Giám định chất lượng 11 tấn đường Trung Quốc
Ngày 21-1, Trung tá Nguyễn Xuân Quyến – Đội phó Đội 5 Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm (PCTP) về môi trường CATP Hà Nội cho biết, đơn vị đã gửi mẫu loại đường có tên khoa học Dextrose monohydrate, do Trung Quốc sản xuất đến cơ quan chuyên môn để giám định chất lượng sản phẩm.
Trước đó, ngày 18-1, qua kiểm tra tại cơ sở kinh doanh nguyên liệu và phụ gia thực phẩm, ở làng nghề Dương Liễu, (huyện Hoài Đức, Hà Nội), do bà Phí Thị Minh (SN 1954) làm chủ, lực lượng chức năng phát hiện trong kho cơ sở này có 460 bao đường nhãn hiệu Dextrose monohydrate, loại 25kg/bao do Trung Quốc sản xuất, không dán nhãn mác phụ theo quy định, không hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ (tổng trọng lượng 11,2 tấn). Lực lượng chức năng đã tạm giữ toàn bộ số đường trên để giám định thành phần. “Nếu không đảm bảo chất lượng, lô hàng sẽ bị tịch thu tiêu hủy, còn nếu đủ điều kiện lưu hành, hơn 11 tấn đường trên sẽ được phát mại do không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc” – Trung tá Nguyễn Xuân Quyến cho hay.
Theo ANTD
Video đang HOT
Chính thức cấm bán rượu quê không nhãn mác
Nghị định số 94 của Chính phủ yêu cầu tất cả các loại rượu đều phải có nhãn mác, có hiệu lực từ 1/1/2013.
Nghị định (NĐ) số 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công bán ra thị trường phải có giấy phép sản xuất, trên sản phẩm có dán nhãn.
Các đơn vị khi bán cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu phải đăng ký với UBND cấp xã nơi sản xuất.
Khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ, người nấu rượu cần xuất trình hợp đồng mua bán rượu với doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu cho các cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp bị kiểm tra.
Anh Duy Hưng, có cơ sở nấu rượu ở một làng sát Thổ Tang, vùng buôn bán sầm uất của tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết:
'Nghị định 94 gì đó tôi cũng không để ý đâu. Rượu nhà tôi đảm bảo chất lượng. Chủ yếu phục vụ những người quen trong làng... Giờ cấm thì chết!...', anh Hưng hồn nhiên cho biết.
Khi được hỏi về chất lượng an toàn thực phẩm, nhiều người đều khẳng định, rượu tuy không nhãn mác nhưng là mối quen vẫn nấu và đưa tận nơi, nên họ đảm bảo được chất lượng.
Số liệu thống kê đến giữa tháng 12/2012, tỷ lệ ngộ độc vì rượu ở nước ta chiếm khoảng 3,5%, số người tử vong do ngộ độc rượu chiếm tới 26% trên tổng số người tử vong.
Nghị định 94 ra đời là một chủ trương đúng đắn, kịp thời của Chính phủ, giúp thị trường rượu ngăn ngừa những hiểm họa khó lường từ rượu không đảm bảo chất lượng.
Tuy nhiên, đối với những hộ nấu rượu có quy mô nhỏ, hoặc những hộ thuộc vùng miền có truyền thống nấu rượu, cần sớm có hướng dẫn cụ thể.
Theo nguyện vọng của nhiều hộ nấu rượu, có thể thay vì cấm, buộc phải đăng ký nhãn mác... nên chăng các cơ quan chức năng chỉ cần tăng cường kiểm tra quy trình an toàn thực phẩm.
Kiểm nghiệm "thịt hổ khô" 2.000 đồng/gói Bao bì sản phẩm các gói "thịt hổ khô." (Ảnh: Sơn Bách/Vietnam ) Chỉ cần bỏ ra 2.000 đồng là có thể mua một gói "thịt hổ khô" với màu sắc hết sức bắt mắt tuy nhiên chất lượng và nguồn gốc thực của các sản phẩm này ra sao thì còn chờ sự kiểm định từ phía cơ quan chức năng. Chiều...