Giảm đau lưng khi mang thai
Đau lưng là triệu chứng phổ biến khi mang thai do tử cung và bụng to lên chèn vào cột sống, các cơ cột sống vùng thắt lưng giãn ra quá mức hoặc do giãn khớp cột sống.
Trong suốt thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ tiết ra các hoóc-môn làm căng các dây cơ bụng và giảm hoạt động của các dây chằng ở vùng thắt lưng và xương chậu. Lưng của thai phụ phải gánh tất cả trọng lượng của em bé khiến cho lưng cong về phía trước. Càng về cuối thai kỳ, thai nhi càng phát triển, bụng thai phụ càng to và nặng hơn trong khi nửa người phía trên lại ngả về sau, dẫn đến lưng phải cong về phía trước nhiều hơn và ngày càng đau mỏi hơn.
Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu (Ảnh minh họa)
Phần lớn thai phụ có biểu hiện đau lưng ở những tháng cuối thai kỳ, nhưng cũng có một số thai phụ cảm thấy đau ngay từ những tháng thứ 3 – 4.
Cơn đau lưng rất khó chịu, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào khi thay đổi tư thế, nhất là khi đang nằm ngủ rất khó xoay người.
Nếu như thai phụ không được chăm sóc tốt về dinh dưỡng, lao động quá sức, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, vận động sai tư thế,… cũng làm cho các cơn đau lưng nặng hơn.
Để giảm đau lưng và hạn chế những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé, thai phụ nên thực hiện các biện pháp sau:
- Cần có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng.
- Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu. Tư thế ngồi phải thật vững sao cho hai chân có thể nâng lên nhẹ nhàng. Chọn ghế ngồi có phần tựa và đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng, tránh ngồi khom lưng. Khi nằm không nên nằm giường cứng mà nên có nệm chắc, không quá mềm, quá dày và có quá nhiều lò xo đàn hồi. Nên nằm nghiêng, không nên nằm ngửa khi ngủ. Có thể đặt thêm gối ở giữa hai đầu gối và vùng xung quanh bụng hoặc sử dụng gối ôm dài. Biện pháp này giúp bạn giảm bớt cơn đau lưng khá hiệu quả.
Video đang HOT
Nên nằm nghiêng để tránh đau lưng khi mang thai (Ảnh minh họa)
- Không khiêng, nhấc vật nặng. Khi lên xuống cầu thang nên đặt hai chân trên một bậc rồi mới bước tiếp. Tránh thay đổi tư thế đột ngột.
- Nên chọn quần áo thoáng rộng dễ mặc, giày đế bằng, quai dễ xỏ… Khi mặc quần áo, mang giày… cần ngồi xuống hoặc đứng có chỗ dựa.
- Giữ ấm cơ thể và vùng lưng. Tắm nước ấm cũng là cách giúp bạn giảm bớt cơn đau khó chịu.
- Nếu có biểu hiện đau tăng, đau âm ỉ kéo dài, thai phụ cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa sản để khám và được tư vấn điều trị.
Theo VNE
Những lợi ích của tập yoga mà bạn không ngờ tới
Tập yoga hàng ngày đã trở thành một thói quen của nhiều người. Việc này rất tốt cho sức khỏe.
Cho dù bạn mới tập yoga được vài buổi, vài tháng hay vài năm thì vẫn nhận được những lợi ích thiết thực cho sức khỏe của mình. Càng tập yoga về lâu dài, bạn càng cảm thấy mình khỏe mạnh hơn.
Dưới đây là lợi ích của yoga theo thời gian bạn tập:
Sau vài buổi
- Cải thiện chức năng não: Chỉ cần 20 phút tập Hatha yoga mỗi ngày bạn đã có thể cải thiện chức năng nhận thức, tăng cường sự tập trung và trí nhớ để làm việc, học tập. Trong một nghiên cứu trường Đại học Illinois (Mỹ), những người tham gia nghiên cứu có tập 20 phút yoga thường làm tốt các bài kiểm tra liên quan đến chức năng não hơn so với người tập tập thể dục aerobic trong 20 phút.
- Giảm căng thẳng: Tập yoga có thể làm giảm hoạt động của các protein dễ gây viêm trong cơ thể, nhờ đó sẽ giúp bạn khỏe mạnh và kiểm soát tâm trạng tốt hơn. Kết quả này đã được các nhà nghiên cứu từ Đại học California (Mỹ) công bố năm ngoái.
- Làm thay đổi biểu hiện gen: Một nghiên cứu của Na Uy cho rằng tập yoga có thể đem đến khả năng làm thay đổi biểu hiện gen trong các tế bào miễn dịch.
- Tăng tính linh hoạt: Một nghiên cứu Đại học bang Colorado (Mỹ) gần đây cho thấy tập Bikram yoga (một hình thức yoga với một loạt các tư thế được thực hiện trong 90 phút tại một căn phòng nóng) sẽ có tác dụng giúp vai, lưng dưới và gân kheo linh hoạt, đồng thời giảm mỡ trong cơ thể...
Sau một vài tháng
- Ổn định huyết áp: Các nhà nghiên cứu của Đại học Pennsylvania (Mỹ) phát hiện ra rằng những người tập yoga sẽ có huyết áp ổn định hơn những người tham gia các hoạt động thể dục khác như đi bộ, nâng tạ...
- Cải thiện phổi: Một nghiên cứu của Đại học Ball State (Ấn Độ) thấy rằng tập Hatha yoga trong vòng 15 tuần có thể làm tăng đáng kể chức năng của phổi.
- Cải thiện chức năng tình dục: Một nghiên cứu của Đại học Harvard thực hiện năm 2009 được công bố trong Tạp chí Y học tình dục cho thấy rằng tập yoga có thể làm tăng hưng phấn, ham muốn, cực khoái và thỏa mãn tình dục cho phụ nữ nói chung . Yoga cũng có thể cải thiện cuộc sống tình dục của phụ nữ bằng cách giúp họ trở nên quen thuộc với các cơ quan trong cơ thể mình.
- Giảm đau cổ mãn tính: Một nghiên cứu của Đức được công bố trên tạp chí Pain cho thấy tập luyện yoga Iyengar (một loại Hatha yoga có kết hợp sử dụng các đạo cụ) trong 4 tuần sẽ có hiệu quả trong việc làm giảm cường độ đau cổ mãn tính ở người lớn.
- Giảm lo lắng: Một nghiên cứu Đại học Boston năm 2010 cho thấy rằng tập yoga trong 12 tuần có thể giúp giảm bớt lo lắng vì nó làm gia tăng gamma-aminobutyric (GABA) trong não (lượng GABA trong não thấp có liên quan với rối loạn trầm cảm và lo âu).
- Giảm đau lưng mãn tính: Các nhà nghiên cứu tại Đại học West Virginia (Mỹ) nhận thấy rằng tập Iyengar Yoga có hiệu quả trong việc giảm đau và cải thiện tâm trạng cho những người có vấn đề về lưng, ví dụ như bị những cơn đau mãn tính.
- Ổn định mức đường huyết với bệnh nhân tiểu đường: Những bệnh nhân bị tiểu đường nếu tập yoga lâu dài có thể giúp lượng đường trong máu ổn định, theo một nghiên cứu Chăm sóc bệnh tiểu đường năm 2011 được công bố trên Reuters.
- Cải thiện cảm giác thăng bằng: Thực hành một chương trình yoga Iyengar có thể giúp cải thiện khả năng giữ cân bằng và giúp ngăn ngừa té ngã ở phụ nữ trên 65 tuổi, theo một nghiên cứu Đại học Temple (Mỹ) năm 2008.
Sau vài năm
- Xương chắc khỏe: Một nghiên cứu năm 2009 được thực hiện bởi Tiến sĩ Loren Fishman, công bố trên tạp chí Huffington Post, cho thấy tập yoga có thể cải thiện mật độ xương ở những người lớn tuổi.
- Giữ trọng lượng khỏe mạnh: Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson ở Seattle (Mỹ) tìm thấy mối liên quan giữa tập yoga thường xuyên và khả năng giảm trọng lượng - hoặc ít nhất là duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Như là một phần của một lối sống lành mạnh, tập yoga có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch như huyết áp cao, cholesterol và đường trong máu, theo kmột kết quả nghiên cứu được công bố trên ấn phẩm của trường Đại học Y tế Harvard.
Theo VNE
Giảm đau lưng khi đi lại ngày tết Những chuyến xe, tàu... về quê ăn tết với thời gian ngồi, nằm dài dằng dặc dễ khiến cái lưng của bạn đau nhức. Dưới đây là một số cách giúp giảm đau lưng do ngồi, nằm ở một tư thế quá lâu Cần ngồi, nằm đúng tư thế để giảm đau lưng - Ảnh minh họa: Shutterstock Năng thay đổi tư thế:...