Giảm chi phí, tăng tỷ trọng đóng góp của logistics vào GDP
Theo kế hoạch của Chính phủ, đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP sẽ đạt 5-6% (hiện là 4-5%) trong khi chi phí logistics sẽ giảm xuống tương đương 16-20% GDP.
Ảnh minh họa
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.
Theo đó, mục tiêu phát triển được sửa đổi, nêu rõ đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP sẽ đạt 5-6% (hiện là 4-5%), tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50-60%, chi phí logistics tương đương 16%-20% GDP.
Video đang HOT
Hiện nay, dịch vụ logistics của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 12-14%, tỷ lệ doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ logistics đạt khoảng 60-70%, đóng góp khoảng 4-5% GDP.
Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2018, xếp hạng chỉ số LPI của Việt Nam ở mức 39/160 nước tham gia nghiên cứu. Trong khi đó, theo kế hoạch, xếp hạng chỉ số năng lực hoạt động logistics (LPI) sẽ đạt 50 trở lên.
Quyết định cũng bổ sung lộ trình trình thực hiện Kế hoạch. Cụ thể, năm 2020 – 2021, rà soát tình hình thực hiện và tiếp tục triển khai các nhiệm vụ năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam. Năm 2022, tiếp tục triển khai các nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam.
Năm 2023, sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hành động, chuẩn bị cơ sở lý luận và thực tiễn để nghiên cứu, xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025-2035, tầm nhìn đến 2045.
Năm 2024, tiếp tục triển khai các nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam. Tổ chức xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025 – 2035, tầm nhìn đến 2045.
Năm 2025, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hành động. Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025 – 2035, tầm nhìn đến 2045.
Phát biểu tại Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2020 vừa qua, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã nhận định chi phí logistics ở nước ta còn khá cao, làm tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam nói riêng và sức cạnh tranh của cả nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam cũng chưa cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Việt Nam chưa có doanh nghiệp lớn, cung ứng đồng bộ các dịch vụ logistics, chưa kể nguồn nhân lực cho hoạt động logistics còn chưa đáp ứng yêu cầu.
Giảm 50% phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt do ảnh hưởng dịch Covid-19
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 12/2021/TT-BTC quy định mức thu, khai, nộp phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt, giảm 50% phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt so với hiện hành nhằm hỗ trợ đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt được giảm 50% phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt. Ảnh: TL.
Theo Thông tư 12/2021/TT-BTC, mức phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt được Bộ Tài chính đề xuất giảm về mức 4% trên doanh thu kinh doanh vận tải đường sắt so với hiện hành (quy định tại Thông tư số 295/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 là 8%).
Cũng theo Thông tư 12/2021/TT-BTC, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện kê khai, nộp phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt theo tháng, quyết toán năm theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; nộp 100% số tiền phí vào ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương) theo chương, mục, tiểu mục của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Trong thời gian Thông tư 12/2021/TT-BTC có hiệu lực, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt không thực hiện khai, nộp phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt theo mức thu phí quy định tại Thông tư số 295/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt.
Các nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, trường hơp không thu phí và các nội dung khác liên quan không quy định tại Thông tư 12/2021/TT-BTC thì vẫn thực hiện theo Thông tư số 295/2016/TT-BTC.
Thông tư 12/2021/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 8/2/2021 đến hết ngày 31/12/2021. Kể từ ngày 1/1/2022 trở đi, phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt thực hiện theo quy định cũ (Thông tư số 295/20216/TT-BTC)./.
Giá bán lẻ xăng, dầu ngày mai sẽ tăng lên mức cao nhất 10 tháng qua? Giá xăng thành phẩm bình quân trên thế giới có xu hướng tăng nên giá trong nước dự báo tăng lần thứ 5 trong phiên điều chỉnh ngày mai 26/1. Giá xăng dầu dự báo tăng lần thứ 5 liên tiếp vào ngày mai 26/1. Theo dữ liệu thống kê của Bộ Công thương, giá xăng dầu thành phẩm bình quân trên thị...