư vú chiếm khoảng 15.000 ca mới mắc và trên 6.000 trường hợp tử vong.
Tuy nhiên, bệnh ung thư vú hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu mỗi người có thói quen tự kiểm tra vú và đi khám sàng lọc ung thư vú. Các chị em nên tự khám vú sau kỳ kinh nguyệt khoảng 05 ngày, là lúc tuyến vú mềm và dễ cảm nhận nhất, tập cho mình thói quen khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư khi qua tuổi 40. Với những chị em có nguy cơ cao (trong gia đình có mẹ hoặc chị, em gái mắc ung thư vú, đột biến gen BRCA1/BRCA2, tuổi có kinh sớm, không sinh con,…), nên đi khám, tầm soát sớm hơn.
Khi phát hiện ra bệnh thì người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ điều trị, bên cạnh đó người bệnh phải chuẩn bị cho mình một tâm lý thật vững vàng, một chí ý mạnh mẽ và niềm tin vào ngày mai tươi sáng.
Đối với ung thư cổ tử cung, bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nên đi khám ung thư cổ tử cung trong ba năm kể từ lần sinh hoạt tình dục đầu tiên hay khi đến 21 tuổi. Sau đó, chị em nên hỏi bác sĩ thử nghiệm này phải được thực hiện bao nhiêu lần dựa trên độ tuổi và tiền sử sức khỏe của mình. Đa số phụ nữ đi thử nghiệm mỗi 1 đến 3 năm.
Khám phụ khoa được thực hiện để kiểm tra các căn bệnh trong âm đạo, cổ tử cung, tử cung và buồng trứng. Khám ung thư cổ tử cung là một xét nghiệm để kiểm tra các thay đổi trong cổ tử cung, có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư. Cũng có thể khám vú cùng lúc.
Hiện nay, việc tầm soát, phát hiện sớm ung thư trở nên dễ dàng và khả thi hơn. Ví dụ với ung thư vú đã có chụp nhũ ảnh (Mammography) và MRI, phiến đồ âm đạo ‘PAP test’ và HPV test cho ung thư cổ tử cung, FOB test và nội soi cho ung thư đại trực tràng, chụp CT liều thấp cho ung thư phổi…
Trên hết, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Các chị em nên tiêm vắc-xin phòng virus gây u nhú, ung thư cổ tử cung trong độ tuổi từ 9 – 26 (vắc xin phòng nhiễm HPV), vắc-xin phòng viêm gan B (HBV), tránh xa thuốc lá, hạn chế đồ uống có cồn, tập thể dục thường xuyên và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều rau quả, ngũ cốc, hạn chế đường, tinh bột, đồ chiên, xào, thực phẩm đóng hộp…
Theo infonet
Xu hướng gia tăng ung thư phụ khoa ở phụ nữ trẻ
Nhiều bệnh nhân nữ còn quá trẻ đã bị ung thư phụ khoa. Đặc biệt, có bệnh nhân chưa lập gia đình, chưa có con và chưa có quan hệ tình dục vẫn bị ung thư thân tử cung, cổ tử cung.
Nữ giới trong độ tuổi 9 - 26 nên chích ngừa HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung - Ảnh: shutterstock
Ung thư tử cung dưới tuổi 30
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại 1 - Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, cho biết vừa phẫu thuật cắt cổ tử cung bảo tồn sinh sản cho 2 bệnh nhân 29 và 30 tuổi. Một bệnh nhân phát hiện u tế bào gai xâm lấn khi đi tầm soát ở bệnh viện phụ sản. Một bệnh nhân cũng đi tầm soát sang thương 0,5 cm và sinh thiết ra kết quả ung thư tế bào gai. Cả hai trường hợp này đều mới lập gia đình và chưa có con. Vì vậy, bác sĩ phải vô cùng cẩn trọng, chọn phương pháp tối ưu, tư vấn rất kỹ cho bệnh nhân và gia đình để điều trị bảo tồn sinh sản.
"Căn bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phụ khoa, không chừa bất kỳ phụ nữ ở độ tuổi nào. Vì vậy, một lối sống lành mạnh, cân bằng là điều vô cùng cần thiết để giảm bớt nguy cơ"
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến (Trưởng khoa Ngoại 1 - Bệnh viện Ung bướu TP.HCM)
Đó vẫn chưa phải là trường hợp trẻ nhất bị ung thư phụ khoa mà các bác sĩ gặp phải. Bác sĩ Tiến cho biết gần đây Khoa Ngoại 1 - Bệnh viện Ung bướu TP.HCM tiếp nhận điều trị nhiều trường hợp bị ung thư phụ khoa còn rất trẻ, chưa lập gia đình, chưa có con, đặc biệt là ung thư thân tử cung và ung thư cổ tử cung. Có trường hợp ung thư thân tử cung mới 25 tuổi và ung thư cổ tử cung mới 19 tuổi (chưa quan hệ tình dục). Thậm chí, có trường hợp bệnh nhân mới 14 tuổi vừa có kỳ kinh nguyệt đầu tiên đã phát hiện có khối u cổ tử cung rất to, xâm lấn hoàn toàn cơ tử cung, bàng quang và xuống gần hết âm đạo trên 10 cm.
"Mặc dù chưa có số liệu báo cáo cụ thể nhưng ghi nhận thực tế qua khám chữa bệnh cho thấy có nhiều bệnh nhân nữ còn quá trẻ đã bị ung thư phụ khoa. Điều này làm ngạc nhiên cho các y bác sĩ làm công tác điều trị bệnh lý này", bác sĩ Tiến nhận định.
Theo bác sĩ Tiến, phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có thể bị ung thư phụ khoa, bao gồm ung thư cổ tử cung, thân tử cung, buồng trứng, âm hộ và âm đạo. Những năm gần đây, tỷ lệ mắc những căn bệnh này đang tăng lên ở phụ nữ dưới 30 tuổi. "Đây là tình trạng rất đáng lo ngại. Trước đây, bệnh ung thư phụ khoa thường xuất hiện ở tuổi trên 50 - 60", bác sĩ Tiến đánh giá.
Tiến triển nhanh, ác tính cao
"Ung thư phụ khoa (ung thư cổ tử cung, buồng trứng, nội mạc tử cung) ở phụ nữ trẻ tuổi có khuynh hướng tiến triển nhanh và ác tính cao hơn so với bệnh nhân lớn tuổi", bác sĩ Tiến cho biết.
Ở người trẻ, những áp lực tâm lý thường nặng nề hơn vì họ là trụ cột gia đình và có một tương lai còn rất dài phía trước. Việc suy sụp tâm lý cũng làm cho căn bệnh tiến triển nhanh hơn và giảm đi hiệu quả điều trị.
Vì vậy, theo bác sĩ Tiến, điều cực kỳ quan trọng là cần được chẩn đoán phát hiện sớm để điều trị hiệu quả. Đồng thời, một thách thức đặt ra cho các bác sĩ là cân nhắc đưa ra phác đồ điều trị ưu việt nhất để có thể bảo tồn khả năng sinh sản cho bệnh nhân trẻ.
Tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm có thể được cắt cổ tử cung tận gốc bảo tồn thân tử cung, tạo hình tử cung, giúp vẫn có thể duy trì khả năng sinh sản. Đối với các trường hợp bệnh nhân trẻ, đặc biệt là người chưa lập gia đình, nếu bị ung thư buồng trứng, phát hiện sớm, các bác sĩ có thể cố gắng phẫu thuật lấy được khối u nhưng vẫn bảo tồn tử cung và buồng trứng để có thể sinh con sau này.
"Căn bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phụ khoa, không chừa bất kỳ phụ nữ ở độ tuổi nào. Vì vậy, một lối sống lành mạnh, cân bằng là điều vô cùng cần thiết để giảm bớt nguy cơ. Bên cạnh đó, phụ nữ cần trang bị kiến thức về việc phòng ngừa, đi khám tầm soát định kỳ để phát hiện sớm bệnh, chích ngừa HPV, đi khám ngay khi có các triệu chứng báo động... Trong đó, ung thư cổ tử cung có thể phát hiện được ở giai đoạn sớm thông qua tầm soát và có tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao nếu được phát hiện sớm", bác sĩ Tiến khuyến cáo.
Các nguy cơ
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, hiện nay nhiều nghiên cứu khoa học đã tìm thấy nguyên nhân gây ra 70% trường hợp ung thư cổ tử cung (UTCTC) là từ vi rút HPV, nhưng khi nhiễm HPV thì chỉ dưới 10% bệnh nhân tiến triển thành ung thư sau 10 - 15 năm.
Ở bệnh nhân ung thư trẻ tuổi, y học vẫn chưa lý giải được nguyên nhân chính xác nhưng một số nghiên cứu cho thấy có mối liên quan về di truyền.
Một lý do được cho là liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ UTCTC ở phụ nữ trẻ là việc thay đổi thói quen tình dục của người trẻ. Cụ thể, hiện tại, phụ nữ có khuynh hướng quan hệ tình dục lần đầu trẻ hơn, tỷ lệ có nhiều bạn tình cũng cao hơn. Do đó, tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ trẻ là khá cao.
Các ước tính hiện tại cho thấy tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ từ 20 - 24 tuổi và từ 25 - 29 tuổi lần lượt là 59% và 50%. Nguy cơ UTCTC, buồng trứng cũng thường xảy ra ở phụ nữ có quan hệ tình dục trước tuổi 18 hoặc những người quan hệ với nhiều bạn tình, sẩy thai, nạo hút nhiều lần.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy yếu tố nguy cơ cho ung thư nội mạc tử cung (thân tử cung) và buồng trứng ở phụ nữ trẻ là do tăng tiết estrogen quá mức liên quan đến tình trạng béo phì và dậy thì sớm; bên cạnh các bệnh lý di truyền khác như hội chứng Lynch.
Mặt khác, nếu cơ thể sớm tiếp xúc với các tác nhân tiêu cực như môi trường ô nhiễm, rượu bia, thuốc lá, chất kích thích thì càng sớm thúc đẩy quá trình phát triển ung thư.
Theo Thanh niên
Xót xa những bé gái mặc đồng phục học sinh đã phải đến bệnh viện vì ung thư phụ khoa Theo BS Nguyễn Văn Tiến - trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, tuần vừa qua khoa Ngoại 1 đã tiếp nhận 5 bệnh nhân dưới 16 tuổi, trong đó có 2 bệnh nhân mới chỉ 11 - 12 tuổi đã bị ung thư phụ khoa. Đặc biệt, có những bệnh nhi nhập khoa ngoại 1 mà còn nguyên bộ đồ...