Giải thưởng Lương thực thế giới năm 2024 vinh danh hai nhà khoa học Geoffrey Hawtin và Cary Fowler
Hai nhà khoa học Geoffrey Hawtin và Cary Fowler đã được trao Giải thưởng Lương thực thế giới năm 2024 cho những nỗ lực bảo tồn di sản hạt giống của thế giới.
Hai nhà khoa học Cary Fowler (trái) và Geoffrey Hawtin. Ảnh: cbs42.com
Giải thưởng này nhằm tôn vinh những cá nhân có thành tích gia tăng chất lượng, số lượng hoặc tính sẵn có của lương thực trên toàn thế giới.
Hai ông Hawtin và Fowler là những người tiên phong trong việc thành lập Ngân hàng Hạt giống Toàn cầu Svalbard, một kho dự trữ hạt giống được xây dựng dưới lòng đất ở nhiệt độ âm 18 độ C trên quần đảo Svalbard của Na Uy ở Bắc Cực. Nơi đây hiện lưu trữ 1,25 triệu mẫu hạt giống trong điều kiện lạnh để bảo tồn.
Mục tiêu chính của Hawtin và Fowler là bảo tồn càng nhiều hạt giống nông nghiệp càng tốt. Họ tin rằng sự đa dạng di truyền của cây trồng là chìa khóa để đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và các mối đe dọa khác.
Video đang HOT
Ông Hawtin, 75 tuổi, nhà nông học người Canada gốc Anh, cho biết ngoài các giống cây trồng được thuần hóa như lúa mì và lúa mạch, hiện nay kho dự trữ còn tiếp nhận thêm nhiều giống cây hoang dã có quan hệ ít nhiều với các cây trồng hiện nay.
Trong khi đó, ông Fowler, 74 tuổi, chuyên gia về hạt giống người Mỹ và là Đặc phái viên về An ninh lương thực toàn cầu của Mỹ, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn các giống cây hoang dã này. Ông nói rõ những loài này mang các gene có đặc tính liên quan đến biến đổi khí hậu, có thể giúp cây trồng thích nghi với điều kiện môi trường mới.
Ông Hawtin tin tưởng rằng khoa học kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn hạt giống. Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo về những hạn chế của các công nghệ hiện đại.
Theo ông Hawtin, có hàng chục nghìn, thậm chí có thể nhiều hơn, các gene ảnh hưởng đến khả năng thích nghi của cây trồng trước biến đổi khí hậu và do đó cần có sự hiểu biết đầy đủ về các gene này trước khi có thể chỉnh sửa gene các loài một cách hiệu quả.
Sự nghiệp của hai ông Hawtin và Fowler bắt đầu từ những năm 1970. Ban đầu, họ tập trung vào việc tăng sản lượng lúa mì, ngô và lúa gạo để giải quyết nạn đói hoành hành ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, sau đó họ nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển các hệ thống nông nghiệp bền vững hơn và đa dạng hóa các loại cây trồng.
Ông Hawtin khởi đầu sự nghiệp ở Trung Đông, nơi ông thu thập hạt giống rau từ các nông dân địa phương. Trong khi đó, ông Fowler, với tư cách là Đặc phái viên Đặc biệt về An ninh Lương thực toàn cầu, đang thúc đẩy việc sử dụng các loại cây trồng truyền thống ở châu Phi, những loại cây trồng này có tiềm năng dinh dưỡng cao và thích nghi tốt với môi trường.
Sông băng tan chảy, 'mất ký ức' về lịch sử khí hậu
Các sông băng sẽ "mất ký ức" về lịch sử khí hậu do hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Kết luận này được đưa ra trong nghiên cứu quốc tế do Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia (CNR) Italy điều phối và được công bố trên tạp chí khoa học The Cryosphere.
Những tảng băng trôi lững lờ trên trên hồ Argentina cùng với dãy núi Andes luôn phủ trắng tuyết quanh năm ở phía sau khiến du khách phải trầm trồ. Ảnh tư liệu: Phạm Hoài Nam/Pv TTXVN tại Argentina
Nghiên cứu được tiến hành trong khoảng thời gian từ 2012-2019 và do các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Địa cực (ISP) của CNR và Đại học Ca' Foscari tại Venice dẫn đầu thực hiện.
Nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu không chỉ làm giảm tổng diện tích sông băng mà còn ảnh hưởng đến thông tin mà chúng nắm giữ một cách tự nhiên về lịch sử của sông băng và của hành tinh. CNR cho biết băng tan do hiện tượng nóng lên toàn cầu khiến dấu vết về khí hậu có trong các sông băng trên đảo Svalbard suy giảm nhanh chóng. Các sông băng của quần đảo Svalbard ở Vòng Bắc Cực cũng "mất đi ký ức".
Các nhà khoa học đã nghiên cứu sông băng Holtedahlfonna, một trong những sông băng cao nhất tại quần đảo Svalbard. Kết quả cho thấy dấu vết khí hậu được phát hiện vào năm 2012 đã hoàn toàn biến mất vào năm 2019. Theo Giám đốc CNR-ISP và là giáo sư tại Đại học Ca' Foscari, ông Carlo Barbante, quần đảo Svalbard đặc biệt dễ bị tác động bởi biến đổi khí hậu do các tảng băng chính tại đây có độ cao khá thấp.
Nhà nghiên cứu của CNR-ISP, ông Andrea Spolaor nhấn mạnh các tảng băng cần được xem như những trang bản thảo cổ mà các nhà khoa học có thể diễn giải được. Ngay cả khi bằng chứng về hiện tượng nóng lên của khí quyển vẫn được lưu giữ trong băng, dấu vết về khí hậu theo mùa đang biến mất. Với mức độ Trái Đất nóng lên như hiện nay, các sông băng ở những vị trí cao có nguy cơ mất thông tin khí hậu được lưu giữ bên trong, khiến con người khó có thể nghiên cứu được quá trình biến đổi khí hậu của Trái Đất qua thời gian.
Theo đó, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh cần khẩn trương ngăn chặn hiện tượng băng tan chảy để bảo tồn sông băng cũng như thông tin khí hậu có liên quan.
Ngành nông nghiệp của Ukraine có thể mất 20 năm để phục hồi Ngành nông nghiệp của Ukraine có thể mất 20 năm hoặc thậm chí lâu hơn để phục hồi sau xung đột. Đây là nhận định trong báo cáo của Đại học Kinh tế Kiev công bố ngày 14/6. Nông dân thu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở Kharkiv, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN Báo cáo cho biết theo kết quả phân tích từ mô...