Giải tỏa nỗi lo kẹt xe về quê ăn tết miền Tây
Sau nhiều năm chịu cảnh đường chật, xe đông, những người miền Tây từ Đông Nam Bộ về quê đã có thêm nhiều tuyến đường lớn để về nhà dễ dàng hơn trong các dịp lễ Tết.
Hứa hẹn giảm tắc nghẽn trong dịp Tết 2021
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới cắt băng thông tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận dài 51,1km, nối tiếp tuyến cao tốc dài 40km từ TP HCM đến tỉnh Tiền Giang. Điều này sẽ giúp cho người dân dù về quê hay lên TP HCM vào dịp Tết sẽ không phải chịu cảnh chen chúc, kẹt xe nhiều giờ như những năm trước nữa.
Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh cho biết, UBND tỉnh đã nỗ lực cùng nhà thầu vượt qua nhiều khó khăn, triển khai 31/36 gói thầu, đạt 75% tổng khối lượng công việc, đúng tiến độ Chính phủ giao. Trong 5 ngày trước và 5 ngày sau Tết Nguyên đán, đơn vị thi công sẽ cho xe khách dưới 16 chỗ và xe tải dưới 2,5 tấn lưu thông tạm trên tuyến, phục vụ việc đi lại của người dân.
Cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi dự kiến thông tuyến trước Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 (Ảnh: Minh Điền)
Thời điểm hiện tại, hàng trăm công nhân đang gấp rút thi công những hạng mục cuối cùng trên tuyến cao tốc thứ hai của miền Tây là tuyến Lộ Tẻ (Cần Thơ) – Rạch Sỏi (Kiên Giang), quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/giờ. Sau 4 năm thi công, dự án đã hoàn thành 97% khối lượng công việc, sẽ thông tuyến trước Tết.
Video đang HOT
Tại tỉnh Bến Tre, công trình bến phà Rạch Miễu tạm vượt sông Tiền sang tỉnh Tiền Giang đã đạt hơn 60% khối lượng công việc. Trên công trường, các công nhân khẩn trương tổ chức thi công cả ngày lẫn đêm xây dựng đường xuống bến, lắp bến nổi hình bát giác trọng tải 500 tấn… Dự kiến trước ngày 27/01/2021, 3 chiếc phà loại 100 tấn sẽ hoạt động, đưa người và phương tiện từ TP HCM về miền Tây và ngược lại, không phải dồn vào cầu Rạch Miễu.
Thêm nhiều công trình đáp ứng nhu cầu phát triển
Theo kế hoạch của Bộ Giao thông – Vận tải trình Chính phủ, từ nay đến năm 2025, Bộ sẽ đầu tư 7 dự án đường cao tốc tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nâng độ dài cao tốc trong vùng từ 40km hiện tại lên 300km.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Khởi đầu năm mới, chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, chúng ta tiếp tục xây dựng các công trình quan trọng có ý nghĩa chiến lược với Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một cố gắng rất lớn để đáp ứng yêu cầu, sự ngóng trông của 20 triệu dân ở 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
Mô hình cầu Rạch Miễu 2
Song song với việc đưa tuyến đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận vào sử dụng tạm trong dịp Tết, đơn vị thi công vẫn triển khai hàng nghìn công nhân để tiếp tục thi công các hạng mục còn lại, phấn đấu sớm hoàn thành công trình. Thứ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải Nguyễn Nhật cho rằng, việc đầu tư xây dựng đoạn cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ nhằm hoàn chỉnh tuyến cao tốc TP HCM – Cần Thơ và đưa vào sử dụng trong năm 2023 là hết sức cần thiết. Dự kiến đưa công trình vào khai thác toàn bộ đúng dịp 30/04/2021.
Bên cạnh đó, tỉnh Bến Tre chuẩn bị khởi công xây dựng cầu Rạch Miễu 2 vượt sông Tiền, có tổng chiều dài 17,5km, tổng mức đầu tư hơn 5.123 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Cùng thời điểm này, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đang phối hợp cùng các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng nghiên cứu dự án xây dựng hệ thống cầu Đại Ngãi trên quốc lộ 60 vượt sông Hậu. Dự án có chiều dài toàn tuyến khoảng 15,2km, gồm đường dẫn hai bờ và 7 cầu, với mức đầu tư hơn 8.100 tỷ đồng.
Năm 2021, ngành giao thông phấn đấu giải ngân 46.005 tỷ đồng vốn đầu tư công
Năm 2020, Bộ GTVT được giao giải ngân khoảng 39.826 tỷ đồng, trong đó, riêng nguồn vốn ODA được giao là 6.131 tỷ đồng để giải ngân cho 47 dự án sử dụng vốn vay nước ngoài.
Giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước
Thực hiện nhiệm vụ ngành GTVT, nhất là vấn đề đang được quan tâm về giải ngân vốn đầu tư công, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết, đến hết năm 2020, Bộ GTVT đã hoàn thành 100% kế hoạch năm và là một trong số bộ, ngành đạt mức giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước. Trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động đến mọi lĩnh vực, kèm theo đó là ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, lũ lụt, Bộ GTVT xác định việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công là giải pháp hữu hiệu để kích cầu nền kinh tế.
Cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi chuẩn bị thông xe.
Đóng góp vào thành công trong công tác giải ngân của Bộ GTVT năm 2020, nhiều chủ đầu tư, ban quản lý dự án đạt kết quả giải ngân cao, vượt mức kế hoạch đã đăng ký đầu năm như: Ban Quản lý dự án Thăng Long, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, Sở GTVT Đồng Tháp, Ban Quản lý dự án Hàng hải, Ban Quản lý dự án Đường sắt...
Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận, trong tổng số giải ngân kế hoạch năm 2020, phần hoàn ứng trước kế hoạch và tạm ứng các hợp đồng chiếm tỷ trọng khá lớn của ngành giao thông. Bên cạnh đó, còn có một số chủ đầu tư, ban quản lý dự án triển khai dự án, giải ngân kế hoạch chậm, chưa đáp ứng yêu cầu như các Sở GTVT Kon Tum, Lâm Đồng, Hưng Yên, Hà Nam...
Năm 2021, Bộ GTVT đặt mục tiêu hoàn thành kế hoạch đầu tư công, dự kiến giải ngân 46.005 tỷ đồng. Để đảm bảo kế hoạch giải ngân này, Bộ GTVT đã yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án triển khai ngay từ tháng đầu, quý đầu năm 2021; rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc từng dự án để thúc tiến độ giải ngân, nhất là với các dự án trọng điểm, các dự án sử dụng vốn ODA; đặc biệt là phối hợp chặt chẽ với các địa phương có dự án đi qua để tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Đồng thời, gắn trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị, nếu kết quả giải ngân không đạt yêu cầu sẽ không xét thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ...
Gỡ thể chế để bứt phá hạ tầng
Theo Thứ trưởng Lê Anh Tuấn, năm 2021, ngành GTVT sẽ triển khai hàng loạt dự án, công trình giao thông trọng điểm, trong đó đặc biệt là cao tốc Bắc - Nam, cảng hàng không Quốc tế Long Thành, dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên, dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc, các dự án đường bộ, đường sắt cấp bách...
Ngoài ra, Bộ GTVT sẽ giải quyết dứt điểm các khoản nợ thuộc nghĩa vụ ngân sách bao gồm: Hoàn ứng trước kế hoạch, trả nợ đọng xây dựng cơ bản và nợ khối lượng hoàn thành các dự án triển khai giai đoạn trước, trả nợ tới hạn các dự án BT, nợ địa phương, doanh nghiệp ứng vốn thực hiện dự án trước năm 2016.
Ngành GTVT cũng sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác các tuyến đường sắt đô thị đang triển khai tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; triển khai các dự án cảng hàng không Quốc tế Long Thành giai đoạn 1, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1, nâng cấp kênh Chợ Gạo giai đoạn 2, luồng cho tàu tải trọng lớn vào sông Hậu giai đoạn 2...
Để tiến độ và chất lượng các dự án đảm bảo tốt nhất, Bộ GTVT đã yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch chi tiết và xác định đường găng của dự án. Ngay những ngày đầu của năm 2021, lãnh đạo Bộ và các Cục, Tổng cục sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý ngay những vướng mắc liên quan đến tiến độ và chất lượng công trình, xử lý kịp thời những tồn tại phát sinh...
Thứ trưởng Lê Anh Tuấn khẳng định, xác định, để có thể bứt phá trong đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là với các dự án cao tốc, ngoài các nguồn vốn từ ngân sách, ODA, không thể không thu hút vốn PPP. Để hút vốn PPP cần tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế chính sách trong việc thu hút vốn, mà trước hết là tháo gỡ vướng mắc của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 bằng các văn bản, nghị định hướng dẫn.
Thời gian tới, Bộ GTVT sẽ tiếp thu những ý kiến phản hồi của người dân, doanh nghiệp và từ thực tiễn triển khai các dự án BOT, tích cực phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để tháo gỡ vướng mắc về thể chế để thực sự tạo đột phá thu hút vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông.
Tiền Giang, Ninh Thuận, Quảng Ngãi bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tại kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm 2020, HĐND các tỉnh Tiền Giang, Ninh Thuận, Quảng Ngãi vừa kiện toàn nhân sự Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2020. Tiền Giang: Tân Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh. Ảnh: Báo Ấp Bắc Sáng 11/12, tại kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh Tiền Giang khóa IX, nhiệm kỳ...