Giám định huyết thống cựu giám đốc ngân hàng bị đề nghị tử hình
VKSND Cấp cao đề nghị giám định độ tuổi, huyết thống người con của bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh – đang bị đề nghị án tử hình, để cân nhắc hình phạt.
Trong văn bản vừa chuyển qua TAND Cấp cao tại TP HCM, VKS cùng cấp đề nghị trưng cầu cơ quan chuyên môn giám định huyết thống giữa bị cáo Oanh (61 tuổi, nguyên giám đốc Agribank Bến Thành) và người con; giám định độ tuổi người con… Việc này nhằm làm rõ thời điểm phạm tội bà Oanh có hay không đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi – căn cứ không phải chịu hình phạt tử hình theo quy định của BLHS.
Trước đó, VKSND Cấp cao đã xác minh nhưng không thu thập được hồ sơ sinh của sản phụ Oanh vào thời điểm tháng 10/2005. Tài liệu đăng ký khai sinh của con bà Oanh tại UBND phường thì không đầy đủ. Từ đó, Viện cho rằng chưa đủ cơ sở vững chắc khẳng định người con của bà Oanh theo giấy khai sinh là con ruột, cần có cơ quan chuyên môn vào cuộc.
Hôm 5/4, bà Oanh bị TAND Cấp cao xử phúc thẩm sau hơn 4 năm nhận án chung thân về các tội Tham ô tài sản (2.600 lượng vàng), Nhận hối lộ và 12 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng nhưng sau đó bị VKS kháng nghị lên hình phạt tử hình.
Quá trình tranh luận, luật sư bào chữa cho bị cáo Oanh cung cấp cho tòa bản sao giấy khai sinh của con bà Oanh (sinh ngày 28/10/2005) và cho rằng thời điểm thân chủ phạm tội đang nuôi con dưới 3 tuổi.
Do phát sinh tình tiết mới nên kiểm sát viên đề nghị hoãn phiên tòa để xác minh. HĐXX phúc thẩm sau đó quyết định dừng, sẽ mở lại phiên tòa vào ngày 22/4.
Bà Oanh tại phiên tòa phúc thẩm hôm 5/4. Ảnh: Dương Trang.
Theo nội dung vụ án, năm 2008, bà Oanh được bổ nhiệm làm Giám đốc Agribank Bến Thành, sau đó kết hợp với em rể là Trương Thế Thanh (Trưởng phòng tín dụng) thực hiện hàng loạt sai phạm để chiếm đoạt tài sản của nhà băng. Cả hai dùng tên 8 người thân quen lập khống các hồ sơ vay tiền, vàng của ngân hàng.
Video đang HOT
Oanh đã duyệt cho vay tổng cộng 2.660 cây vàng (tương đương hơn 47 tỷ đồng, lúc xảy ra vụ án) của Agribank Bến Thành, rồi lấy 2.250 cây đi mua một căn nhà trên đường Trần Quang Khải ( quận 1). Nữ giám đốc dùng chính căn nhà này cho Agribank thuê làm phòng giao dịch với giá 5.800 USD mỗi tháng.
Đến hạn trả nợ vay, Oanh chỉ đạo Trương Thế Thanh lấy pháp nhân công ty của con rể và một số cá nhân, doanh nghiệp khác tiếp tục lập các hợp đồng khống vay tiền, vàng của Agribank Bến Thành nhằm đảo nợ nhưng cuối cùng không trả được. Tổng cộng, bà Oanh tham ô hơn 31 tỷ đồng.
Oanh còn ký duyệt cho em rể vay 13 tỷ đồng để đầu tư bất động sản mà không có tài sản bảo đảm. Do ông này chết nên VKSND Tối cao đình chỉ điều tra.
Ngoài ra, trong quá trình điều hành hoạt động của chi nhánh, dù biết các công ty của Lê Văn Tính (Giám đốc Công ty Kim Gia Thuận) không đủ điều kiện vay nợ, Oanh vẫn phê duyệt cho các pháp nhân này vay vàng (thực chất giải ngân tiền cho Tính vay) để hưởng chênh lệch gần 25 tỷ đồng từ việc quy đổi vàng ra tiền.
Cuối năm 2017, TAND TP HCM xử sơ thẩm, VKS đề nghị hình phạt tử hình đối với bà Oanh về 3 tội danh, song HĐXX tuyên án chung thân bởi cho rằng: phần lớn hậu quả của vụ án có khả năng thu hồi, căn nhà bị cáo dùng vàng của Agribank mua cùng nhiều bất động sản khác đã được đưa vào khắc phục hậu quả, gần 25 tỷ đồng nhận hối lộ cũng được bị cáo đưa vào để đảo nợ cho các khoản vay trước đó
Lê Văn Tính lĩnh án chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản ,16 năm tù về tội Đưa hối lộ , tổng hợp hình phạt là tù chung thân. 9 bị cáo còn lại bị tuyên phạt từ 3 năm tù (cho hưởng án treo) đến 26 năm tù.
Bà Oanh sau đó kháng cáo kêu oan, một số bị cáo khác có đơn xin giảm nhẹ hình phạt.
"Chạy 3 vòng" vẫn không thoát án tử
Bị tòa cấp sơ thẩm tuyên án tử hình về 2 tội giết người và cướp tài sản, Nguyễn Hồng Nhàn (SN 1990, ngụ xã Vĩnh Trạch, H.Thoại Sơn, An Giang) kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Do phát sinh tình tiết mới là giấy khai sinh thể hiện bị cáo khi gây án chưa đủ 18 tuổi nên tòa cấp phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm. Sau khi làm rõ, tòa cấp sơ thẩm xác định, Nhàn đủ 18 tuổi, nhưng tuyên phạt bị cáo án tù chung thân. Cho rằng án xử chưa nghiêm, tòa cấp phúc thẩm quyết định tăng hình phạt, tuyên tử hình bị cáo...
GIẾT TÀI XẾ TAXI RỒI ĐỂ LẠI... "TÍN HIỆU" (?!)
Nguyễn Hồng Nhàn là con trai út trong một gia đình có 14 người con ở xã Vĩnh Trạch. Do hoàn cảnh gia đình nghèo, sau khi học hết cấp 2, Nhàn rời quê lên TPHCM, xin vào làm công tại một quán hủ tiếu chay. Sau thời gian phụ việc, Nhàn về quê, rủ hai người bạn là Nguyễn Văn Thật (SN 1992) và Huỳnh Công Kha (SN 1993) đi làm chung. Bỏ tiền mua vé cho hai "chiến hữu" đi cùng xe tốc hành đến TPHCM, đến nơi thì quán hủ tiếu đóng cửa, ngưng hoạt động, Nhàn đưa hai đồng hương ra công viên ngủ tạm. Cả ba cùng đi tìm việc làm, nhưng không ai thuê nên phải sống lang thang.
Không chỗ ở, không công ăn việc làm, không một đồng dính túi, Nhàn nảy sinh ý đồ đen tối, rủ hai bạn "làm một mẻ" để kiếm tiền về quê. Nhàn bàn với Thật và Kha, cả ba sẽ đón taxi đến đoạn đường vắng rồi "xử" tài xế để cướp tài sản. Cụ thể, khi lên xe, Thật ngồi ghế cạnh tài xế, dùng dao khống chế, Nhàn kẹp cổ kéo tài xế về phía sau, còn Kha ngồi băng ghế sau để hỗ trợ và cảnh giới.
Khoảng 23 giờ ngày 1-9-2009, các đối tượng chuẩn bị 2 con dao, đón taxi Vinasun do anh Trần Phương Minh (SN 1969, ngụ P.An Lạc A, Q.Bình Tân, TPHCM) điều khiển, từ siêu thị Co.opmart Phú Lâm (Q6) đến Đường số 5 (P.Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân). Thấy đường vắng, Nhàn bảo tài xế dừng xe, rồi bất ngờ tấn công từ phía sau. Nhàn kẹp cổ để Thật đâm nạn nhân. Anh Minh chống cự, Nhàn dùng dao bồi thêm mấy nhát. Thấy tài xế không còn phản ứng, Nhàn lục lấy điện thoại di động Nokia 6300 cùng chiếc ví da, nhưng trong không có tiền nên gã vất lại trong xe.
Bị cáo Nguyễn Hồng Nhàn tại phiên tòa lưu động
Trên đường tẩu thoát, thấy quần jeans của mình dính máu, Nhàn liền cởi bỏ, trong túi quần có giấy CMND mang tên Nguyễn Hồng Nhàn. Nhờ giấy này mà cơ quan điều tra sớm phá án. Sáng hôm sau, cả ba đón xe ôm ra Bến xe Miền Tây, bán điện thoại của nạn nhân được 1,2 triệu đồng, mua vé xe về quê và chia nhau tiêu xài. Trong đó, Thật và Kha mỗi người được chia 100 ngàn đồng.
Về phần nạn nhân, sau khi bị tấn công, anh Minh bấm còi xe kêu cứu và được người dân đưa đi cấp cứu, nhưng đã tử vong trên đường đến bệnh viện. Hai tuần sau khi gây án, Thật và Kha bị bắt khẩn cấp, riêng Nhàn được gia đình đưa đến cơ quan công an đầu thú.
Ngày 28-9-2010, TAND TPHCM đưa ra xét xử lưu động vụ án trên tại đường Vành Đai Trong (P.Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân). Hội đồng xét xử (HĐXX) nhận định: Hành vi của các bị cáo là vô cùng nguy hiểm, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Trong đó, Nhàn là kẻ chủ mưu, đã tước đoạt sinh mạng của nạn nhân một cách dã man. Từ nhận định trên, HĐXX tuyên phạt Nhàn án tử hình về 2 tội giết người và cướp tài sản. Hai bị cáo Thật và Kha còn vị thành niên nên lãnh án 18 và 12 năm tù, cùng về 2 tội danh trên.
THOÁT Ở "PHÚT 89" RỒI LẠI NHẬN... ÁN TỬ (!)
Mẹ của Nhàn cho rằng con mình tên thật là Nguyễn Hồng Nhãn, sinh năm (SN) 1992 chứ không phải SN 1991. Người mẹ đau khổ trình bày: Nhàn là con út, lúc mới sinh tên trong giấy chứng sinh của Nhàn là Nguyễn Hồng Nhãn, SN 1992. Vợ chồng bà không đăng ký khai sinh cho con, mãi đến năm 2007, cha Nhàn mới đến UBND xã khai sinh trễ hạn. Lúc này, cha Nhàn không nhớ rõ năm sinh nên khai sai và thay đổi tên từ Nhãn sang Nhàn. Tuy nhiên, lời khai này không được HĐXX cấp sơ thẩm chấp nhận vì chưa đủ căn cứ.
Sau phiên xử sơ thẩm, Nhàn kháng cáo, xin giảm nhẹ hình phạt. Còn người mẹ đi khắp nơi để tìm bằng chứng chứng minh Nhàn SN 1992 để thoát án tử, vì thời điểm gây án chưa đủ 18 tuổi.
Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 18-2-2011, Nhàn thừa nhận hành vi phạm tội. Vấn đề nổi lên chính là ngày, tháng, năm sinh của bị cáo. Trước HĐXX phúc thẩm, người mẹ khăng khăng con mình SN 1992. Tại phiên xử, xuất hiện nhân chứng Phạm Thị Viết (người đỡ đẻ năm xưa). Nữ hộ sinh khai đã đỡ đẻ Nhàn vào năm 1992, có giấy chứng sinh hẳn hoi tên Nguyễn Hồng Nhãn. Sau đó, gia đình mới lên xã làm giấy khai sinh, do trước Nhàn là hai chị gái nên không thể nhầm lẫn. Phía mẹ bị cáo vẫn giữ lời khai như tại phiên tòa sơ thẩm.
Bị cáo Nhàn không đứng vững sau khi bị tòa phúc thẩm tuyên án tử hình
Giữ quyền công tố tại tòa, đại diện Viện KSND Tối cao tại TPHCM nhận định: Vụ án có tình tiết quan trọng chưa được làm rõ. Ngày 21-7-2007, gia đình Nhàn mới làm giấy khai sinh cho bị cáo SN 1991; trong khi giấy chứng sinh thể hiện bị cáo SN 1992. Nhân chứng Viết cũng khai bị cáo SN 1992. Đây là chứng cứ mới cần giám định, điều tra lại, do đó cần thiết phải hủy một phần bản án.
Xem xét các tài liệu, chứng cứ cũng như quan điểm của đại diện Viện KSND, HĐXX cấp phúc thẩm tuyên hủy một phần bản án liên quan đến hình phạt của Nhàn để điều tra, xét xử lại.
Xử sơ thẩm lần 2, TAND TPHCM xác định, bị cáo Nhàn SN 1991, thời điểm gây án đã thành niên. Tuy nhiên, HĐXX chỉ tuyên phạt Nhàn án tù chung thân, Thật 14 năm tù và Kha 9 năm tù, cùng về 2 tội giết người và cướp tài sản. Thật và Kha chấp nhận mức án. Riêng Nhàn tiếp tục kháng cáo xin được xem xét. Trong khi đó, Viện KSND TPHCM nhận định, mức án mà tòa cấp sơ thẩm tuyên chưa tương xứng với hành vi mà bị cáo Nhàn gây ra. Do đó, Viện Kiểm sát kháng nghị, đề nghị tòa cấp phúc thẩm tăng hình phạt.
Ngày 28-6-2012, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM mở phiên tòa phúc thẩm lần 2. HĐXX phúc thẩm xét thấy, Nhàn là kẻ chủ mưu, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, bị cáo đã tước đoạt sinh mạng của nạn nhân một cách dã man, quyết liệt. Do đó, HĐXX tuyên bác kháng cáo của bị cáo, chấp nhận kháng nghị của Viện KSND TPHCM, tăng án từ chung thân lên tử hình đối với Nhàn.
Tử hình kẻ đốt nhà khiến 5 người mất mạng Ngày 16/4, TAND TPHCM cấp cao tại TPHCM xử phúc thẩm, bác kháng cáo, tuyên y án tử hình đối với bị cáo Nguyễn Hữu Phước (sinh năm 1982, tại TPHCM) về tội giết người và hủy hoại tài sản. Theo nội dung vụ án, khoảng 3h ngày 21/1/2020, sau khi uống rượu bia, Phước về nhà trên đường Đỗ Xuân Hợp (phường...