Giải trình việc xét tặng bằng khen cho ca sỹ Ngọc Sơn trước 25.8
Bộ Công Thương vừa có văn bản số 7711/BCT-TCCB gửi Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam yêu cầu Hội báo cáo, giải trình làm rõ việc xét tặng Bằng khen trong đó có danh xưng “Giáo sư âm nhạc” cho ca sỹ Phạm Ngọc Sơn trước ngày 25.8.2017.
Vừa qua, trên một số phương tiện thông tin truyền thông phản ánh việc Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam (VATA) tặng bằng khen cho ông Phạm Ngọc Sơn với nội dung ghi trên bằng khen là “Giáo sư âm nhạc, ca sỹ Phạm Ngọc Sơn”.
Chiều nay, 23.8, trong thông cáo báo chí phát đi, Bộ Công Thương cho biết Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 992/QĐ-BNV ngày 3.9.2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và tổ chức hoạt động theo Điều lệ đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt tại Quyết định số 244/QĐ-BNV ngày 21.3.2014.
Theo đó, Hội hoạt động trên phạm vi toàn quốc và chịu sự quản lý nhà nước của các bộ, ngành liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội (trong đó có Bộ Công Thương) theo quy định của pháp luật.
Ngày 23.8, Bộ Công Thương đã có văn bản số 7711/BCT-TCCB gửi Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam yêu cầu Hội báo cáo, giải trình làm rõ việc xét tặng Bằng khen nêu trên về Bộ Công Thương trước ngày 25.8.2017.
Sau khi nhận được Báo cáo của Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam (VATA) và trên cơ sở quy định của pháp luật, Bộ Công Thương sẽ thông tin cụ thể về các nội dung liên quan để các cơ quan báo chí, truyền thông biết.
Trước đó vài ngày, dư luận xôn xao về sự việc hội nghệ nhân và thương hiệu Việt Nam đã trao tặng bằng khen cho Ngọc Sơn với chức danh ghi trong bằng khen là giáo sư âm nhạc do Chủ tịch hội này là ông Lễ Ngọc Dũng ký.
Ngay khi sự việc được đăng báo rất nhiều ý kiến trái chiều của các giáo sư, nhạc sĩ nghệ sĩ lên tiếng. Nhà văn Chu Lai chia sẻ: Tôi cho là hết sức tùy tiện, hồn nhiên. Ngay người phong chức danh giáo sư âm nhạc vào bằng khen cũng không hiểu gốc thế nào là giáo sư. Lạm phát thuật ngữ danh hiệu ghê quá, dẫn tới rơi vào vùng chợ trời về danh hiệu. tôi được biết Ngọc Sơn rất lấy làm hoan hỉ. Người nhận không hiểu, người phong tặng cũng không hiểu.
“Hai sự hoan hỉ rất tối tăm và sự tối tăm thúc vào nền văn hóa, các giá trị văn hóa Việt Nam một nét rất hài hước. Thậm chí gây ra sự bực tức, phẫn nộ. Cá nhân tôi cực lực phản đối phong tặng danh hiệu giáp sư của Hội nghệ nhân và thương hiệu Việt Nam. Cũng như ai đó gọi tôi là đại văn hào Chu Lai, tôi sẽ tát ngay người gọi đó. Những gì mình không có mình không được phép nhận. Những cái gì không được phép phong thì không bao giờ mình được hạ bút phong. Tôi cho rằng, Hội nghệ nhân và thương hiệu Việt Nam cần phải lên tiếng xin lỗi”, nhà văn Chu Lai thẳng thắn góp ý.
Video đang HOT
Ca sỹ, nhạc sỹ Phạm Ngọc Sơn vổn nổi tiếng với các ca khúc dễ nghe, dễ thuộc được đông đảo người dân lao động ưa thích. (Ảnh: I.T)
Còn nhạc sĩ Phạm Trọng Khôi, Phó Chủ tịch hội nhạc sĩ Việt Nam cho biết, tổ chức xã hội nghề nghiệp không có chức năng trao tặng hoặc phong tặng danh hiệu giáo sư cho bất cứ cá nhân nào. Muốn được phong tặng cần phải có một quá trình với những tiêu chí, tiêu chuẩn khắt khe…
Nhạc sĩ Nguyễn Quang Long cho rằng, ngay cả việc Ngọc Sơn tự khai thì Hội vẫn phải chịu trách nhiệm vì đã không kiểm tra thông tin chính xác trước khi trao bằng khen. Chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước, việc người ta khai như thế nào cũng ghi như vậy là biểu hiện của sự vô trách nhiệm.
“Đành rằng ca sĩ Ngọc Sơn cũng có lỗi đó háo danh, muốn có danh nào đó. Nhưng Hội không thể phủi tay mà chịu trách nhiệm về bằng khen của mình. Không thể đổ hết lỗi cho Ngọc Sơn được”, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long nhấn mạnh.
Theo Danviet
Phong Giáo sư âm nhạc: Ngọc Sơn là nạn nhân của sự ảo tưởng
Theo Tiến sĩ khoa học Phan Đình Tân, trong câu chuyện phong hàm Giáo sư âm nhạc cho Ngọc Sơn, cả tổ chức phong tặng và người được nhận đều là nạn nhân của sự ảo tưởng.
Mấy ngày nay dư luận đang xôn xao câu chuyện ca sĩ Ngọc Sơn được Hội nghệ nhân và thương hiệu Việt Nam trao tặng bằng khen với chức danh Giáo sư âm nhạc bởi có những hoạt động xuất sắc trong sự nghiệp bảo tồn, phát triển di sản văn hóa Việt Nam.
Trao đổi về câu chuyện này, Tiến sĩ khoa học Phan Đình Tân Phó chủ tịch chuyên trách Hội đồng lý luận, phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương đã có những chia sẻ cởi mở với Dân Việt.
Tiến sĩ khoa học Phan Đình Tân
Thưa Tiến sĩ khoa học Phan Đình Tân, mấy ngày nay dư luận đang xôn xao câu chuyện ca sĩ Ngọc Sơn được Hội nghệ nhân và thương hiệu Việt Nam trao tặng bằng khen với chức danh Giáo sư âm nhạc. Vậy ông nghĩ như thế nào về sự việc này?
Theo tôi, cả hai đều là nạn nhân, nạn nhân của sự ảo tưởng, khát vọng vượt quá giới hạn của mình. Một bên là khát vọng mong muốn là vươn tới chức danh giáo sư. Một bên tự cho mình thẩm quyển vượt quá quy định một hội nghề nghiệp. Hội nghệ nhân và thương hiệu Việt Nam không đủ thẩm quyền, chức năng để xét tặng bằng khen chức danh giáo sư cho ca sĩ Ngọc Sơn.
Theo quy định tiêu chuẩn Việt Nam bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư có một quy trình chặt chẽ. Để trở thành giáo sư, trước hết anh phải là phó giáo sư và để trở thành phó giáo sư anh phải là tiến sỹ và phải có công trình, có hướng dẫn luận văn, luận án được trình lên hội đồng xét duyệt...
Đấy một quy trình chặt chẽ và ngặt nghèo như vậy trong việc phong tặng học hàm. Chứ đâu phải anh thích ai thì anh phong tặng cho người đó. Tôi cho đây là làm việc theo cách cảm tính, tùy tiện kể cả người phong và người được phong đều hết sức ngây thơ trong việc này nên tôi nói là hai bên đều là nạn nhân.
Vậy thì theo anh với cách làm tùy tiện, cảm tính này sẽ dẫn tới những tác hại như thế nào trong xã hội?
Tôi nghĩ Hội nghệ nhân và thương hiệu Việt Nam tặng bằng khen cho ca sĩ Ngọc Sơn với chức danh giáo sư âm nhạc vô hình chung đã làm tổn thương, xúc phạm đến người những người được công nhận là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học bởi vì sự hời hợt dễ dãi. Việc xem thường các tiêu chuẩn, quy trình xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư là điểu rất nguy hiểm. Nó tác động rất mạnh tới xã hội, tới thế hệ trẻ bởi một hiệp hội nghề nghiệp được nhà nước bảo hộ, một người nghệ sĩ được công chúng yêu mến lại có nhận thức, hành động ấu trĩ như vậy thì nói gì tới những người không có nhiều kiến thức, cập nhật thông tin, họ sẽ biết tin vào ai, vào điều gì.
Điều này dẫn tới loạn chức năng, loạn danh hiệu, người dân sẽ không biết đâu là thật đâu là giả và làm rối loạn xã hội. Vô hình chung là chúng ta đang tiếp tay cho học giả bằng giả, tạo ra sự dối trá.
Ca sĩ Ngọc Sơn với việc được phong "Giáo sư âm nhạc" đang gây xôn xao dư luận.
Nếu chúng ta không chấn chỉnh ngay sẽ rất nguy hiểm.Tôi cho rằng chúng ta cần có chế tài nghiêm khắc, trước hết là chế tài đối với cơ quan, người cấp phong tặng bừa bãi sai thẩm quyền sai chức năng.
Theo ông, Hội nghệ nhân và thương hiệu Việt Nam có chức năng xét tặng chức danh, danh hiệu như thế nào và thuộc thẩm quyền của Bộ, ban ngành nào?
Hội này là hội nghề nghiệp họ có chức năng nghề nghiệp của họ, Hội nghệ nhân và thương hiệu Việt Nam chỉ có quyền phong tặng danh hiệu trong lĩnh vực của họ thì xét tặng danh hiệu nghệ nhân bàn tay vàng...
Về lĩnh vực văn hóa, giáo dục họ không có thẩm quyền can thiệp. Việc quản lý và phong danh hiệu nghệ nhân hiện nay do Bộ VHTTDL và Bộ Công Thương quản lý. Trong đó, danh hiệu nghệ nhân liên quan đến tiểu thủ công nghiệp như đúc đồng, chạm bạc... do Bộ Công Thương xét tặng. Danh hiệu nghệ nhân trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật lại do Bộ VHTTDL xét tặng.
Đối với lĩnh vực âm nhạc để được tôn vinh là NSƯT hay NSND là do Bộ VHTTDL chịu trách nhiệm. Thậm chí tôi nói là ngay cái chuyện bằng khen không phải cấp nào cũng được cho bằng khen, có các văn phòng, cấp vụ, sở chỉ có giấy khen không có bằng khen.
Vậy thưa ông, trong âm nhạc Việt Nam đã có ai được phong hàm giáo sư âm nhạc?
Không có nghệ sĩ nào trong lĩnh vực âm nhạc được phong tặng chức danh Giáo sư âm nhạc.
Ngay đến cách gọi chức danh giáo sư âm nhạc cũng là cách gọi chung chung mà không chỉ rõ chuyên ngành, lĩnh vực cụ thể. Trong âm nhạc có nhiều thể loại như sáng tác, lý luận, chỉ huy, các loại nhạc cụ, thanh nhạc...nếu gọi là giáo sư âm nhạc, có nghĩa người này giỏi tới mức bao trùm toàn bộ các chuyên ngành âm nhạc à?
Chức danh giáo sư hay phó giáo sư là nói đến học hàm, phẩm hàm trong khoa học. Tiến sĩ và tiến sĩ khoa học là nói đến học vị.
Xin cám ơn ông!
Nhà văn Chu Lai cho biết: Tôi cho là hết sức tùy tiện, hồn nhiên. Ngay người phong chức danh giáo sư âm nhạc vào bằng khen cũng không hiểu gốc thế nào là giáo sư. Lạm phát thuật ngữ danh hiệu ghê quá, dẫn tới rơi vào vùng chợ trời về danh hiệu. tôi được biết Ngọc Sơn rất lấy làm hoan hỉ. Người nhận không hiểu, người phong tặng cũng không hiểu. Hai sự hoan hỉ rất tối tăm và sự tối tăm thúc vào nền văn hóa, các giá trị văn hóa Việt Nam một nét rất hài hước. Thậm chí gây ra sự bực tức, phẫn nộ. Cá nhân tôi cực lực phản đối phong tặng danh hiệu giáp sư của Hội nghệ nhân và thương hiệu Việt Nam. Cũng như ai đó gọi tôi là đại văn hào Chu Lai, tôi sẽ tát ngay người gọi đó. Những gì mình không có mình không được phép nhận. Những cái gì không được phép phong thì không bao giờ mình được hạ bút phong. Tôi cho rằng, Hội nghệ nhân và thương hiệu Việt Nam cần phải lên tiếng xin lỗi.
Theo Danviet
Giáo sư, nhạc sĩ nói gì về việc phong Giáo sư cho ca sĩ Ngọc Sơn? Theo PGS Đỗ Xuân Tùng - nguyên Trương phong Đao tao Nhac viên Ha Nôi, thì việc phong hàm giáo sư cho ca sĩ Ngọc Sơn chỉ là câu chuyện ao làng, một sự ảo tưởng. Mấy ngày vừa qua, dư luận, giới nghệ sĩ, tri thức đang xôn xao bàn tán sự việc ca sĩ Ngọc Sơn được phong hàm Giáo sư...