Giải tỏa ngay những vấn đề “nóng”
Biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn những vụ án liên quan đến người tâm thần; tiến độ triển khai các giải pháp giảm phạm pháp hình sự, giảm phức tạp về ANTT ở 10 địa bàn trọng điểm; việc cung cấp đủ nước sinh hoạt, quạt mát cho phạm nhân đang chấp hành án tại 3 trại tạm giam CATP và các nhà tạm giữ… hàng loạt những vấn đề “ nóng” đó đã được Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh – Giám đốc CATP Hà Nội trao đổi, đưa ra định hướng giải quyết tại Hội nghị trực tuyến Triển khai công tác tháng 5, diễn ra sáng 4-5.
Không để tồn tại trên mọi mặt
Tăng cường tuần tra là biện pháp hữu hiệu phòng ngừa, phát hiện tội phạm
Video đang HOT
Hiện tượng cờ bạc ở một số vùng ven; số vụ trọng án do nguyên nhân xã hội, liên quan đến người tâm thần gây án có dấu hiệu gia tăng; tội phạm cướp hoạt động manh động ở một số địa bàn ngoại thành… là những vấn đề được Giám đốc CATP yêu cầu Trưởng Phòng CSHS trả lời và đưa ra giải pháp xử lý. “Người dân thông tin trực tiếp đến tôi, có xới bạc hoạt động gần như liên tục. Họ bức xúc và đặt câu hỏi: Phải chăng có ai “bảo kê” cho những xới bạc này? Người dân đã bức xúc, đã tin cậy thông tin đến lực lượng công an về hoạt động tội phạm, tôi đề nghị Phòng CSHS phối hợp với những địa bàn có hiện tượng cờ bạc hoạt động, sớm xử lý triệt để”, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh nhấn mạnh.
Một vấn đề được Giám đốc CATP đặc biệt quan tâm là công tác chống nóng đối với CBCS làm việc ở 3 trại tạm giam, các nhà tạm giữ ở 29 quận, huyện, thị xã cũng như các bị can, phạm nhân. Giám thị Trại tạm giam số 2 và chỉ huy một số phòng nghiệp vụ CATP đã được yêu cầu báo cáo về công tác chống nóng ở môi trường đặc biệt này, bởi đây đang là thời điểm “cao điểm” nóng tại Hà Nội. Nghe, tổng hợp các thông tin, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh quyết định: “Văn phòng CATP sẽ lập tổ công tác đến các trại tạm giam và nhà tạm giữ để kiểm tra công tác chống nóng. Nơi nào thiếu nước sạch, chỉ huy trại tạm giam và trưởng công an quận, huyện phải sớm báo cáo về CATP để được cấp kinh phí mua nước sạch, mua thêm quạt thông gió, không được để xảy ra dịch bệnh ở trại tạm giam, nhà tạm giữ; phải đảm bảo sức khỏe cho các phạm nhân, bị can”.
Những thông tin về ANCT – TTXH cũng đã được các đồng chí Phó Giám đốc CATP là Đại tá Nguyễn Đức Chung và Đại tá Bạch Thành Định trao đổi tại hội nghị. Cùng với đó là những thông tin, vấn đề được Đại tá Trần Thùy – Phó Giám đốc CATP nêu ra, như hiện tượng gia tăng chống người thi hành công vụ; công tác chấn chỉnh quy trình xử lý vi phạm giao thông ở một số địa bàn; hiện tượng thanh thiếu niên mang theo vũ khí thô sơ, vũ khí “nóng” khi tham gia giao thông.
Nêu cao trách nhiệm chỉ huy
Theo bộ phận thường trực Văn phòng CATP, trong tháng 4, ANCT trên địa bàn thành phố tiếp tục được giữ vững ổn định. Tuy nhiên, lĩnh vực phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội có nhiều biểu hiện phức tạp. Trong “bối cảnh” phạm pháp hình sự tăng thì số vụ án mạng do mâu thuẫn xã hội bộc phát cũng tăng. Đáng chú ý, có tới 3 vụ án mạng mà bị hại và đối tượng đều là thành viên trong gia đình. Hoạt động của tội phạm hình sự “nóng” với các biểu hiện bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ; các đường dây cờ bạc sẵn sàng cho người chơi vay tiền để đánh bạc, sau đó ép phải bán nhà, bán tài sản giá trị để trừ nợ. “Tình hình đối tượng tàng trữ và sử dụng vũ khí nóng phạm tội diễn ra phức tạp, trong tháng 4 xảy ra 5 vụ, trong đó 3 vụ ở nội thành”, Thượng tá Đào Thanh Hải – Trưởng Phòng CSHS thông tin.
Không để tồn tại kéo dài trên tất cả các lĩnh vực công tác; cán bộ chỉ huy phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, chỉ huy, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác giữ vững ANTT địa bàn… đó là yêu cầu mà Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh – Giám đốc CATP đặt ra. Giám đốc CATP nhấn mạnh, thông qua các nhiệm vụ cụ thể, từng đơn vị, lực lượng phải có những đề xuất, kiến nghị kịp thời với cấp trên; xây dựng và triển khai phương án bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị – xã hội diễn ra tại Hà Nội trong thời gian tới. Những đơn vị, cán bộ chiến sỹ có thành tích, có cố gắng, nhất định phải được khen thưởng, động viên kịp thời.
Theo ANTD
"Ma dẫn lối, quỷ đưa đường"
Từ đầu năm mới đến nay, địa bàn ngoại thành Hà Nội liên tiếp xảy ra các vụ trọng án với tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Đau lòng hơn là có những vụ bố đâm chết con, anh em tàn sát nhau sau cuộc nhậu.
Câu chuyện bên chén rượu...
Ngồi trong phòng hỏi cung của CAH Thanh Oai, Hà Nội, Đỗ Hoàn (SN 1981, ở xã Cao Viên, Thanh Oai) lộ rõ vẻ bồn chồn, lo lắng. Được điều tra viên (ĐTV) hỏi về vụ án đặc biệt nghiêm trọng mà Hoàn cùng đồng bọn gây ra sau cuộc nhậu trưa 7-2 tại nhà người bạn THPT khiến 2 nam thanh niên tử vong, đối tượng này cúi gằm mặt. Nhận được sự động viên của ĐTV, Hoàn dần lấy lại bình tĩnh, rành rọt thuật lại câu chuyện. Trưa 7-2, Hoàn được anh Bằng (bạn học) mời đến nhà uống rượu. Tại cuộc nhậu, anh Bằng còn giới thiệu hai người bạn khác là Lê Ngọc Chinh (ở Chương Mỹ) và Đỗ Ngọc Dự (ở Hà Đông, Hà Nội) cùng tham gia. Rượu vào lời ra, khi đã ngấm men say, Đỗ Hoàn cãi vã với anh Chinh và Dự. Trên đường về, Hoàn điện cho 3 anh em họ ở trong xã Cao Viên đến để cùng "dạy" cho đối thủ một bài học. Ba thanh niên này mang theo hung khí gậy gộc hùng hổ đến nhà anh Bằng. Vừa đến nơi, Hoàn cùng 3 đối tượng dùng dao bầu đâm gây thương tích nặng cho anh Dự và Chinh. Do vết thương nặng đâm vào chỗ hiểm, gây mất máu cấp đã khiến anh Chinh tử vong tại chỗ, chiều cùng ngày anh Dự được đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng cũng không qua khỏi.
Trên khuôn mặt hốc hác của Hoàn, đôi mắt thâm quầng, dấu hiệu của những đêm mất ngủ. "Hôm ấy khi tỉnh rượu em được gia đình đưa đến trụ sở công an huyện đầu thú. Từ khi vào đây (nhà tạm giam - PV) ký ức kinh hoàng của buổi trưa hôm đó luôn hiện về khiến đêm em không tài nào chợp mắt...".
Ra tết, các huyện ngoại thành liên tục xảy ra các vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Trong 7 vụ trọng án xảy ra từ đầu năm đến nay thì có đến 5 vụ liên quan trực tiếp đến rượu. Cũng tại địa bàn huyện Thanh Oai, trưa một ngày cuối tháng 1, sau bữa ăn trưa, trong tình trạng ngây ngất hơi men, ông Mến và con trai là Nguyễn Trọng Quý đã xảy ra to tiếng vì những bất đồng trong sinh hoạt gia đình. Sẵn có chất men trong người, ông Mến đã dùng dao nhọn đâm trúng ngực khiến người con trai tử vong tại chỗ, hay vụ say rượu dùng kiếm đâm chết người vì ghen tức xảy ra tại xã Phúc Tiến, Phú Xuyên, Hà Nội...
Hiểm họa cần sớm được ngăn chặn
Trọng án liên quan đến bia rượu vào những ngày đầu năm còn xảy ra tại địa bàn huyện ngoại thành Hà Nội như Hoài Đức, Đan Phượng, Ba Vì... với những hậu quả nghiêm trọng. Phần lớn số hung thủ mà PV được gặp gỡ, tiếp xúc đều nại ra lý do gây án trong tình trạng say rượu, không nhớ cụ thể diễn biến hành động của bản thân cũng như mất đi sự kiểm soát hành động chỉ vì những va chạm nhỏ.
Theo một cán bộ điều tra CAH Thanh Oai - CATP Hà Nội thì những vụ trọng án hành xử theo kiểu côn đồ, gây hậu quả nghiêm trọng đều liên quan đến những đối tượng tuổi đời còn trẻ. Trước khi gây án nhóm đối tượng này thường có chất men trong người, dễ bị kích động, thiếu sự kiềm chế, hành động bồng bột. Đây cũng chính là mối hiểm họa gây mất ANTT và TTATXH. Một phần nguyên nhân khác dẫn đến các vụ án đau lòng chính từ sự thiếu hiểu biết, coi thường pháp luật trong một bộ phận giới trẻ. Trung tá Chu Văn Thái - Đội trưởng Đội ĐTHS, CAH Đan Phượng cho biết, hầu hết các vụ trọng án liên quan đến rượu, các đối tượng thường "đẩy" trách nhiệm cho rượu, bia và coi đó là "bình phong" lý giải cho hành vi côn đồ của bản thân.
Điểm khác biệt cơ bản lý giải thời điểm đầu năm ở nội thành ít xảy ra trọng án nghiêm trọng so với ngoại thành chính nhờ sự phòng ngừa hiệu quả các vụ án hình sự của tổ công tác "141" - CATP Hà Nội. Từ việc lập chốt, kiểm tra hành chính với những thanh niên có dấu hiệu phạm pháp hình sự, lực lượng "141"(liên quân cảnh sát hình sự, giao thông, cơ động) đã thu giữ được hàng trăm loại vũ khí như dao, kiếm thậm chí cả súng quân dụng. Sau 6 tháng đi vào hoạt động tổ công tác "141" đã kéo giảm 4,3% số vụ phạm pháp hình sự so với cùng thời điểm năm 2011 nhờ đó ngăn chặn phần nào những vụ thanh niên hành xử theo kiểu côn đồ ở nội đô. Vì lẽ đó ở các huyện ngoại thành cần nhân rộng mô hình tổ công tác đặc biệt hoạt động một cách bài bản, hiệu quả để hạn chế đến mức thấp nhất các vụ án nghiêm trọng xảy ra.
Theo lý giải của bác sỹ Nguyễn Tiến Hùng, chuyên khoa Phẫu thuật thần kinh - BV Việt Đức: Rượu bia có tác dụng ức chế (rượu được xếp vào nhóm thuốc gây mê, tức nhóm thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương). Rượu bia sử dụng quá mức sẽ ức chế vùng vỏ não điều khiển sự tự chủ, biết kiềm chế của người sử dụng. Nếu vùng vỏ não này bị ức chế, người uống sẽ dám làm những việc mà khi bình thường không dám thực hiện. Uống nhiều rượu, bia sẽ làm tê liệt hệ thần kinh tự chủ, sự phán đoán và ý thức. Hậu quả tất nhiên của việc lạm dụng rượu bia sẽ đến là hành vi bạo lực và tai nạn giao thông.
Theo ANTD
Độc chiêu mở rộng "lãnh địa" của giang hồ "nhà quê" Trong giới giang hồ có một luật bất thành văn là "việc ai người đó làm, cơm ai người đó ăn", tức là không được "thò mũi" vào chuyện của người khác, địa bàn của ai, người đó quản lý, hoạt động. Nếu xâm chiếm địa bàn của người khác có nghĩa là đã khiêu chiến với người đó. Mà đã "chiến" thì...