Giảm diện tích dự án điện để bảo vệ rừng
Những ngày giữa tháng 11 này, hàng chục người dân tại địa bàn xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ, Bình Định) đã dựng lều, tụ tập đông người rồi thay phiên nhau canh giữ chiếc xe chở đoàn đi khảo sát rà phá bom mìn để triển khai Dự án Nhà máy Điện mặt trời Phù Mỹ.
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Nguyễn Văn Dũng – Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ (Bình Định), cho biết, khu vực người dân tụ tập, chặn giữ xe của đoàn khảo sát nằm ven đường DT639, đỉnh điểm có khoảng 70 – 80 người dân tham gia.
Theo đại diện các hộ dân, lý do mà họ phản đối là vì lo sợ dự án sẽ gây ô nhiễm môi trường, mất nhiều diện tích đất đai. Đặc biệt, người dân muốn bảo vệ khu rừng dương ven biển mà bao đời nay họ chung tay gìn giữ.
“Rừng dương có ý nghĩa rất quan trọng với cuộc sống của người dân, mất rừng thì sao che chắn được nạn gió, cát bay. Chúng tôi không quan tâm đến dự án, chúng tôi không muốn đặt dự án ở đây vì muốn giữ rừng dương, và cả lo ngại họ lợi dụng khai thác titan…” -bà L một người dân xã Mỹ Thắng nói.
Ông Văn Thành Long – Chủ tịch UBND xã Mỹ Thắng cho hay, khi các cấp cho chủ trương thực hiện dự án năng lượng điện mặt trời, chính quyền cấp xã đã triển khai từng bước đầy đủ xuống dân, tổ chức họp dân, triển khai chủ trương và thực hiện đầy đủ các bước tuyên truyền, thông báo. Tuy nhiên, khi đơn vị khảo sát, rà phá bom mìn của dự án xuống khảo sát thì người dân chặn không cho thực hiện. “Đa số người dân yêu cầu lãnh đạo xã phải ra cam kết không được cho triển khai xây dựng nhà máy điện mặt trời tại địa bàn xã” – ông Long thông tin.
Ông Nguyễn Văn Dũng – Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ cho biết, cơ quan chức năng của địa phương đã phối hợp chính quyền xã Mỹ Thắng vận động người dân trở về nhà, dừng tập trung phản đối dự án điện mặt trời. Chính quyền đã nhiều lần tuyên truyền rất cụ thể về dự án, thậm chí xuống tận các thôn để vận động, tuyên truyền và giải thích cho bà con hiểu…
Theo ông Dũng, xe bị chặn là xe dịch vụ được phía công ty thuê chở người đi định vị, xác định vị trí để rà phá bom mìn cho dự án. Nhưng người dân lại ngộ nhận, cho rằng triển khai dự án nên chặn xe lại.
Trước nỗi lo của người dân, dự án sẽ ảnh hưởng đến diện tích rừng dương phòng hộ ven biển, ông Dũng lý giải: “Đúng là dự án thuộc diện tích đất trồng rừng phòng hộ nhưng hiện trạng rừng trồng trên cát rất thưa thớt và đến nay, dự án vẫn chưa đụng chạm gì vào khu rừng này. Trong quy hoạch khảo sát ban đầu của dự án tổng diện tích là 380ha, sau đó huyện phối hợp cùng chính quyền, thôn trưởng và mỗi thôn cử 3 người dân uy tín đi xác định lại vị trí ảnh hưởng. Sau nhiều cuộc họp, chính quyền đã đồng ý giảm diện tích dự án 60ha để giữ lại khu rừng phòng hộ. Đến nay, dự án còn lại 320ha, đảm bảo diện tích rừng dương ít bị ảnh hưởng nhất và không ảnh hưởng đến cuộc sống bà con. Đây là khu đất được nhà nước giao, không có đất thuộc quyền sử dụng của người dân”.
Người dân xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ, Bình Định) dựng lều phản đối dự án điện mặt trời. ảnh Dũ Tuấn
Video đang HOT
Ông Dũng cho rằng, dự án xây dựng xong sẽ giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm động lực phát triển kinh tế gắn với du lịch theo quy hoạch chung của tỉnh với tuyến đường DT639. Ngoài ra, dự án sẽ góp phần giải quyết nguồn năng lượng sạch, nhà đầu tư có nghĩa vụ đóng góp thuế cho Nhà nước, nguồn thuế này sẽ giải quyết được nhiều vấn đề dân sinh, xây dựng cơ sở vật chất, thúc đẩy kinh tế huyện đi lên.
“Dự án sẽ không gây ô nhiễm đến môi trường, không có liên quan gì đến đất khai thác titan. Quan điểm của tôi trước sau như một, nếu làm gì ảnh hưởng tiêu cực đến dân thì chủ tịch huyện sẽ chịu trách nhiệm”- ông Dũng nói.
Theo Danviet
Giám đốc công ty đóng tàu 67 hư hỏng bất ngờ khóc giữa cuộc họp: Tan nát hết rồi!
Gần 2 năm trôi qua với hàng chục cuộc họp, thế nhưng khoản tiền đền bù, hỗ trợ 811 triệu đồng cho 5 ngư dân Bình Định có tàu 67 hư hỏng, đến nay phía Công ty TNHH Đại Nguyên Dương vẫn chưa chi trả.
Thiệt hại hơn 9 tỷ, ngư dân chỉ mong hỗ trợ 811 triệu
Chiều 28.9, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định tổ chức cuộc họp cuối cùng để giải quyết dứt điểm thiệt hại của 5 chủ tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 bị hư hỏng do Công ty TNHH Đại Nguyên Dương thi công.
Ngư dân Võ Tuân (xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ) cho biết, những vết hư hỏng trên con tàu đã khiến ông suýt mất mạng trong lúc lao động. Thực tế, tổng thiệt hại mà 5 ngư dân gánh chịu do tàu bị hỏng lên đến hơn 9 tỷ đồng.
"Thấy điều kiện doanh nghiệp gặp khó khăn, ngư dân chúng tôi cũng đã cảm thông chia sẻ, chấp nhận chịu thiệt hại, chỉ yêu cầu phía công ty bồi thường hơn 800 triệu đồng. Ngư dân đã nhân nhượng nhưng hết lần này đến lần khác, phía công ty vẫn cố tình trì hoãn là điều không thể chấp nhận", ông Tuân nói.
Ông Võ Tuân: "Ngư dân đã nhân nhượng nhưng hết lần này đến lần khác, phía công ty vẫn cố tình trì hoãn". Ảnh: Dũ Tuân.
Trong khi 5 chủ tàu mỏi mòn chờ nhận tiền hỗ trợ, đền bù thì phía Công ty TNHH Đại Nguyên Dương bất ngờ đòi ngư dân trả lại khoản tiền 650 triệu đồng mà công ty đã đưa trước đó. Tuy nhiên, điều này đã khiến ngư dân bác bỏ vì cho rằng công ty lật lọng.
"Số tiền này là khoản chi phí trước đây phía công ty hứa hỗ trợ cho ngư dân đi chuyến biển đầu tiên, rồi việc đi lại, ăn ở trong thời gian đóng tàu. Bây giờ, phía công ty đòi lại và nói chúng tôi nợ họ là không có cơ sở", ngư dân Mai Văn Chương, chủ tàu cá vỏ thép BĐ 99179 TS (trú xã Cát Khánh, huyện Phù Cát) phản ứng.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định, tàu vỏ thép của ông Võ Tuân trong quá trình sửa chữa, công ty để xảy ra chập điện làm cháy phần đầu máy dò cá. Tuy nhiên, đến nay công ty vẫn chưa thay máy dò cho tàu cá ông Tuân.
Lấy lý do 5 chủ tàu không hợp tác, phía Công ty TNHH Đại Nguyên Dương có văn bản gửi các cơ quan chức năng và ngân hàng xin lùi lại thời gian quyết toán tiền hỗ trợ đền bù cho 5 chủ tàu do chưa đạt được thỏa thuận, điều này khiến nhiều người bức xúc.
"Sau quá trình thương thảo, ngư dân đã nhân nhượng chịu thiệt nhưng công ty vẫn chưa chịu bồi thường thì quá vô lý. Quá nhiều cuộc họp bàn để giải quyết, chi phí xăng dầu của xe công vụ đi họp cũng tốn tiền triệu rồi, quá mất thời gian. Tôi đề nghị phía công ty phải đền bù cho người dân, nếu không thì phải ra tòa, không họp nữa", ông Hà Ngọc Tân - Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ (Bình Định) bức xúc.
Tàu vỏ thép hư hỏng được Công ty Đại Nguyên Dương đưa lên bờ sửa chữa (ảnh tư liệu). Ảnh Dũ Tuấn
Kết thúc họp, mọi chuyện giải quyết ở "pháp đình"?
Ông Nguyễn Xuân Nguyên - Giám đốc Công ty TNHH Đại Nguyên Dương đổ lỗi rằng: "5 con tàu đến với Công ty Đại Nguyên Dương không đúng người, đúng chủ mà qua môi giới. Đó là 2 chú cháu kế toán trưởng công ty họ đã đến quan hệ với tất cả các chủ tàu, rồi cho hứa như thế nào công ty không biết. Sau đó, họ về lừa cả công ty nên tất cả bây giờ tôi là người gánh hậu quả, thiệt hại lớn nhất đến lúc này thực sự công ty phá sản. Hiện nay, các đối tượng đó tôi đã trình bày hết cho Bộ Công an rồi".
Trước lời phân trần của vị giám đốc doanh nghiệp, ông Phan Trọng Hổ - Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định, ngắt lời: "Chúng tôi rất chia sẻ nhưng đó chỉ là chuyện nội bộ của công ty. Ông nên trả lời thẳng vào các vấn đề về việc Ngân hàng BIDV đề nghị trả lại tiền chênh lệch. Đối với bà con ngư dân, đề nghị công ty trả khoản kinh phí hỗ trợ, bồi thường theo thống nhất và trả lời về số tiền 650 triệu đồng mà công ty cho rằng ngư dân nợ công ty".
Ông Nguyễn Xuân Nguyên - Giám đốc Công ty TNHH Đại Nguyên Dương: Tôi đang gánh hậu quả. Ảnh: Dũ Tuấn.
"Thật sự tôi là giám đốc công ty nhưng không biết gì về việc công ty hứa cho tiền 500 triệu đồng này cả. Hiện nay, công ty có đối tượng thu số tiền 500 triệu đồng và tôi có xuất ra phiếu chi 150 triệu đồng nữa, tổng cộng là 650 triệu đồng. Tôi không còn gì nữa rồi, nó lừa công ty tôi giờ trắng tay, gia đình tan nát hết. Tôi bây giờ đang bị tim mạch, huyết áp...", đang nói ông Nguyên bất ngờ bật khóc tại cuộc họp khiến không khí trở nên căng thẳng. Một lần nữa, ông Hổ lại yêu cầu tạm dừng cuộc họp và trấn an ông Nguyên bình tĩnh, đừng quá xúc động gây ảnh hưởng sức khỏe.
Tại cuộc họp, đại diện Công ty TNHH Đại Nguyên Dương ký vào biên bản cam kết sẽ hỗ trợ thiệt hại cho 5 chủ tàu vỏ thép với số tiền 811 triệu đồng. Trong đó, ông Võ Tuân (225 triệu đồng), ông Nguyễn Văn Lý (136 triệu), ông Nguyễn Văn Mạnh (136 triệu), ông Nguyễn Văn Chương (176 triệu) và ông Trần Minh Vương (208 triệu), chi trả số tiền trên trước ngày 29.10.2018.
Công ty thống nhất sẽ hỗ trợ số tiền lãi suất 1% vay vốn ngân hàng thời gian tàu nằm bờ với số tiền: 1% x số tháng tàu nằm bờ sửa chữa x số tiền vay, sau khi ngân hàng tính toán cơ cấu lại nợ (ngày 29.10.2018). Đối với tiền quá hạn còn lại (6%) chờ ý kiến của Ngân hàng Nhà nước, hai bên sẽ thống nhất lại. Số tiền 650 triệu đồng giữa Công ty Đại Nguyên Dương và 5 chủ tàu chưa thống nhất.
Ngoài ra, Công ty đồng ý hỗ trợ đối với trường hợp tàu của ông Võ Tuân đầu do tàu bị hỏng với số tiền 150 triệu đồng (ngày 29.10.2018).
Ông Phan Trọng Hổ - Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định. Ảnh: Dũ Tuấn
Ông Phan Trọng Hổ - Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định yêu cầu Công ty TNHH Đại Nguyên Dương sớm thanh toán các khoản tiền bồi thường, hỗ trợ cho các chủ tàu vỏ thép bị hư hỏng dứt điểm như đã cam kết.
Riêng khoản tiền 650 triệu đồng do 2 bên không đạt được thỏa thuận, Sở Nông nghiệp sẽ báo cáo UBND tỉnh Bình Định xem xét, quyết định. Trường hợp không giải quyết được thì đưa ra tòa án xử lý.
Theo Danviet
Chủ tịch Bình Định yêu cầu giải quyết vụ phản đối DA điện mặt trời Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) khẳng định, dự án Nhà máy điện mặt trời mà người dân xã Mỹ Thắng chặn xe để phản đối, không gây ô nhiễm môi trường và không có việc lợi dụng để khai thác titan. Ngày 21.11, Dân Việt đã nhận được văn bản phản hồi do ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó...