Giải trí Việt: Chưa làm được gì chỉ thấy ầm ĩ
Chúng ta chỉ thấy một sự ầm ĩ toàn scandal, toàn ghen ghét, đố kỵ, cãi vã và bới móc chuyện của nhau…
Càng ngày dư luận càng nóng với các gameshow truyền hình mà điển hình là Giọng hát Việt.
Chắc chỉ có ở Việt Nam, chẳng những chỉ ở trên cộng đồng mạng, chẳng những nhan nhản trên các tờ báo mà ra đường những ngày này nghe dân tình bàn nhiều về chuyện Trần Lập, Bảo Anh…
Điều này đồng nghĩa với việc đối với số đông người Việt Nam, các chương trình giải trí truyền hình, gameshow truyền hình được lựa chọn như một loại hình giải trí số 1.
Một thí sinh tham gia “Giọng hát Việt”- gammeshow truyền hình đang ầm ĩ
Lợi thế đó, tiếc thay, đã không được tận dụng để nâng tầm ngành công nghiệp giải trí nước nhà. Những gì đang chiếm lĩnh hiện nay chỉ là những phiên bản được mua bản quyền và vì phải giữ nguyên format mà nhiều khi xa lạ không phù hợp với phong tục tập quán và văn hóa Việt Nam.
Kể từ khi hội nhập đến nay, ngành giải trí vốn suốt những tháng năm bao cấp đến ca nhạc, phim ảnh…cũng được phục vụ miễn phí bỗng chốc trở thành ngành kinh doanh béo bở. Nhiều bầu sô và các nhà sản xuất, các công ty truyền thông nhanh nhạy tấn công vào lĩnh vực này.
Trước kia, dù có nằm mơ cũng không thể tưởng tượng có ngày tư nhân có thể sản xuất được những bộ phim truyện nhựa hoành tráng vài chục tỉ, tư nhân xây cả rạp chiếu phim.
Cũng như có ngày các công ty truyền thông nắm giữ sóng các kênh truyền hình dưới tên gọi xã hội hóa. Và những ca sĩ, người mẫu, hoa hậu…cùng kéo theo những chuyên gia thiết kế thời trang, trang điểm, làm tóc…và nhiều dịch vụ khác trở thành những người sống xa hoa trong xã hội.
Có nghĩa là nếu đặt câu hỏi người ta có thu được lợi nhuận từ nền giải trí nước nhà không thì câu trả lời là có. Và rằng ở Việt Nam có một ngành công nghiệp giải trí không? Câu trả lời, theo chúng tôi, cũng là có.
Video đang HOT
Chỉ có điều, nền công nghiệp giải trí ấy đang đứng ở đâu và đem lại lợi ích gì cho đất nước? Đó là cả một câu hỏi lớn.
Cảnh trong phim Pieta của Hàn Quốc
Suốt ngần ấy năm, chúng ta không thấy ca sĩ, người mẫu, hoa hậu, diễn viên, nhà thiết kế, đạo diễn…nào mang tầm cỡ thế giới. Ngành giải trí Việt Nam không tạo được một dấu ấn nào trên bản đồ thế giới (tất cả những danh xưng như siêu mẫu, như lọt top này top nọ đều chỉ là ở phạm vi những đấu trường tầm cỡ khiêm tốn nào đó).
Chúng ta chỉ thấy một sự ầm ĩ toàn scandal, toàn ghen ghét, đố kỵ, cãi vã và bới móc chuyện của nhau…
Trong khi đó, nhìn sang các nước châu Á chúng ta sẽ thấy hội nhập cùng thế giới, học hỏi từ châu Âu và Mỹ nhưng không dừng lại ở những format bê nguyên xi mà tạo ra được làn sóng riêng của họ.
Hàn Quốc là một điển hình không chỉ khiến chúng ta mà nhiều nước khác khâm phục họ. Hàng thập niên phim truyền hình Hàn Quốc chiếm sóng truyền hình hầu khắp các nước trên thế giới.
Tạo thành một làn sóng Hàn Quốc trong lĩnh vực giải trí. Ở mảng phim cổ trang Trung Quốc gần như đã chiếm vị trí thống soái, Hàn Quốc vẫn giành được đáng kể thị phần với những Nàng Dae Gang Geum, Chốn hậu cung và hàng loạt phim khác. Để rồi ở một tầng sâu hơn, Hàn Quốc vươn lên mạnh mẽ trong lĩnh vực điện ảnh.
Điều này là cảm nhận của nhiều người khi bộ phim truyện nhựa Xuân, Hạ, Thu, Đông rồi Xuân của đạo diễn Kim Ki-duk xuất hiện năm 2003. Nghĩa là bên cạnh những bộ phim truyền hình giải trí, người Hàn Quốc đã đạt tới những bộ phim kinh điển tầm cỡ thế giới.
Và Kim Ki duk trở thành một đạo diễn tên tuổi khi năm nay, 2012, lần thứ 2 ông đoạt giải Sư tử Vàng tại Liên hoan phim Venice với bộ phim Pieta – đây cũng đang là ứng cử được đánh giá là nặng ký tranh giải ở hạng mục phim nước ngoài hay nhất tại Oscar 2013.
Điệu nhảy Gamnam đang gây sốt toàn thế giới
Sau chiến lược phát triển phim truyền hình và điện ảnh, ngành giải trí Hàn Quốc trở thành một tâm điểm của thế giới. Ít nhất là ở Châu Á, tiếp tục xuất hiện cơn sốt K. pop (Korea Pop).
Và gần đây nhất, những ngày này, cơn sốt Gangnam Style của nghệ sĩ người Hàn Quốc Psy ( Park Jae Sung) đang lan truyền khắp thế giới.
Điệu nhảy ngựa giễu nhại lối sống phô trương của tầng lớp nhà giàu mới nổi ở quận Gangnam, Hàn Quốc, từ khi đăng trên Youtube vào 15/7 cho tới giữa tháng 9, đã cán mốc hơn 200 triệu lượt xem.
Điệu nhảy Gangnam trở thành một cơn sốt trong cộng đồng cư dân Hàn Quốc, lan rộng khắp châu Á, thậm chí làm điên đảo cả châu Âu và Mỹ…
Còn ở Việt Nam, câu chuyện những ngày này là Giọng hát Việt, là Việt Nam Idol, là Việt Nam next top model … bê nguyên bản format nước ngoài. Biết bao giờ mới có một “làn sóng Việt”?
Theo Nguyễn Đức Thành Vĩnh (Đại Đoàn Kết)
63% phụ nữ bị 'làm phiền' khi chơi game online
Tuy nhiên, điều này dường như không đúng lắm tại Việt Nam
Một cuộc khảo sát mới được tiến hành bởi Emily Matthew trên trang blog chuyên đăng tải các bản báo cáo, nghiên cứu và khảo sát về game, Pricecharting đã khẳng định 80% trong số 874 người được hỏi khẳng định rằng có việc phân biệt giới tính trong cộng đồng game thủ, 63% phụ nữ chia sẻ là đã bị "làm phiền" khi chơi game trực tuyến.
Khoảng 80% game thủ thừa nhận có sự phân biệt giới tính trong game.
Việc "làm phiền" này bao gồm các hành động tán tỉnh, làm quen liên tục và không mang nhiều thiện cảm từ phía các game thủ nam, đôi khi đó là các hành động đơn giản như quấy rối việc chơi game (phá bãi train, PK, KS quái...) hoặc nặng nề hơn như mạt sát, chửi bới, văng tục, nói xấu, đe dọa, gây chia rẽ và vu cáo. Hầu hết nữ giới khi được hỏi đều nói rằng phần lớn các lời nói xấu thường nhằm vào nhan sắc, cân nặng hoặc vấn đề "công dung ngôn hạnh" khi một phụ nữ thích chơi game.
Bản báo cáo cũng chỉ ra rằng có khoảng 35,8 % phụ nữ bỏ chơi game vì bị phân biệt đối xử và 9,6 % từ bỏ game vĩnh viễn. Con số này tương ứng đối với nam giới chỉ là 11,7 % và 2,6 %.
Tuy nhiên, cũng có khoảng 10% nữ giới thừa nhận đã sử dụng "giới tính nữ" của mình để có được các trang bị trong game, nhận được sự chú ý và ủng hộ từ phía các nam game thủ khác. Trong khi đó một số nam giới cũng thừa nhận họ đã giả làm nhân vật nữ, sử dụng các hình ảnh trên internet để đưa cho bạn bè, nhằm "trục lợi bất chính".
Cá tính của các cô nàng mê game được nhận xét là khá mạnh bạo.
Còn tại Việt Nam, hiện tại chưa có một báo cáo hay khảo sát chính thức nào về vấn đề "nhân khẩu học" hay "nữ quyền" trong game online nhưng hầu hết game thủ đều cho rằng số lượng game thủ là nữ chơi game trực tuyến hiện nay khá thấp, đặc biệt là với một số game người chơi hầu như "không gặp ai là nữ bao giờ".
Một số game thủ nữ khi được hỏi đều chia sẻ rằng họ cũng nhận được khá nhiều lời làm quen, kết bạn từ những người chơi khác nhưng phần lớn đều khá "rụt rè" và nhanh chóng bỏ cuộc khi không được hồi đáp lại. Trong các liên minh, hội nhóm, các game thủ nữ thường được ưu ái khá nhiều và luôn được các đồng đội là nam giới bảo vệ, chia sẻ trang bị, đồ đạc, kinh nghiệm. Theo quan điểm của khá nhiều nam game thủ thì nữ giới chơi game hiện nay thường có cá tính "khá mạnh" và không dễ gì có thể làm quen, tán tỉnh hay làm phiền được họ khi chơi.
Các game thủ nữ thường được các đồng môn chú ý quan tâm và ưu ái.
Cá biệt, một số người chia sẻ rằng "rắc rối" mà các game thủ nữ này thường gặp phải không đến từ các nam game thủ khác mà lại đến từ chính những người "cùng giới tính với mình" trong game. Sự ghen ghét, đố kỵ, các vấn đề "tình cảm" luôn là khởi nguồn của nhiều xích mích và ghen tuông giữa nhiều "bóng hồng". Một vài nữ game thủ cũng hé lộ rằng sau khi chơi một thời gian đã quyết định giấu "nhân thân" của mình và chấp nhận "giả trai" khi xuất hiện trong các game online.
Theo Game Thủ
Ý nghĩa của điệu 'Gangnam Style' gây sốt 'Điệu nhảy ngựa' giễu nhại lối sống phô trương của tầng lớp nhà giàu mới nổi ở quận Gangnam, Hàn Quốc, mở đầu bằng hình ảnh một chàng béo xấu xí vỗ ngực tự xưng: 'Anh có phong cách Gangnam'. Video "Gangnam Style" của rapper người Hàn PSY (Park Jae Sung), từ khi đăng trên Youtube vào 15/7 cho tới giữa tháng 9,...