Giảm áp lực không đáng có, giúp giáo viên tập trung nâng cao chất lượng dạy học
Trước đây, khi tuyển dụng mới hoặc xét thăng hạng, vướng nhất với giáo viên là cần có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Từ 20/3 năm nay, nỗi lo này đối với giáo viên chính thức được tháo gỡ.
Ảnh minh họa/internet
Việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là mong mỏi từ lâu của giáo viên.
Nhiều năm nay, đã có rất nhiều ý kiến phản ánh trực tiếp từ đội ngũ, cũng như phản ánh trên báo chí về tính hình thức, chưa thiết thực của yêu cầu phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học khi giữ hạng, xét thăng hạng.
Trước băn khoăn của đội ngũ, tại cuộc tiếp xúc cử tri thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định trong tháng 11/2020, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ thông báo tin vui: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã làm việc với Bộ Nội vụ để đi tới thống nhất, sẽ xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho giáo viên.
Thực hiện lời hứa này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết liệt chỉ đạo; cùng với việc thông tin ở Quốc hội, rồi nhiều lần làm việc trực tiếp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ, lãnh đạo Bộ đồng thời chỉ đạo Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (đơn vị tham mưu giúp Bộ trưởng trong ban hành các tiêu chuẩn, quy định liên quan đến nhà giáo) về việc này, để có thể “cởi trói” cho giáo viên về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Chùm Thông tư 01, 02, 03, 04 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, các trường phổ thông công lập Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đã hiện thực hóa mong mỏi của hơn một triệu giáo viên.
Các Thông tư này được ban hành trên cơ sở sửa đổi, thay thế các Thông tư liên tịch số 20,21,22,23/2015/TTLT-BGD&ĐT-BNV do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành năm 2015 và có hiệu lực thi hành từ tháng 3/2021.
Các Thông tư 01, 02, 03, 04 đã bỏ quy định về trình độ ngoại ngữ, tin học, chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên các cấp và bỏ quy định về trình độ ngoại ngữ thứ hai đối với giáo viên dạy ngoại ngữ. Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học của giáo viên các cấp, các hạng được điều chỉnh từ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng sang tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Điều này không có nghĩa là yêu cầu về ngoại ngữ, tin học của giáo viên bị xem nhẹ, mà đã được nghiên cứu, điều chỉnh một cách hợp lý để đảm bảo yêu cầu về các năng lực này được quy định hiệu quả và thực chất hơn.
Theo đó, yêu cầu về ngoại ngữ, tin học được đặt ra trong tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của từng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên sẽ giúp nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học một cách hiệu quả và thực chất bởi vì các yêu cầu ấy sẽ gắn với những nhiệm vụ cụ thể của giáo viên và phù hợp với điều kiện từng vùng, miền.
Chia sẻ của cô Giang Thị Hải An, Hiệu trưởng Trường mầm non Thái Thượng (Thái Thụy, Thái Bình), trước đây, theo quy định tại các Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là bắt buộc để giữ, thăng hạng.
Video đang HOT
Cụ thể, giáo viên các cấp học, các hạng chức danh nghề nghiệp, dù ở vùng miền nào, vùng thuận lợi hay khó khăn, đều phải đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ từ bậc 1 đến bậc 3 (tùy hạng và tùy cấp học) và yêu cầu về trình độ tin học ở mức đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Thực tế triển khai quy định trên với giáo dục mầm non cho thấy, số đông thầy cô khi cần phải hoàn thiện các văn bằng, chứng chỉ này để đáp ứng việc giữ và thăng hạng đều phải chạy đua để học cấp tốc lấy chứng chỉ cho có lệ mà không thực chất. Có đơn vị đào tạo, bồi dưỡng không có chất lượng thực hiện việc tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không đúng quy định… gây bức xúc đối với xã hội. Dân đến giáo viên tốn kém cả về thời gian và kinh tế.
“Việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là mong mỏi từ lâu của giáo viên. Nỗ lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc bỏ được chứng chỉ ngoại ngữ và tin học đáp ứng được mong mỏi của đông đảo đội ngũ; giúp đội ngũ giảm áp lực không đáng có để tập trung cho chuyên môn, từ đó nâng cao chất lượng dạy học.” – cô Giang Thị Hải An cho hay.
NGƯT Tô Ngọc Sơn, Trường tiểu học Chu Văn An (Đồng Tháp) cũng bày tỏ niềm vui khi giáo viên được “cởi trói” khỏi chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
“Thời đại 4.0, kỹ năng ngoại ngữ, tin học là cần thiết; nhưng nên theo yêu cầu công việc, vị trí việc làm cụ thể chứ không phải là từ chứng chỉ một cách hình thức. Bộ Giáo dục và Đào tạo thời gian qua đã rất cố gắng. Tôi đánh giá rất cao những kết quả ngành Giáo dục đạt được trong thời gian qua, cũng như những chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tạo điều kiện, giảm áp lực cho đội ngũ. Riêng việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đã tạo điều kiện rất lớn, giảm nhiều áp lực để giáo viên có thời gian tập trung hiệu quả nhất cho công tác chuyên môn”. – NGƯT Tô Ngọc Sơn chia sẻ.
Thể hiện đồng tình khi bỏ được chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, PGS. TS Vũ Trọng Lưỡng, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội đồng thời cho rằng cần làm sao để việc tự học, tự bồi dưỡng giáo viên là phải làm thường xuyên. Đây là chìa khóa để nâng cao chất lượng đội ngũ.
Vụ dọa cho trẻ uống nước bồn cầu ở Ninh Bình dưới góc nhìn của luật sư
Nếu nội dung tố cáo là đúng thì hành vi của giáo viên mầm non này rất tàn nhẫn và có dấu hiệu tội phạm.
Tối 11/11, dư luận tại Ninh Bình xôn xao thông tin phụ huynh cháu bé 15 tháng tuổi đang học tại trường Mầm non Ninh Khang, huyện Hoa Lư, Ninh Bình tố giáo viên bạo hành, dọa cho trẻ "uống nước bồn cầu".
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Ủy ban nhân dân huyện Hoa Lư đã chỉ đạo các cấp, ngành chức năng vào cuộc điều tra làm rõ.
Theo đó, trong clip, hình ảnh được ghi lại qua hệ thống camera giám sát lớp học thể hiện một cháu nhỏ lớp 2 tuổi B, Trường Mầm non Ninh Khang bị một giáo viên bạo hành ngay trong phòng vệ sinh của lớp học vào sáng 10/11.
Chứng kiến vụ việc nhưng một giáo viên cùng đứng lớp tỏ ra thờ ơ, không có động thái nào can ngăn hay bảo vệ cháu nhỏ.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Trường Mầm non Ninh Khang đã đình chỉ công tác đối với 2 giáo viên trên, cử giáo viên khác phụ trách lớp học; đồng thời yêu cầu giáo viên đứng lớp viết tờ trình.
Cô giáo Nguyễn Thị Bình, Hiệu trưởng Trường Mầm non Ninh Khang, huyện Hoa Lư, cho biết thời điểm xảy ra vụ việc, lớp học có 2 giáo viên đứng lớp là cô Nguyễn Thị Phương Thảo (sinh năm 1986) và cô Bùi Thị Mai (sinh năm 1967).
Hiệu trưởng Trường Mầm non Ninh Khang cũng cho biết, học sinh là con của anh T.V.H và chị P.T.H có hộ khẩu thường trú tại địa phương.
Sau khi vụ việc xảy ra, gia đình học sinh đã đưa cháu đi khám tại một cơ sở y tế trên địa bàn. Cháu có dấu hiệu bị chấn động tâm lý.
Hình ảnh bầm tím trên người cháu H. được chia sẻ trên mạng
Ngày 12/11, trường Mầm non Ninh Khang (Ninh Bình) đã đình chỉ hai giáo viên lớp 2 tuổi B để làm rõ sự việc, phụ huynh "tố" giáo viên lớp này bạo hành và cho cháu bé 15 tháng tuổi "uống nước bồn cầu".
Nhận được thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoa Lư đã khẩn trương vào cuộc xác minh. Bà Đinh Thị Bích Huệ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoa Lư cho biết, Phòng đã yêu cầu nhà trường tường trình vụ việc để xem xét giải quyết với tinh thần khách quan, minh bạch.
Bà Huệ cũng nêu rõ quan điểm sẽ xử lý nghiêm vụ việc trên tinh thần không bao che, sai đến đâu xử đến đó.
Mặt khác, đại diện Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoa Lư cùng lãnh đạo nhà trường đã tới gia đình học sinh để chia sẻ, động viên và mong muốn phối hợp với nhà trường để làm rõ vụ việc.(1)
Sự việc đã thu hút sự chú ý của dư luận, rất nhiều ý kiến đã lên án hành vi của các cô giáo.
Cách đây chưa lâu, vụ việc cô giáo bắt học sinh uống nước giặt dẻ lau bảng đã khiến dư luận giận dữ và cô giáo này đã bị cho ra khỏi ngành giáo dục.
Trao đổi với Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam, luật sư Đặng Văn Cường, trưởng Văn phòng luật sư Chính pháp (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng:
Nếu nội dung tố cáo là đúng thì hành vi của giáo viên mầm non này rất tàn nhẫn và có dấu hiệu tội phạm.
Như phản ánh của phụ huynh, cô giáo này đã có hành vi đánh đập, đối xử tàn ác đối với nạn nhân là học sinh mới mười lăm tháng tuổi thì cô giáo này sẽ bị đuổi khỏi ngành giáo dục và bị xử lý hình sự về tội hành hạ người khác và có thể đối mặt tới 03 năm tù, cụ thể tội danh và hình phạt được bộ luật hình sự năm 2015 quy định như sau:
1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.Điều 140 tội hành hạ người khác
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổng thương cơ thể 31% trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên."
Luật sư Đăng Văn Cường - Văn phòng luật sư Chính Pháp, Hà Nội
Có lẽ những vụ việc bạo hành trẻ em hành hạ học sinh chưa có dấu hiệu giảm đi mà tính chất mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng lên trong thời gian gần đây khiến dư luận xã hội rất bức xúc và lo lắng.
Bởi vậy trong vụ việc này, cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh làm rõ hành vi, nếu đúng như nội dung tố cáo (Giáo viên mầm non này đã đánh đập gây thương tích cho cháu bé và dọa cho cháu bé uống nước nhà vệ sinh...) thì hoàn toàn có thể khởi tố vụ án hình sự và tạm giam nữ giáo viên này về tội hành hạ người khác.
"Bởi vậy nếu có chuyện cô giáo ép học sinh mới 15 tháng tuổi uống nước nhà vệ sinh thì đây là hành vi mất tính người vi phạm pháp luật nghiêm trọng cần phải xử lý hình sự", luật sư Đặng Văn Cường nêu quan điểm.
Đã là giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non, tiểu học thì trước tiên phải có lòng nhân ái, biết yêu thương tôn trọng và chăm sóc học sinh.
Với những giáo viên thiếu kỹ năng, không biết kiềm chế cảm xúc, thiếu đạo đức, sẵn sàng dùng bạo lực vào việc giáo dục, thậm chí dùng những thủ đoạn nhẫn tâm như nhốt trẻ vào nhà vệ sinh, dọa nạt khiến những đứa trẻ khiếp sợ, tổn thương nghiêm trọng đến tâm lý và sức khỏe, hành vi đánh đập trẻ em là những hành vi phản giáo dục, đáng lên án và cần phải loại bỏ những giáo viên này khỏi hệ thống giáo dục.
Với nội dung tố cáo của phụ huynh thì hành vi của cô giáo trong trường hợp này cần phải làm rõ, nếu đúng thì phải xử lý nghiêm minh trước pháp luật.Rất buồn là chỉ vài ngày nữa là đến ngày nhà giáo Việt Nam, ngày tôn vinh nghề cao quý thì lại để xảy ra những chuyện động trời như vậy trong ngành giáo dục.
Ngoài ra, với trách nhiệm vai trò của người đứng đầu cơ sở giáo dục mà để xảy ra những vụ việc nghiêm trọng như vậy thì cán bộ quản lý cũng cần phải xem xét trách nhiệm của mình và cần phải có những giải pháp tích cực hơn nữa để không để xảy ra những vụ việc tương tự.
Uy tín, vị thế của ngành giáo dục cũng như niềm tin yêu của cả xã hội dành cho các thầy cô đã được bao nhiêu thế hệ thầy cô giáo phát huy, gìn giữ cho tới nay, không thể để một vài cá nhân làm ảnh hưởng đến đại đa số giáo viên đang ngày đêm tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người, luât sư Đặng Văn Cường nêu.
Lớp học trong nhà rông vì trường nguy cơ sạt lở Trường nguy cơ sụp đổ, cầu bị lũ cuốn, hai tuần nay giáo viên và 120 học sinh mầm non, tiểu học ở huyện Đăk Hà phải dời đến học tạm trong nhà rông. Chiều 9/11, hàng chục trẻ mầm non được phụ huynh chở đến lớp ở nhà rông thôn 7, làng Kon Kơ La, xã Đăk Pxi. Bên trong nhà rông,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xôn xao hình ảnh công an xuất hiện ở kho hàng vợ chồng TikToker nổi tiếng

Trên đường đi thu mua rau, 2 vợ chồng tử vong do va chạm với xe tải

Dừng xe thay tã cho con trên cao tốc, gia đình 8 người bị tông tử vong

Tài xế lái ô tô húc xe máy khi bị đe dọa giữa đường ở TPHCM

Tàu hỏa tông ô tô tải, tài xế mắc kẹt trong cabin

Người dân rời buổi sơ duyệt diễu binh, ga metro Bến Thành quá tải

Đoàn quân diễu binh trùng trùng như sóng tại buổi sơ duyệt đại lễ 30/4

Dùng can nhựa bơi từ thuyền vào bờ, ngư dân 71 tuổi bị sóng cuốn, tử vong

Đại diện Thương mại Mỹ nói cuộc điện đàm với Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hiệu quả

Lý giải về hơn 23.000 cú sét đánh ở miền Bắc sáng 25/4

Điện giật khi đào giếng, một người đàn ông tử vong

Người phụ nữ mua 58 công ty "ma", giao dịch hóa đơn khống hơn 6.000 tỷ đồng
Có thể bạn quan tâm

Có gì bên trong "ly cà phê" giá 150 triệu đồng của hôn thê tỷ phú Amazon?
Thời trang
00:17:15 26/04/2025
Vụ đường dây thuốc giả ở Thanh Hóa: Phát hiện nhiều cửa hiệu bán thuốc giả
Pháp luật
00:01:37 26/04/2025
Clip hot: Sao nhí Vbiz mới 14 tuổi đã được ví như đại minh tinh, một lọn tóc bay cũng thành "mỹ cảnh nhân gian"
Hậu trường phim
23:55:41 25/04/2025
Tang lễ Giáo hoàng Francis: Mộ phần đơn giản và thánh đường không ngủ
Thế giới
23:37:46 25/04/2025
HOT: "Nàng cỏ" Goo Hye Sun công khai con trai bí mật?
Sao châu á
23:26:52 25/04/2025
Cháy xe Mercedes 5 tỷ, Duy Mạnh có luôn động thái "bù lỗ"
Nhạc việt
23:07:12 25/04/2025
Hơn 400 nghìn video đu trend quy tụ nhiều trai xinh gái đẹp nhất lúc này: Khởi xướng là nam thần "chồng IU"
Nhạc quốc tế
22:53:16 25/04/2025
Trương Ngọc Ánh 49 tuổi vẫn trẻ đẹp, Trần Lực tiết lộ về Lê Khanh
Sao việt
22:21:36 25/04/2025
Samsung trình làng thế hệ TV AI 2025 tại Việt Nam
Đồ 2-tek
21:57:48 25/04/2025
Tại sao có cổng USB 'đực' và 'cái'?
Thế giới số
21:53:01 25/04/2025