Giám định tư pháp: Nhiều kẽ hở
Kết luận giám định trong vụ án hình sự có tính chất quyết định để cơ quan tố tụng xác định có hay không hành vi phạm tội, nặng hay nhẹ. Thế nhưng, ngay cả những người hoạt động trong cơ quan điều tra cũng kêu công tác giám định tư pháp (GĐTP ) đang có những kẽ hở, dễ dẫn đến gây oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm.
Tại phiên xét xử vụ cố ý làm trái xảy ra tại Vinashin vừa qua, kết quả giám định thiệt hại trong việc bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang đã gây nhiều tranh cãi.
Điều tra kéo dài do chậm giám định
Tính đến nay, tổng số giám định viên (GĐV) được bổ nhiệm và cấp thẻ là hơn 3.600 người trên nhiều lĩnh vực khác nhau (pháp y kỹ thuật hình sự pháp y tâm thần tài chính- kế toán văn hóa, xây dựng tài nguyên môi trường khoa học kỹ thuật…).
Ngoài 3 tổ chức GĐTP ở T.Ư (Viện Pháp y Quốc gia, Viện giám định pháp y tâm thần T.Ư, Viện Khoa học hình sự), cả nước có 44 trung tâm pháp y cấp tỉnh, 28 trung tâm giám định pháp y tâm thần trực thuộc sở y tế các tỉnh và 63 phòng kỹ thuật hình sự thuộc công an các tỉnh, thành.
Các cơ quan tố tụng vẫn đang sử dụng Bảng tỉ lệ tổn hại sức khỏe dùng trong giám định pháp y vận dụng quy định của Thông tư liên bộ số 12/TT-LB, ngày 26-7-1995 của liên Bộ Y tế, Bộ LĐTB&XH để đánh giá tổn hại sức khỏe trong giám định pháp y.
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, bảng tỉ lệ này đã không còn phù hợp. Chính phủ đã giao Bộ Y tế xây dựng, ban hành mới bảng tỉ lệ tổn hại sức khỏe trong năm 2010, nhưng đến nay chưa xong.
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo thực hiện đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động GĐTP” tại cuộc họp mới đây, hầu hết quy chuẩn chuyên môn dùng cho GĐTP của từng lĩnh vực chưa được các bộ, ngành ban hành hoặc hướng dẫn áp dụng các quy chuẩn phù hợp.
Đây là một trong những nguyên nhân chính làm nảy sinh tình trạng: Có nhiều kết luận giám định khác nhau về cùng một nội dung, thậm chí mâu thuẫn nhau do thiếu căn cứ khoa học thống nhất, gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng.
Tại cuộc họp góp ý xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật GĐTP hôm 5-9, đại tá Nguyễn Đức Hiển, Phó Cục trưởng CSĐT tội phạm về tham nhũng (Bộ Công an) cho biết: Do chưa có quy định về thời gian ra kết luận giám định nên có vụ làm 3 năm mới xong, thậm chí có vụ kéo dài 10 năm, gây ảnh hưởng đến tiến trình giải quyết vụ án. Phía cơ quan điều tra cứ phải chờ kết luận giám định mới ra được kết luận điều tra.
Đại tá Nguyễn Đức Hiển nêu dẫn chứng vụ điều tra sai phạm ở Cty Bia Sài Gòn, vụ Cty Xăng dầu Hàng không, vụ sai phạm quản lý đất đai tại Bình Dương.
Video đang HOT
Sau khi cơ quan điều tra trưng cầu GĐTP, ngoài thời gian chờ các bộ ngành cử GĐV (có thể kéo dài hàng tháng trời), lại tiếp tục phải chờ GĐV có muốn làm hay không.
“Có nhiều trường hợp cần GĐV tài chính, ngân hàng, xây dựng, một số người còn từ chối làm hoặc nếu làm thì họ cứ ỳ ra, không ra kết luận. Pháp luật chỉ cấm không kéo dài thời gian giám định, nhưng chưa có chế tài xử lý việc này, nên cơ quan điều tra cũng bó tay”- ông Hiển nói.
Một vụ án, 2 kết luận ngược nhau
Ông Nguyễn Thế Bình (Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng) cho rằng nhiều vụ án “đầu voi đuôi chuột” có nguyên nhân chính do kết quả giám định.
“Có những vụ đối tượng khai chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng, nhưng khi có kết quả giám định lại nói không thiệt hại, dẫn đến vụ án bị đình chỉ”.
Để tránh oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm, ông Bình đề nghị cần phải có cơ chế giải quyết cụ thể khi một vụ án có 2 kết luận giám định khác nhau.
Thực tế, nhiều vụ án đã có kết luận giám định trái ngược nhau về cùng một nội dung, gây lúng túng cho cơ quan tiến hành tố tụng.
“Vậy cơ quan nào đứng ra giải quyết và chịu trách nhiệm cuối cùng về 2 kết luận khác nhau? Sử dụng kết luận nào? Căn cứ nào để sử dụng kết luận đó?” – ông Bình đặt câu hỏi.
Cùng quan điểm, luật sư Nguyễn Huy Thiệp (Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng cần có quy định rõ nghĩa vụ của GĐV trong việc tham gia phiên tòa và tranh luận.
“Trong nhiều vụ án phức tạp, cần làm rõ bản chất vụ án, thì vai trò của GĐV tại tòa lại chỉ là văn bản im lặng đặt trên bàn chủ tọa. Khi có những khiếu nại về kết quả thì chẳng có ai đứng ra trả lời, bên công tố cũng chỉ vin vào đó để buộc tội”.
Luật sư Thiệp đề nghị, mặc dù có quy định về quyền được yêu cầu giải thích kết luận giám định của người yêu cầu giám định, nhưng phải có chế tài buộc buộc cơ quan được trưng cầu phải trả lời về kết luận giám định.
Theo TPO
"Anh Nhựt treo cổ là do ân hận"
Đó là kết luận của Cơ quan Điều tra Viện KSND Tối Cao về cái chết bất thường của anh Nguyễn Công Nhựt (nhân viên công ty TNHH Lốp Kumho VN) tại công an huyện Bến Cát - Bình Dương.
Ngày 29-8, nguồn tin từ Viện KSND tỉnh Bình Dương cho hay sau nhiều tháng điều tra, Cơ quan Điều tra Viện KSND Tối cao đã đưa ra kết luận về cái chết gây tranh cãi của anh Nguyễn Công Nhựt (Quản lý kho thành phẩm công ty TNHH Lốp Kumho VN) tại trụ sở Công an huyện Bến Cát - Bình Dương vào ngày 25-4-2011.
Theo Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao, anh Nhựt tự treo cổ chết là do ân hận và sợ bị tù tội
Theo đó, Cơ quan Điều tra Viện KSND Tối cao cho rằng anh Nhựt không bị tra tấn, anh chết là do tự treo cổ vì ân hận đã làm trái quy trình công ty dẫn đến sản phẩm lốp xe bị mất cắp và lo sợ bị tù tội.
Để xác định nguyên nhân anh Nhựt chết, Cơ quan Điều tra Viện KSND Tối cao đã quyết định trưng cầu Viện Pháp y Quân đội - Bộ Quốc phòng giám định lại hồ sơ khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.
Kết quả: Toàn bộ vùng đầu, ngực, bụng, hệ xương khớp không có tổn thương, không có dấu hiệu tác động của ngoại lực nguyên nhân anh Nhựt chết "là do dây thắt ngạt cơ giới do treo cổ".
Kết quả này thống nhất với kết quả giám định mà trước đó Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra (PC44) Công an tỉnh Bình Dương và Trung tâm Giám định y khoa pháp y thuộc Sở Y tế Bình Dương đưa ra.
Về thư được xem là thư tuyệt mệnh của anh Nhựt, Cơ quan Điều tra Viện KSND Tối cao cũng đã quyết định trưng cầu giám định lại tại Phòng giám định Kỹ thuật hình sự Bộ Quốc phòng.
Qua đối chiếu thư tuyệt mệnh với đơn tố giác tội phạm và các tài liệu khác có chữ viết, chữ ký của anh Nhựt, Phòng giám định Kỹ thuật hình sự Bộ Quốc phòng kết luận tất cả thư, tài liệu đều là do cùng một người viết, ký ra.
Kết quả này không khác với kết quả giám định trước đó của Phân Viện khoa học hình sự Bộ Công an.
Theo Phòng giám định Kỹ thuật hình sự Bộ Quốc phòng, hai chữ viết này là do cùng 1 người viết ra
Một trong những căn cứ để Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao cho rằng anh Nhựt tự tử vì ân hận và lo sợ là dựa vào thư tuyệt mệnh "gửi vợ".
Theo cơ quan điều tra, trong thư anh Nhựt đã kể, từ năm 2008 anh xuất rải rác khoảng 1.000 lốp xe Kumho.
Anh ân hận vì hàng ngày đã khai báo khống nên vô tình đã tiếp tay cho người khác vi phạm pháp luật và lo sợ phải ngồi tù từ 15-20 năm. Do đó anh nghĩ mình nên kết thúc cuộc đời sớm hơn...
Theo cơ quan điều tra, anh Nhựt được mời đến Công an Bến Cát để cung cấp lời khai liên quan đến đến vụ Công ty Kumho VN mất trộm lốp xe.
Anh Nhựt khai với công an là ngày 5-11-2007 đến cuối năm 2010 đã tự ý sử dụng máy tính văn phòng làm lệnh xuất khoảng 20-30 lần, số lượng khoảng 1.000 lốp xe trái với quy trình xuất hàng tại công ty (Công ty Kumho quy định không được xuất hàng tại máy tính văn phòng mà phải xuất hàng tại máy tính ở kho).
Ngoài ra, anh Nguyễn Công Nhựt có làm bản tự khai, đơn tố giác tội phạm tố cáo một số người đã trộm cắp lốp xe của công ty như Trần Văn Toàn, Trần Hữu Quang, Phạm Tiến Bắc, Bảy, Hoan...
Qua tố giác của anh Nhựt, công an đã bắt Bảy, Toàn, Quang và 26 bị can, thu hồi 408 lốp xe.
Các đối tượng bị bắt khai nhận, do khi xuất lốp xe, bộ phận quản lý kho thành phẩm (bộ phận anh Nhựt làm việc - PV) xuất dư số lượng lốp cho khách hàng lựa chọn.
Sau khi giao hàng, bộ phận này không làm thủ tục nhập lại kho số hàng dư mà để ở cửa kho nên các đối tượng móc nối với bảo vệ lấy trộm đưa ra ngoài bán lấy tiền chia nhau.
Do anh Nhựt chết nên công an không xác định được số lượng lốp anh Nhựt xuất dư không nhập lại kho là bao nhiêu.
Trước đó báo Người lao động đã có vệt bài liên quan đến cái chết của anh Nhựt. Vợ anh Nhựt tức chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền đã cung cấp cho báo băng ghi âm mình bị thiếu tá Nguyễn Thành Phú (phụ trách vụ điều tra mất trộm lốp xe Kumho) gạ tình, đề nghị đi khách sạn, bán đất chạy án cho chồng.
Sau đó băng ghi âm được báo chuyển đến Công an tỉnh Bình Dương, thiếu tá Phú đã bị giáng cấp, sau đó chuyển khỏi ngành.
Theo NLD
Bán xe SH có giấy tờ giả Ngày 27-7, Phòng CSĐT Tội phạm về trật tự và xã hội - Công an tỉnh Tiền Giang vẫn đang câu lưu Lương Xuân Thảo (ngụ phường 8, TP Mỹ Tho) để điều tra về hành vi bán xe máy nhãn hiệu SH bằng giấy chứng nhận đăng ký giả. Theo điều tra ban đầu, ông Thảo đã bán cho ông H.H.C (ngụ...