Giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô nội: Ngân sách giảm 4.000 tỷ đồng
Việc áp dụng mức giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước ước tính làm giảm thu lệ phí trước bạ trong 2 tháng đầu năm khoảng 4.000 tỷ đồng.
Giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô nội: Ngân sách giảm 4.000 tỷ đồng.
Tổng cục Thuế cho biết việc áp dụng mức giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước kể từ ngày 1/12/2021 ước tính làm giảm thu lệ phí trước bạ trong 2 tháng đầu năm 2022 khoảng 4.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Tổng cục Thuế cho biết việc giảm lệ phí trước bạ khiến lượng xe tiêu thụ tăng khá, gián tiếp làm tăng thu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trước đó, số liệu từ Tổng cục Thuế cho thấy, chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2020 đã giúp cho lượng xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tiêu thụ trong tháng 12/2020 gấp 2 lần so với cùng kỳ. Số thu ngân sách từ tiêu thụ xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tăng 47,1% so với cùng kỳ, tương đương 11.200 tỷ đồng.
Video đang HOT
Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, việc điều chỉnh giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đã mang lại những tác động tích cực.
Cụ thể, đối với người tiêu dùng, việc giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đã góp phần trực tiếp giảm chi phí khi đăng ký quyền sở hữu xe ô tô, làm tăng khả năng tiếp cận sản phẩm ô tô của người dân, đặc biệt là các đối tượng có thu nhập trung bình cao, từ đó khuyến khích nhu cầu sở hữu xe của người dân và kích cầu tiêu dùng.
Đối với các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, việc điều chỉnh giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đã góp phần hỗ trợ các nhà sản xuất, nhà phân phối tiêu thụ được lượng xe tồn kho kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, cũng như nối lại chuỗi cung ứng, gia tăng sản xuất.
Sau lệ phí trước bạ, doanh nghiệp ô tô 'nội' tiếp tục hưởng lợi từ chính sách
Cùng với việc được giảm 50% lệ phí trước bạ, bắt đầu từ tháng 12.2021 ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước tiếp tục được gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo nội dung Nghị định 104/2021/NĐ-CP.
Tương tự năm ngoái, ô tô lắp ráp sản xuất trong nước đang tiếp tục được hưởng lợi từ chính sách sau giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Theo đó, sau khi được giảm 50% lệ phí trước bạ theo nội dung Nghị định 103/2021/NĐ-CP, bắt đầu từ ngày 4.12.2021, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước chính thức được gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước liên tục được hưởng lợi từ chính sách TRẦN HOÀNG
Cụ thể, sau khi lấy ý kiến từ các bộ ban ngành, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 104/2021/NĐ-CP về việc gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.
Theo đó, Nghị định 104/2021/NĐ-CP nêu rõ gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 10 và tháng 11 năm 2021 đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Thời gian gia hạn kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Cụ thể, thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 10.2021 chậm nhất là ngày 20.12.2021. Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 11.2021 chậm nhất là ngày 30.12.2021. Sau thời gian gia hạn theo Nghị định 104/2021/NĐ-CP, việc nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước được thực hiện theo quy định hiện hành.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định về việc gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước TRẦN HOÀNG
Đây là lần thứ 2 trong vòng 2 năm trở lại đây, ô tô lắp ráp trong nước được hưởng ưu đãi kép gồm giảm 50% lệ phí trước bạ và gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Trước đó vào năm 2020 những chính sách này cũng đã từng được Chính phủ ban hành nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt khó, đồng thời kích cầu thị trường ô tô.
Về lý thuyết, việc gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ô tô "nội" sẽ giúp các DN sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam có thêm thời gian nộp thuế. Với chính sách này các DN ô tô sẽ có thời gian chuẩn bị, tích lũy dòng tiền tốt hơn trong ngắn hạn, qua đó từng bước tháo gỡ khó khăn sau giai đoạn chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Vì vậy, việc gia hạn thời gian nộp thuế TTĐB nhìn chung không tác động nhiều đến mặt bằng giá bán ô tô tại Việt Nam.
Việc gia hạn thời gian nộp thuế TTĐB nhìn chung không tác động nhiều đến mặt bằng giá bán ô tô tại Việt Nam TRẦN HOÀNG
Thực tế hiện nay, nhiều mẫu mã ô tô lắp ráp trong nước như Hyundai Tucson, Elantra hay Toyota Vios... đang hưởng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ nhưng vẫn được DN áp dụng ưu đãi nhằm thu hút khách hàng mua xe.
Với việc ô tô lắp ráp trong nước được hưởng ưu đãi kép từ chính sách, thị trường ô tô trong tháng cuối cùng của năm 2021 được dự báo sẽ hồi phục mạnh mẽ, trong đó lượng tiêu thụ "ô tô nội" hứa hẹn sẽ tăng cao.
Dân ùn ùn đi mua xe vì giảm phí, thị trường xe có khoẻ lại? Chính sách giảm phí trước bạ không phải là mới và lần nào cũng cho thấy khả năng hỗ trợ đối với thị trường ô tô Việt Nam. Thị trường ô tô liệu có tăng trưởng ổn định sau biện pháp hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ của Chính phủ? Gần 12.000 xe sản xuất trong nước nộp phí trước bạ để...