Giẫm đạp gần Mecca do “cấm đường để đón khách VIP”
Giữa lúc Ả-rập Xê-út cáo buộc chính những người hành hương gây ra thảm kịch giẫm đạp khiến hơn 700 người thiệt mạng, có thêm ý kiến chỉ trích khẳng định chính việc cấm 2 tuyến đường để đón khách VIP của nhà vua nước này dẫn tới thảm kịch.
Vụ giẫm đạp tại thành phố Mina, Ả rập xê út khiến hơn 700 người chết
Theo tờ Telegraph, ông Mohammad Jafari, nhà tư vấn cho các công ty tổ chức tour hành hương Hajj tại Anh khẳng định, cảnh chen lấn dẫn tới giẫm đạp chết người xuất phát từ việc cảnh sát chặn 2 lối vào để đón đoàn khách VIP tới cung điện nhà vua Salman gần đó.
Giới chức Ả-rập Xê-út đã phản ứng đầy giận dữ sau khi có thông tin này.
Phát biểu với đài BBC trong sáng thứ Sáu, ông Jafari nói: “Lí do chính đằng sau tai nạn này đó là nhà Vua ở trong cung điện khi đó đang đón tiếp các quan khách…vì thế họ đã đóng hai lối vào, khiến những người ở đây không thể đi tiếp. Nếu chặn một dòng người lại, số lượng người tại khu vực đó sẽ không ngừng tăng lên, và cuối cùng sẽ có tai nạn”.
Video đang HOT
Tuyên bố này sau đó bị Hoàng tử Mohammed bin Nawaf Al Saud, đại sứ của Ả-rập Xê-út tại London bác bỏ. “Những tuyên bố rằng vụ giẫm đạp xảy ra sau khi đường bị cấm do một sự kiện cấp bộ trưởng hoặc có một đoàn quan khách là sai. Đoàn xe của các quan khách cấp cao của Quốc vương không di chuyển qua khu vực này”.
Vụ giẫm đạp đãn khiến 717 người thiệt mạng và 863 người khác bị thương, giới chức địa phương xác nhận.
Giới chức Ả-rập Xê-út đến nay vẫn khẳng định chính những người hành hương phải chịu trách nhiệm về vụ giẫm đạp, khi không tuân thủ nghiêm túc thời gian biểu được đưa ra về thời điểm hành hương. Tuy vậy, một số nhân chứng tại hiện trường cho biết chính khả năng quản lý kém cùng việc cấm đường bất ngờ là nguyên nhân gây ra giẫm đạp.
“Không hề có khoảng chống để xoay xở”, Aminu Abubakar, một phóng viên cấp cao người Nigeria của hãng thông tấn AFP, người cũng tham gia hành hương cho biết. Ông Abubakar chỉ may mắn thoát chết vì khi đó đang đi ở phía đầu của đoàn người. Trong tối 25/9, ông đã thuật lại khoảnh khắc những ông bố bà mẹ cố gắng cứu con mình bằng cách ném chúng sang phía trại của người hành hương gần đó.
“Họ ném chúng lên nóc của những ngôi lều”, phóng viên này cho biết. “Hầu hết họ không thể sống sót”.
Tiến sỹ Sean McLouglin, giảng viên cấp cao về Hồi giáo tại đại học Leeds, Anh, người từng có thời gian nghiên cứu về trải nghiệm của cộng đồng người Hồi giáo Anh trong dịp hành hương Hajj, cho biết nhiều tín đồ tức giận với chất lượng chuyến đi của họ.
Chính phủ Ả-rập Xê-út đã tăng mạnh quy mô đợt hành hương từ chưa tới 100.000 người năm 1950 lên gần 3 triệu người như hiện nay, và khiến du lịch tín ngưỡng trở thành một trong những ngành “hốt bạc” của vương quốc này.
Những người chỉ trích tin rằng việc mở rộng chủ yếu tập trung vào cung cấp khách sạn hạng sang cùng các trung tâm mua sắm cho những du khách giàu có, thay vì đảm bảo an toàn cho toàn bộ du khách.
“Trong 10 năm trở lại đây chưa có vụ việc nghiêm trọng nào xảy ra tại Hajj, và mọi thứ có vẻ như được cải thiện. Nhưng với hơn 700 người thiệt mạng, nó khiến bạn phải đặt câu hỏi phải có gì đó không ổn với quy mô của cuộc hành hương này”, ông McLoughlin khẳng định trên tờ Telegraph.
Thanh Tùng
Theo Dantri/Telegraph
Giẫm đạp gần Mecca có thể do chặn đường phục vụ khách VIP
Một người cố vấn về Haji cáo buộc hoàng gia Arab Saudi gây ra vụ giẫm đạp làm hơn 700 người hành hương thiệt mạng khi chặn hai lối vào để đón khách VIP.
Hiện trường vụ giẫm đạp ở Mina, Arab Saudi. Ảnh: Telegraph
"Nguyên nhân chính của tai nạn này là quốc vương trong cung điện của ông đang đón các chức sắc... và vì vậy, họ chặn hai trong số các lối vào, khiến người dân không thể tiến bước. Nếu bạn ngăn dòng người đó và số người gia tăng, cuối cùng sẽ có tai nạn", BBC dẫn lời Mohammad Jafari, người cố vấn cho công ty du lịch hành hương Haji có trụ sở tại Anh, nói.
Tuy nhiên, giới chức Arab Saudi hôm qua giận dữ bác bỏ tuyên bố này. "Tuyên bố cho rằng vụ giẫm đạp xảy ra sau việc cấm đường phục vụ sự kiện của quan chức hay một đoàn xe chức sắc là sai trái. Các xe chở chức sắc cấp cao của Quốc vương Arab Saudi không đi qua khu vực này", Hoàng tử Mohammed bin Nawaf Al Saud, Đại sứ Arab Saudi tại London, nói.
Quốc vương Salman đã ra lệnh "xem xét lại" cách tổ chức lễ hành hương Haji sau thảm kịch. Trong khi giới chức Arab Saudi đổ lỗi cho người hành hương, nói rằng họ không tuân thủ lịch trình nghiêm ngặt, các nhân chứng lại cho rằng tai nạn xảy ra do yếu kém về quản lý đám đông và việc chặn đường bất ngờ.
"Không có khoảng trống để cử động", Aminu Abubakar, một phóng viên người Nigeria của AFP đang tham gia hành hương, nói. Anh kể cách các ông bố bà mẹ cố cứu con mình khỏi bị giẫm đạp bằng cách ném chúng vào một trại của người hành hương gần đó. "Họ ném chúng lên mái, hầu hết là mái lều", anh nói. "Hầu hết trong số họ không thể làm được".
Trọng Giáp
Theo VNE
Nút thắt và hoảng loạn khiến giẫm đạp gần Mecca thành thảm họa Khi cảm thấy bị nguy hiểm trong đám đông chật chội, bản năng thúc đẩy con người chạy đến nơi an toàn bằng mọi giá khiến tình hình tồi tệ hơn. Các nạn nhân trong vụ giẫm đạp ở gần thánh địa Mecca hôm 24/9. Ảnh: Reuters Vụ giẫm đạp gần thánh địa Mecca ở Arab Saudi hôm 24/9 khiến 717 người chết...