Giám đốc “biến mất” cùng khoản nợ chục tỉ, dân bao vây nhà máy
Hai tuần nay, hàng chục người dân cùng doanh nghiệp cung cấp sắn (mì) cho nhà máy cồn Đại Tân đã dùng xe tải chắn ngay cổng nhà máy, yêu cầu gặp ban lãnh đạo công ty giải quyết nợ nần.
Đại diện các chủ nợ cho biết, nhà máy cồn Đại Tân (thuộc Công ty CP Đồng Xanh, xã Đại Tân, Đại Lộc, Quảng Nam) đã nợ họ số tiền lên đến hơn 20 tỉ đồng, gồm tiền thu mua sắn, tiền nấu cơm cho công nhân, tiền bốc vác…
Bà Phạm Thị Ngọc Thanh (56 tuổi, trú số 8 Lê Hồng Phong, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum), đại diện cho 21 người đi đòi nợ, trình bày: Từ tháng 1/2012, người dân bắt đầu bán sắn cho nhà máy cồn Đại Tân. Lúc đó họ chỉ trả 1/3 số tiền. Lúc này đơn vị thu mua hàng của người dân và doanh nghiệp để cung cấp lại cho nhà máy là hai công ty Minh Ân và Tân Lộc Xanh.
Các chủ nợ đang trình bày sự việc với PV
Đến ngày 16/2/2012, Công ty CP Đồng Xanh nói hai đơn vị trên không có khả năng thanh toán nên lượng hàng đã mua chưa được thanh toán sẽ được Công ty Đồng Xanh trả nợ thay.
Sau khi kết công nợ nhiều lần, đến ngày 15/11, các doanh nghiệp và người dân đến gặp ban lãnh đạo Công ty Đồng Xanh để đòi nợ. Theo bà Thanh, lúc này Chủ tịch HĐQT của Công ty Đồng Xanh là ông Lưu Quang Thái hứa đến ngày 2/12 sẽ thanh toán cả tiền gốc lẫn lãi với số tiền khoảng trên 20 tỉ đồng.
Đến ngày 3/12, người dân kéo đến yêu cầu trả nợ nhưng không gặp được lãnh đạo công ty. Liên lạc qua điện thoại với lãnh đạo Công ty Đồng Xanh thì tất cả đều tắt máy.
Đến ngày 5/12, người dân đã làm đơn gửi đến các cấp lãnh đạo từ huyện Đại Lộc đến tỉnh Quảng Nam nhờ can thiệp. Trong khi chờ đợi giải quyết, người dân nhận được thông tin số hàng trong kho đã được chuyển đi một ít để trừ nợ cho một ngân hàng. Người dân liền dùng xe tải chắn ngang cổng nhà máy để “bảo vệ” số hàng còn lại trong kho, không cho nhà máy chuyển hàng ra ngoài.
Theo thông tin từ người dân, số hàng trong kho còn khoảng 1.500 tấn cồn tinh, trị giá khoảng 17 tỉ đồng, trên 1.200 tấn cồn thô trị giá khoảng 13 tỉ đồng. Họ phải giữ lại để giải quyết nợ nần với Công ty Đồng Xanh.
Video đang HOT
Cũng theo thông tin của người dân, hiện Công ty Đồng Xanh đã bán 3 kho mì (2 kho tại Kon Tum và 1 kho tại Gia Lai) tổng cộng 10.000 tấn, trị giá 47 tỉ đồng, cho Tập đoàn Thịnh Phát (đường Sư Vạn Hạnh, tỉnh Kon Tum) nhưng không trả cho dân đồng nào.
Bên cạnh nợ của các doanh nghiệp và người dân hàng chục tỉ đồng, Công ty Đồng Xanh còn nợ của công nhân bốc vác và người nấu cơm cho công nhân ăn hàng trăm triệu đồng.
Anh Trần Quốc Vũ (SN 1978, trú xã Đại Thắng, Đại Lộc, Quảng Nam), đại diện đội bốc vác gồm 50 anh em công nhân 3 xã Đại Thắng, Đại Chánh và Đại Thắng cho biết, từ năm 2008 đến nay, lãnh đạo hứa cứ làm đi rồi trả lương. Hiện công ty còn nợ tiền lương công nhân 453 triệu đồng.
Anh Mai Văn Chì (trú xã Đại Tân, Đại Lộc) trình bày: “Công ty nợ tôi 380 triệu tiền nấu ăn cho công nhân mấy tháng rồi không trả, tôi phải vay mượn nhiều nơi để trả tiền nguyên liệu và công nhân nấu ăn của mình. Tôi đã nhiều lần liên hệ nhưng không biết đến bao giờ công ty này mới trả cho tôi”.
Để nhìn nhận khách quan sự việc, PV Dân trí đã liên lạc với ban lãnh đạo Công ty CP Đồng Xanh để tìm hiểu thông tin nhưng điện thoại của tất cả các lãnh đạo đều tắt máy. Tại nhà máy chỉ có vài bảo vệ, họ cho biết không thể cung cấp thông tin gì về sự việc.
Các chủ nợ dùng xe chặn trước cổng nhà máy cồn để đòi nợ
Chiều 19/12, trao đổi với PV Dân trí, ông Đặng Hùng Trận, Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam), cho biết, sự việc liên quan đến nhà máy cồn của Công ty CP Đồng Xanh là có, huyện đang rất quan tâm tìm hiểu.
“Đã có một số người dân từ các tỉnh Kon Tum, Gia Lai đến tập trung tại nhà máy để đòi nợ. Trước sự việc, chúng tôi đã chỉ đạo công an huyện cắt cử lực lượng tại nhà máy để đảm bảo an toàn tài sản nhà máy và ổn định an ninh trật tự”, ông Trận cho biết.
Ông Trận khuyên người dân nên bình tĩnh, mọi việc sẽ có cơ quan chức năng giải quyết, không nên có hành động làm phức tạp thêm tình hình.
Còn theo Trưởng Công an huyện Đại Lộc – Trung tá Trần Văn Dũng – việc nợ nần của Công ty Đồng Xanh với các doanh nghiệp ông chỉ nghe người dân cung cấp. Hiện vấn đề công an quan tâm là tình hình an ninh trật tự ở khu vực này khi nhà máy tạm ngừng hoạt động, đang bị các chủ nợ bao vây. Công an đã cử người bảo vệ ở khu vực ngoài, đề phòng kẻ xấu hôi của, làm mất trật tự.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin diễn biến tới bạn đọc.
Nhà máy sản xuất cồn (Ethanol) Đại Tân (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) do Công ty CP Đồng Xanh làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng từ tháng 4/2007 trên diện tích 17 ha tại Khu công nghiệp Đại Tân (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) với tổng mức đầu tư hơn 900 tỷ đồng.
Nhà máy cồn Đại Tân của Công ty CP Đồng Xanh
Theo thiết kế, nhà máy Ethanol Đại Tân có công suất 100.000 tấn/năm sản phẩm cồn Ethanol chất lượng cao (tương đương 125 triệu lít/năm), sản phẩm phụ là CO2 hóa lỏng (công suất 20.000 tấn/năm) và phân vi sinh (40.000 tấn/năm). Nhà máy sản xuất được đánh giá có thiết kế và sử dụng 3 công nghệ tiên tiến, đầu tiên áp dụng tại Việt Nam, với sản phẩm cồn tuyệt đối 99,8% (tỷ lệ nước
Sau hơn 2 năm xây dựng, tháng 9/2009, mẻ Ethanol đầu tiên được sản xuất thử nghiệm và cồn Ethanol thương phẩm chính thức có mặt trên thị trường từ tháng 7/2010.
Theo Dantri
Tranh chấp Splendora: Chủ đầu tư từ chối giảm giá
Vấn đề cốt lõi trong tranh chấp siêu dự án Splendora là giá bán nhà đã được chủ đầu tư công ty An Khánh JVC khẳng định sẽ không giảm giá.
Khách hàng gây sức ép đòi gặp lãnh đạo công ty liên danh là Vinaconex để giải quyết vấn đề
Tranh cãi về giá bán nhà của chủ đầu tư là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng trong suốt hai tháng qua giữa chủ đầu tư và khách hàng. Theo đó khách hàng tố chủ đầu tư tăng giá bất thường từ 500 -1,3 tỷ đồng do biến động về tỷ giá và cách áp giá bán theo chỉ số CPI của chủ đầu tư.
Mặc khác, các khách hàng này cho rằng việc ghi giá bán đất trong hợp đồng thấp chỉ bằng 0,5%/tổng giá trị căn nhà trong khi tiền xây thô, hoàn thiện các căn nhà chiếm 95% giá trị đã khiến khách hàng nghi ngờ về chất lượng công trình.
Cách đây gần một tháng, trong văn bản trả lời khách hàng về yêu cầu dừng dừng thi công dự án để tính toán lại giá thành, chủ đầu tư dự án này chấp nhận phương án này.
Với động thái đồng ý với yêu cầu của khách hàng, chủ đầu tư được xem là "xuống nước" khi cam kết sẽ dừng không hoàn thiện các căn nhà liền kề, biệt thự của những khách hàng có yêu cầu kiến nghị và đã đóng tiền 2 đợt, đã ký hợp đồng mua bán với công ty, không có khiếu nại gì với công ty liên quan đến phần hoàn thiện bên trong căn nhà.
Xen giữa thời gian giữa chủ đầu tư và khách hàng lời qua tiếng lại về giá bán, vật liệu xây dựng là những cuộc tụ tập đông người treo băng rôn phản đối chủ của những khách hàng tại dự án này.
Bầu không khí trở nên căng thẳng khi khách hàng kéo tới cả hai công ty liên danh là Tổng công ty Vinaconex (đơn vị liên danh) và Posco. Chưa dừng ở đó, sau những đề nghị gặp được trực tiếp chủ đầu tư mà không được chấp nhận, khách hàng đã kéo tới gây náo loạn công trường đang thi công Bắc An Khánh.
Trước những động thái cứng rắn của khách hàng, trong văn bản trả lời mới nhất gửi tới khách hàng chủ đầu tư dự án này khẳng định: "Giá bán được xác lập trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, được quy định cố định trong suốt thời hạn của hợp đồng mua bán".
Theo Dantri
Phút sinh tử của các nạn nhân vụ nổ gas Vừa nghe lãnh đạo công ty thông báo chạy nhanh khỏi nhà máy, sau phút định thần, hàng trăm công nhân nháo nhác chen nhau thoát thân. Vừa đến cầu thang, một tiếng nổ đinh tai cũng lửa ngùn ngụt bốc lên. Kính vỡ loảng xoảng, bắn tứ tung khiến nhiều người gục tại chỗ. Chiều ngày 5/12, có mặt tại Bệnh viện...