Giám đốc ban Quản lý rừng phòng hộ gián tiếp gây cháy rừng
Vừa bán rừng keo, chủ rẫy thuê người đốt thực bì. Bất ngờ, ngọn lửa lan rộng, gây cháy hơn 32,2ha rừng.
Điều đáng nói, Giám đốc ban quản lý rừng phòng hộ huyện Đông Giang lại chính là người thuê người đốt thực bì gây ra vụ cháy. Vấn đề dư luận quan tâm là liệu ông này có bị khởi tố?
Giám đốc ban quản lý rừng kiêm chủ rẫy keo
Chiều 14/5, ông Đinh Viết Khánh, Hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện Đông Giang ( tỉnh Quảng Nam) cho biết, vừa có kết quả kiểm tra diện tích rừng bị thiệt hại và xác minh khối lượng lâm sản thiệt hại trong vụ cháy rừng vừa xảy ra trên địa bàn để gửi lên UBND tỉnh Quảng Nam.
Khu vực rừng bị cháy.
Theo đó, tổng diện tích rừng cháy là 32,2ha. Trong đó, diện tích phá, đốt 3,5ha, diện tích thiệt hại do cháy lan là 28,2ha. Do diện tích rừng thiệt hại lớn, địa hình phức tạp, hiện trường rừng bị cháy có nhiệt độ quá cao nên khó khăn cho công tác xác định khối lượng lâm sản thiệt hại.
Trong thời gian ngắn, đơn vị liên ngành quyết tâm phân bố lực lượng xác định lâm sản nhưng chỉ mới đo được một phần trong tổng diện tích. Trong đó, 221 cây đo đường kính từ 10 cm trở lên diện tích đất phá, đốt. 547 cây đo đường kính từ 10 cm trở lên trên diện tích cháy lan của 28,8 ha. Toàn bộ khu vực rừng bị phá, đốt cháy bao gồm: Chủ quản lý là UBND xã Mà Cooih, ban quản lý rừng phòng hộ huyện Đông Giang và hộ gia đình.
Video đang HOT
Lực lượng chức năng dập lửa.
Ông Khánh cho hay: “Hiện nay, lực lượng công chức của hạt Kiểm lâm huyện rất mỏng trong khi đó khu vực rừng thiệt hại lớn do đó không thể giải quyết dứt điểm công tác xác định lâm sản trong thời gian ngắn. Đề nghị cấp trên quan tâm tăng cường lực lượng cho hạt Kiểm lâm huyện để đảm bảo thực thi nhiệm vụ và hoàn thành sớm công việc”.
Theo báo cáo của chủ rừng là ban quản lý rừng phòng hộ huyện Đông Giang, diện tích rừng bị cháy nằm trong diện tích giao khoán đất trồng rừng theo quy Nghị định 01/CP ngày 4/1/1995 về giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước của nhóm hộ ông Phạm Ba, do công ty Nông lâm sản xuất khẩu Prao đứng tên tại hợp đồng 8/6/2001.
Trong khi đó, ông Vũ Phúc Thịnh, Giám đốc ban quản lý rừng phòng hộ huyện Đông Giang xác nhận, là thành viên trong nhóm khoán rừng tại khu vực có rừng phòng hộ bị cháy. Việc cháy rừng là do nhóm của ông thuê người dọn rừng, đốt thực bì gây ra. Nguồn gốc rừng này, năm 2001, ban quản lý rừng phòng hộ huyện Đông Giang giao cho nhóm 4 người trồng rừng khoảng 120 ha. Nhóm ông Thịnh trồng được khoảng 80ha. Năm đầu tiên có hợp đồng thi công, biên bản nghiệm thu, thanh toán tiền cho nhóm trồng rừng, đến 2010, bán chỉ được 40ha.
Sau đó, 2 thành viên xin rút, còn ông Thịnh và ông Ba tiếp tục trồng rừng hơn 50ha. Gần đây nhất, nhóm này bán hơn 30ha rẫy keo. Sau khi bán, nhóm ông Thịnh thuê người dọn, đốt thực bì khu vực rừng tại khoảnh 6,7 tiểu khu 160 ở xã Mà Cooih dẫn đến vụ cháy rừng và lan ra các khu lân cận.
Có bị khởi tố?
Trao đổi với PV tạp chí Đời Sống và Pháp Luật, Thiếu tướng Nguyễn Đức Dũng, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, cơ quan CSĐT tỉnh đang thu thập tài liệu, khám nghiệm hiện trường vụ cháy rừng này và xác định diện tích rừng bị cháy. Đồng thời, công an cũng đang kết hợp các cơ quan chức năng liên quan để đánh giá đây có phải là rừng phòng hộ hay rừng giao cho dân sản xuất, từ đó đưa ra hướng xử lý phù hợp.
Hiện, công an đã xác định được người gây ra vụ cháy và đang thu thập thêm tài liệu, củng cố hồ sơ. Trong trường hợp xác định có dấu hiệu vi phạm thì công an sẽ khởi tố vụ án theo quy định pháp luật.
Liên quan đến vụ việc, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho hay, để cháy 32,2ha rừng là vụ việc lớn, cần làm rõ. Ông đã yêu cầu sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo chi cục Kiểm lâm, hạt Kiểm lâm huyện Đông Giang phối hợp, Công an tỉnh, VKSND tỉnh và UBND huyện Đông Giang với các cơ quan chức năng tại địa phương tiếp tục kiểm tra, xác minh diện tích rừng, khối lượng lâm sản thiệt hại, khám nghiệm hiện trường, thu thập chứng cứ, khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ để khởi tố vụ án, điều tra xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ cháy và xử lý theo quy định của pháp luật.
“Cần xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định để tránh trường hợp tương tự xảy ra”, ông Thanh nói.
Luật sư Phạm Ngọc Hải, đoàn Luật sư TP.Đà Nẵng nhận định, đây là vụ cháy rừng phòng hộ với quy mô rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường rừng tại Quảng Nam. Cơ quan điều tra cần xác minh và làm rõ trước khi đốt thực bì, các đối tượng đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định hay chưa? Các đối tượng thực hiện hành vi với lỗi cố ý hay vô ý?
Trong trường hợp xác định có vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng với lỗi cố ý, kể cả trường hợp các đối tượng nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm, có thể gây cháy rừng, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra, thì có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các đối tượng về tội Hủy hoại rừng.
Người vi phạm có thể bị phạt tù từ 7 đến 15 năm và bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Trong trường hợp xác định có vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng với hình thức lỗi vô ý thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các đối tượng về tội Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy với mức phạt tù từ 2 đến 12 năm.
Luật sư Hải cho rằng, trong vụ việc này, các đối tượng được giao quản lý rừng thuộc khu vực rừng phòng hộ nhưng lại có dấu hiệu thực hiện chưa đúng các quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng, gây hậu quả nghiêm trọng. Trong đó, bản thân ông Vũ Phúc Thịnh là Giám đốc ban quản lý rừng phòng hộ huyện Đông Giang nên hơn ai hết, ông là người hiểu rất rõ các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.
Dù vậy, ông này lại thiếu trách nhiệm khi để xảy ra cháy rừng với nguyên nhân bắt nguồn từ việc đốt thực bì trên diện tích đất trồng rừng của mình. Cơ quan tiến hành tố tụng cần điều tra, làm rõ nếu có đủ căn cứ thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự các đối tượng liên quan và có hình phạt nghiêm khắc để răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.
Ông Hồ Quang Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang cho hay, vụ cháy rừng vừa xảy ra trên địa bàn là chuyện đáng buồn. Đơn vị đã có văn bản đề nghị hạt Kiểm lâm phối hợp các cơ quan chức năng điều tra, xác minh làm rõ người có liên quan đến vụ cháy rừng. Ngoài ra, do hiện nay, trời nắng nóng kéo dài nên đơn vị cũng đã đề nghị các xã họp với các thôn, yêu cầu người dân tạm dừng việc đốt rừng.
Nắng hạn, rừng ở MDrak-Đắk Lắk có nguy cơ cháy cao
Do nắng hạn kéo dài nhiều tháng liền khiến nhiều diện tích rừng ở đây đang ở mức báo động cực kỳ nguy hiểm.
Huyện MDrak, tỉnh Đắk Lắk có gần 63.000 ha rừng. Do nắng hạn kéo dài nhiều tháng liền khiến nhiều diện tích rừng ở đây đang ở mức báo động cực kỳ nguy hiểm. Ngành chức năng ở huyện MDrak cùng các chủ rừng đang tích cực triển khai phòng, chống cháy rừng.
Tổ chức dọn thực bì để cản lửa.
Thời điểm này, nhiều diện tích rừng tại các tiểu khu: 776, 781, 782, ....thuộc núi Vọng Phu ở huyện MDrak, tỉnh Đắk Lắk đã trải qua nhiều tháng nắng hạn, nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Ông Nguyễn Văn Nam, cán bộ Trạm kiểm lâm số 1 thuộc Hạt kiểm lâm rừng phòng hộ núi Vọng Phu cho biết: Trạm bảo vệ hơn 36.000 ha rừng tự nhiên, nhưng chỉ có 7 người nên thời kỳ cao điểm này ai cũng phải ứng trực, canh phòng cháy.
"Nguy cơ cấp báo hiện nay ở mức rất nguy hiểm, cấp 5 rồi. Chúng tôi bố trí 100% quân số, chia ra thành các tổ để ứng trực 24/24 phòng, chống cháy rừng. Để phòng chống hiệu quả anh em luôn mang theo bình chữa cháy CO2, can nước, dao rựa nếu thấy cháy thì tổ chức dập lửa ngay. Cả tháng nay sáng nào chúng tôi đi tuần các khu vực xung yếu có nguy cơ cháy rừng cao như: Buôn M'o, M'jam, buôn Cùi xã Ea Trang là những khu vực nhiều thông rễ cháy rừng để phòng cháy."
Nguy cơ cháy rừng cũng đang đe dọa nhiều diện tích rừng trồng. Theo ông Phan Văn Châu - Chủ tịch Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp MDrak, hiện đơn vị quản lý 25.000 ha rừng; trong đó 9.200 ha là rừng tự nhiên, khoảng 5.300 ha rừng trồng. Trong số trên 5.300 ha rừng trồng đều nằm sát với các khu dân cư nên rất dễ xảy ra nguy cơ cháy. Do vậy, công tác phòng chống cháy rừng của đơn vị đang được triển khai quyết liệt.
"Vùng tiểu khí hậu của MDrak thường kéo dài hơn so với các địa phương khác trong tỉnh là kéo dài từ đầu năm tới tháng 7 mới kết thúc mùa khô. Chúng tôi luôn rà soát, củng cố lại hệ thống đường băng cản lửa, lớp thực bì phát sinh được mang ra khỏi rừng để phòng chống cháy rừng. Bố trí 100% quân số ứng trực để xử lý nếu có cháy. Tuyên truyền đến người dân sống gần rừng luôn đề cao cảnh giác phòng chống cháy rừng".
Các chủ rừng ở huyện MDrak đang tích cực triển khai các biện pháp cấp bách PCCCR.
Ông Y Knak Byă - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Mdrak cho biết: Hiện vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cao nhất là khoảng 45.000 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Cư San, Ea Trang, Ea H'Mlây, khu vực giáp ranh với một số địa phương của hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Nắng nóng gay gắt khiến các thảm thực bì hay cành khô của cây rất dễ bắt lửa. Khi có cháy thì rất khó xử lý vì hầu hết sông suối, ao hồ hay các công trình thủy lợi tại khu vực này đều đã cạn trơ đáy. Lực lượng kiểm lâm đang tích cực phối hợp với các chủ rừng triển khai nhiều phương án phòng cháy chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ.
"Chúng tôi thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng phải thực hiện nghiệm công tác tuần tra kiểm soát PCCCR nhằm bảo vệ rừng trong cao điểm mùa khô. Cụ thể, hướng dẫn UBND các xã, chủ rừng xây hệ thống đường băng cản lửa, chòi gác; yêu cầu các chủ rừng huy động 100% quân số thực hiện ứng trực PCCCR. Lực lượng của Hạt kiểm lâm chúng tôi luôn luôn sẵn sàng chuẩn bị máy bơm áp suất lớn, nhiều bình phun CO2, vỉ dập lửa để tăng cường hỗ trợ các chủ rừng nếu có cháy xảy ra...".
Ca nô bốc cháy giữa lòng hồ thủy điện, cán bộ bảo vệ rừng tử nạn Trong lúc làm nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ rừng đầu nguồn sông Hương thuộc khu vực lòng hồ thủy điện Bình Điền (thị xã Hương Trà, tỉnh TT-Huế), chiếc cano công vụ bất ngờ bốc cháy khiến một cán bộ bảo vệ rừng tử vong tại chỗ. Ngày 25/4, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà và tỉnh TT-Huế tiếp tục...