Giám định băng ghi âm tố kiểm sát viên ngụy tạo chứng cứ
Ngày 15-6, tin từ TAND tỉnh Bình Thuận cho biết tòa này đã nhận được kết quả giám định băng ghi âm trong vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản từ Viện Khoa học hình sự Bộ Công an.
Theo đó, Viện Khoa học hình sự kết luận: Không tìm thấy các dấu hiệu cắt dán, ghép nối nội dung trong mẫu cần giám định; nội dung ghi âm đã được giám định chuyển thành văn bản phù hợp với bản dịch do ông Huỳnh Minh Hướng tự dịch và không xác định được giọng nói của kiểm sát viên NTD do không có mẫu so sánh.
Theo hồ sơ, từ năm 2012 đến 2013, bà NTKO, vợ ông Hướng, đã giấu chồng tự tiện vay hơn 4 tỉ đồng của chín người tại huyện Tuy Phong (Bình Thuận) để cho vay lại nhằm kiếm lời. Do có một số người vay nhưng không trả nên bà O. bị vỡ nợ và chín chủ nợ khởi kiện bà O. ra TAND huyện Tuy Phong.
Video đang HOT
Tháng 5-2014, TAND huyện Tuy Phong đã nhiều lần lấy lời khai và bà O. đều khẳng định việc vay tiền là do bà tự ý và gia đình hoàn toàn không biết. Sau đó TAND huyện Tuy Phong đã lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Theo đó, bà O. phải có trách nhiệm trả toàn bộ số tiền trên cho chín chủ nợ và bà O. phải chịu án phí. Quyết định này đã có hiệu lực pháp luật và đang trong giai đoạn thi hành án thì bất ngờ ngày 5-8-2014, VKSND tỉnh Bình Thuận có giấy mời bà O. lên lấy lời khai. Cho rằng điều này là bất thường, ông Hướng đã yêu cầu vợ bí mật ghi âm lại buổi làm việc.
Một tuần sau, VKSND tỉnh Bình Thuận có kháng nghị giám đốc thẩm đối với các quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự của TAND huyện Tuy Phong. VKS cho rằng tại biên bản làm việc ngày 5-8-2014 bà O. khai “vay tiền rồi cho vay lại để hưởng tiền lãi nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt chung của gia đình”. Căn cứ lời khai này, VKS đã kháng nghị và Hội đồng Giám đốc thẩm TAND tỉnh Bình Thuận đã chấp nhận kháng nghị, hủy quyết định công nhận sự thỏa thuận của TAND huyện Tuy Phong. Tháng 3-2015, TAND huyện Tuy Phong mở phiên tòa sơ thẩm đưa ông Hướng vào tham gia tố tụng và buộc ông Hướng cùng vợ phải có trách nhiệm trả tiền cho chín chủ nợ.
Ông Hướng kháng cáo và yêu cầu giám định băng ghi âm để đối chiếu, xem xét giá trị pháp lý của biên bản lấy lời khai ngày 5-8-2014. Theo ông Hướng, nội dung hỏi, đáp trong băng ghi âm thể hiện bà O. không hề khai “vay tiền rồi cho vay lại để hưởng tiền lãi nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt chung của gia đình”. Thế nhưng trong biên bản lại ghi điều này nhằm đưa ông vào tham gia tố tụng để trả nợ trong khi ông không hề biết việc vợ làm.
Sau đó, tòa lập biên bản lấy lời khai và thu 15 triệu đồng tiền tạm ứng của ông Hướng cho chi phí giám định băng ghi âm. Tòa đã tổ chức buổi làm việc để cơ quan chức năng thu mẫu giọng nói của kiểm sát viên NTD để giám định nhưng ông D. vắng mặt. VKSND tỉnh Bình Thuận đã có công văn gửi TAND tỉnh khẳng định việc ông Hướng yêu cầu giám định băng ghi âm do bà O. tự ghi là không đủ căn cứ nên VKS không thể đáp ứng yêu cầu của đương sự được.
Không đồng tình, ông Hướng tiếp tục gửi đơn đến Ủy ban Kiểm tra và Ban Nội chính Tỉnh ủy Bình Thuận. Theo ông Hướng, việc VKSND tỉnh Bình Thuận không đáp ứng yêu cầu của tòa án tỉnh về phối hợp giải quyết vụ án là việc không bình thường, cố tình né tránh…
PHƯƠNG NAM
Theo_PLO
"Cỏ Mỹ" xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành phố
3 tháng gần đây, Viện Khoa học hình sự Bộ Công an liên tiếp nhận được từ công an nhiều tỉnh, thành phố, đề nghị giám định 9 vụ việc liên quan đến hành vi mua bán, sử dụng "cỏ Mỹ", loại chất kích thích có khả năng gây nghiện và ảo giác mạnh, thậm chí loạn thần, dẫn đến những hành vi gây hại cho bản thân và người khác.
"Cỏ Mỹ" được ngụy trang dưới nhiều hình thức
Theo đại diện Viện Khoa học hình sự, "cỏ Mỹ" không chỉ xuất hiện tại các thành phố lớn, mà đã lan về một số địa phương như Bình Định, Bình Thuận, Bến Tre, Đắc Lắc... Gần đây nhất, Công an tỉnh Đắc Lắc xử lý vụ Vũ Mạnh Phú (22 tuổi), trú tại thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M"gar đang bán "cỏ Mỹ" hiệu Bonzai cho Phạm Phú Nam (16 tuổi), cùng trú tại thị trấn Quảng Phú.
Cơ quan công an thu giữ tại chỗ 6 gói nilon chứa "cỏ Mỹ"; thu tại nơi ở của Phú thêm 11 gói "cỏ Mỹ" khác. Phú khai số "hàng" trên là "cần sa", được bán với giá 50.000 đồng/gói. Nhưng qua giám định, Viện Khoa học hình sự xác định trong mẫu thực vật khô Công an tỉnh Đắc Lắc gửi giám định có thành phần XLR-11, một hoạt chất gây nghiện nguy hiểm có trong "cỏ Mỹ" và nguy hiểm hơn cần sa.
Điều đáng lo ngại xung quanh hiện tượng này là "cỏ Mỹ" (chất XLR - 11) gây nghiện chưa nằm trong danh mục các chất ma túy. Cơ quan chức năng cần sớm bổ sung chất XLR-11 vào danh mục các chất ma túy làm căn cứ để cơ quan tố tụng các cấp xử lý triệt để việc mua bán loại chất gây nghiện nguy hiểm này, tương tự hành vi mua bán, tàng trữ, sử dụng chất ma túy.
Theo_An ninh thủ đô
Nhân chứng giúp 'chỉnh' bản cung, được không? Đó là tình huống pháp lý xảy ra tại phiên xử sơ thẩm của TAND TP.HCM trong vụ 31 cán bộ hải quan tiếp tay doanh nghiệp chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng tiền hoàn thuế giá trị gia tăng... Tại phiên tòa này, trong phần xét hỏi ngày 16-6 đã xuất hiện một tình huống pháp lý gây nhiều tranh cãi: Một...