Giải thoát khỏi chồng
Trước đây, khi thấy cuộc hôn nhân của mình rơi vào bế tắc chị đã từng nghĩ đến ý định giải thoát khỏi chồng nhưng vì thương con quá nhỏ, thiếu thốn tình cảm cha mẹ sẽ rất tội, và chị vẫn hi vọng có ngày anh sẽ tỉnh ngộ.
Cuộc sống của gia đình chị càng ngày càng khó khăn. Anh không chịu chí thú làm ăn buôn bán cùng chị, mà lại đam mê với cái nghề môi giới nhà đất. Lúc may mắn, anh giới thiệu được khách, bán được nhà thì chủ nhà sẽ trả công môi giới cho anh. Đầu năm được một, hai vụ như thế anh lên mặt dạy chị: “Tôi chẳng phải nhọc công dãi nắng dầm mưa ngoài chợ như cô, chỉ mất chút nước bọt là kiếm được dăm chục triệu như chơi”. Thế nhưng số tiền ấy đâu phải anh đưa hết cho chị để lo cho gia đình. Sau khi làm bữa tiệc khao bạn bè trong hội, rồi sắm đồ cúng lễ và mua một chiếc điện thoại mới anh đưa cho chị vẻn vẹn được 5 triệu đồng.
Chị cầm 5 triệu ấy chưa ấm tay thì anh đã bảo đưa cho anh để gửi về quê cho em trai vay. Và từ đó đến giờ đã nửa năm anh chẳng kiếm thêm được xu nào, mọi sinh hoạt chỉ trông mong vào quầy hàng của chị. Chị hàng ngày đầu tắt mặt tối lo kiếm tiền nuôi con, nuôi chồng. Lúc chỉ còn hai tháng nữa là Tết chị ngọt nhạt khuyên anh cùng chị tu chí làm ăn để có tiền mà sắm một cái Tết đàng hoàng cho con đỡ tủi, thế nhưng anh kiên quyết không nghe. Ngọt nhạt không xong chị quay ra nặng lời, thế là từ ấy anh chị không thể nói chuyện tử tế với nhau được quá một câu. Quá chán với người chồng vô trách nhiệm, chị mang con về nhà ngoại để mặc anh tự lo thân anh.
Ngày đầu đưa con về nhà bố mẹ đẻ, chị như được giải thoát, tự do thoải mái và không phải đụng độ với anh. Thế nhưng đến tối thằng bé cứ khóc đòi bố, cực chẳng đã chị phải gọi điện cho chồng nhờ anh dỗ dành con. Nhân thể đó anh lại được đà lên giọng với chị: “Tôi tưởng cô mang con đi cô nuôi được con tử tế, sao giờ lại phải gọi điện cho cái thằng vô trách nhiệm này à. Không nuôi nổi con thì mang về tôi nuôi”. “Thân anh, anh còn chẳng nuôi nổi, đưa con về cho anh để nó chết đói à?”, chị quát vào điện thoại rồi tắt máy. Đêm ấy chị cố gắng dỗ dành con, sau một hồi thút thít cuối cùng thằng bé cũng ngủ ngon trong vòng tay mẹ.
Dần dần thằng bé cũng quen với việc vắng bố và không còn đòi nhiều nữa. Còn anh với cái tính sĩ diện cao ngất trời, anh cũng chẳng thèm bước chân đến nhà bố mẹ vợ để thăm con. Chủ nhật, con được nghỉ học nhưng chị thì vẫn chạy chợ, ông bà ngoại cũng bận bán hàng nên không ai trông thằng bé, chị lại phải gọi cho anh nhờ anh trông con giúp.
Trước mắt, không có anh, chị sẽ nhẹ gánh vì không phải một mình kiếm tiền nuôi 3 miệng ăn….
(Ảnh minh họa).
Video đang HOT
Sáng chủ nhật anh đón con từ quầy hàng của chị nhưng 9 giờ tối vẫn chưa thấy anh đưa con về, gọi điện anh không nghe máy. 11 giờ đêm mới thấy anh xuất hiện, thằng bé ngồi đằng trước mắt nhắm mắt mở vì buồn ngủ. Xót con, chị hỏi: “Sao giờ này anh mới đưa thằng bé về? Anh có bận hú hí với con nào thì cũng biết thương lấy con mình chứ? Rét buốt như thế này mà 11 giờ mới đưa con về”. “Cô im ngay mồm đi”, anh quát vợ. Thế là hai người lại cãi nhau nảy lửa ngay tại nhà chị.
Sáng hôm sau khi con tỉnh dậy, chị gặng hỏi thằng bé: “Hôm qua bố cho con đi những đâu?”. Thằng bé kể rành rọt từng câu với mẹ: “Sáng bố cho con ăn phở rồi đi với bố. Trưa bố ngồi ở quán nước với các chú, con cũng ngồi đó chơi, bố cho con ăn bánh rán và uống nước ngọt. Chiều bố cho con ăn sữa chua mít, cả bánh mì nữa”. Nghe con kể mà chị trào nước mắt. “Thế trưa con không buồn ngủ à?”, chị hỏi tiếp thằng bé. “Con chơi điện tử trong điện thoại của bố nên chẳng buồn ngủ mẹ à”. Chị lại hỏi: “Sao tối con không đòi bố đưa về sớm để ăn cơm với mẹ?”. “Con có đòi bố chứ, nhưng mà khi ấy bố đang bận nói chuyện với bác nào ấy nên bố không đưa con về ngay được”, thằng bé hồn nhiên trả lời câu hỏi của mẹ.
Nghe đến đây chị thực sự quá chán với một người chồng, người cha vô trách nhiệm như anh. Mới nhờ anh trông con có một ngày mà con đã phải vạ vật theo bố khắp mọi nơi, chẳng có nổi một hạt cơm vào bụng, nếu chị để anh trông con vài ngày thì không biết thằng bé phải chịu khổ sở đến đâu nữa?
Trong khi người ta đã bắt đầu lo sắm Tết thì chị vẫn đang tranh thủ từng giờ để kiếm thêm ít tiền nuôi con. Còn anh thì hàng ngày vẫn cứ ngồi khắp các quán nước với tờ báo trên tay để nghe ngóng xem chỗ nào đang cần bán nhà, người nào đang cần mua. Và chị chắc chắn những câu đại loại như: “Thương lượng mãi chủ mới ưng giá ấy thế mà phút cuối lão kia đổi ý không mua nữa” lại được anh thốt ra trong sự tiếc nuối. Mỗi lần nhìn anh ngồi thất thểu khi thì ở nhà, khi ở quán trà đá… ý nghĩ “Thà rằng không chồng” lại thoáng qua đầu chị.
Trước đây, khi thấy cuộc hôn nhân của mình rơi vào bế tắc chị đã từng nghĩ đến ý định giải thoát khỏi chồng nhưng vì thương con quá nhỏ, thiếu thốn tình cảm cha mẹ sẽ rất tội, và chị vẫn hi vọng có ngày anh sẽ tỉnh ngộ. Nhưng đến giờ phút này chị chẳng còn gì để hy vọng nữa rồi. Chị sẽ ly hôn. Một quyết định đau buồn khi năm hết Tết đến nhưng chị hy vọng đó là quyết định sáng suốt cho cả cuộc đời của chị. Trước mắt, không có anh, chị sẽ nhẹ gánh vì không phải một mình kiếm tiền nuôi 3 miệng ăn….
Theo Ngoisao
Kết cục của gia đình 'ông ăn chả, bà ăn nem'
Chị không ngờ rằng hậu quả của việc "ông ăn chả - bà ăn nem" lại hủy hoại chính đứa con trai duy nhất - năng lượng sống của cả đời chị.
Anh chị giàu có, điều đó ai cũng công nhận. Mới hơn 40 tuổi nhưng anh đã có công ty chuyên về phần mềm máy tính riêng, chị cũng là chủ những shop thời trang lớn. Kinh tế khá giả nên hai vợ chồng chị chẳng bao giờ phải tính toán, suy nghĩ về tiền nong, việc đi du lịch nước ngoài cũng thường xuyên như đi chợ.
Anh chị càng thêm may mắn khi có một con trai ngoan ngoãn, học giỏi. Thằng bé trở thành tấm gương mà nhiều người bạn của anh chị lấy ra dạy dỗ con mình. Có điều kiện lo cho con nên khi con trai vừa tốt nghiệp cấp 3, anh chị đã cho con sang Mỹ du học với niềm tự hào vô bờ.
Thế nhưng, anh chị chưa bao giờ sống hạnh phúc, và có lẽ điều đó thì chẳng ai ở bên ngoài biết. Ra ngoài, hai người vẫn âu yếm, tình cảm lắm, chỉ về nhà là khác, mỗi người một phòng, một công việc, những mối lo và cả những người tình riêng.
Mọi chuyện bắt đầu từ chính chồng chị. Anh chị yêu nhau suốt 3 năm mới kết hôn. Họ sống hạnh phúc một thời gian cho đến khi anh chính thức mở công ty riêng. Lấy cớ đi tiếp khách hàng, anh hay đi qua đêm và sáng hôm sau về nhà áo vẫn còn vương hương nước hoa phụ nữ. Chị hỏi thì anh cười hà hà bảo phải dẫn mấy người khách đi chỗ nọ chỗ kia để tiện cho việc làm ăn. Chị tin anh, chị luôn tin tưởng anh sẽ không làm gì khiến chị phải đau lòng như lời anh từng hứa trước bàn thờ tổ tiên.
Nhưng đến khi thấy anh đường đường chính chính ôm eo cô thư kí riêng đi tiếp khách hàng thì niềm tin, tình yêu trong chị sụp đổ hoàn toàn. Chị lồng lên như một con thú bị thương. Chị đau khổ, khóc lóc, dằn vặt và tra khảo anh, để nhận được câu trả lời: "Cô giỏi thì nhìn lại bản thân mình xem có ra gì không? Đi tiếp khách hàng mà dẫn một người vừa già, vừa xấu như cô theo, để khách hàng chạy hết à? Nếu cô còn muốn sống đầy đủ, sung sướng, nếu muốn con mình được tiếp tục học trường danh tiếng thì im mồm lại mà sống đi".
Anh chị chưa bao giờ sống hạnh phúc, và có lẽ điều đó thì chẳng ai ở bên ngoài biết
(Ảnh minh họa).
Chị tưởng như chết đi sau câu nói ấy. Nhưng rồi chị lại mạnh mẽ đứng dậy. Đầu tiên, chị rút tiền tiết kiệm mở một shop quần áo giá rẻ, rồi chị đầu tư, đổi mới hoàn toàn nhan sắc của mình. Nhờ tài ăn nói khéo léo cùng duyên buôn bán nên cửa hàng chị lúc nào cũng đông khách, và chị dần mở rộng thêm một số cửa hàng khác.
Tuy sống li thân nhưng trước mặt mọi người, anh chị thống nhất vẫn diễn vở kịch hạnh phúc viên mãn, đặc biệt là trước mặt đứa con trai. Những lần về thăm nhà ngắn ngủi, nó luôn nhìn thấy ba mẹ hạnh phúc, âu yếm nhau. Thế nhưng nó không hề biết sau khi về phòng, mỗi người lại ngủ một góc trong im lặng hoàn toàn.
Thế rồi chị cũng công khai cặp bồ với người khác. Đương nhiên những anh bồ của chị cũng trẻ đẹp và hấp dẫn để chị không phải thua kém chồng mình. Lúc đầu, anh khá bất ngờ, anh còn ghen tuông vì không nghĩ vợ mình to gan thế. Trước thái độ ung dung, thản nhiên của chị: "Ông ăn chả thì bà phải ăn nem, quy luật nó thế mà. Nếu anh nghĩ đến hậu quả ngày hôm nay thì anh có dám cặp bồ với gái trẻ như trước không?", anh đã hiểu ra mọi chuyện. Chị đã hết yêu anh.
Có lẽ chị vẫn sẽ đi lạc đường nếu con trai chị không phát hiện ra sự thật sau màn kịch mà bố mẹ dàn dựng và sa ngã từ đó.
Lần đó, con trai chị về nước mà không báo trước vì muốn tạo sự ngạc nhiên cho ba mẹ. Nhưng cũng chính tối đó, nó thấy mẹ mình tình tứ bên một người đàn ông khác ngay trong chính căn nhà mình. Chị đã hốt hoảng chạy theo con khi thằng bé bỏ chạy, vứt cả túi quà xuống nền nhà. Anh biết chuyện, đã mắng chị như tát nước, và chị cũng không vừa. Thế là cả hai phanh phui tất cả chứng cứ ngoại tình của nhau mà không hề biết con trai đang đứng ngoài sân đã nghe tất cả. Nó bỏ đi, chỉ nhắn cho chị một cái tin: "Con cứ tưởng gia đình mình rất hạnh phúc. Con đã tự hào biết bao về điều đó, nhưng không ngờ, tất cả chỉ là một vở kịch gian dối ba mẹ dựng lên để lừa gạt con".
Anh chị bay sang Mỹ tìm con nhưng thằng bé nhất quyết không gặp. Cuối cùng, hai vợ chồng đành quay về nước. Một tháng tìm mọi cách liên lạc với con mà không được, chị như đứng ngồi trên đống lửa, lòng dạ rối bời. Đến khi nhận thông báo từ nhà trường về việc con trai bị đuổi học vì nghiện ma túy, chị như chết sững người.
Nước mắt chị chảy dài, chị hối hận thật sự. Nếu như ngày đó, chị dứt khoát rời khỏi người chồng phụ bạc, tìm cho mình một lối đi khác thì con trai chị đã sống tốt hơn bây giờ. Chị không ngờ rằng hậu quả của việc "ông ăn chả - bà ăn nem" lại hủy hoại chính đứa con trai duy nhất - năng lượng sống của cả đời chị.
Theo Ngoisao
Người đàn bà hi sinh mù quáng Bao nhiêu năm tuổi trẻ của mình Hiền đã vì chồng vì con mà hi sinh, và không hề có một lời than thở oán thán. Có lẽ chúng ta đã được đọc rất nhiều tâm sự của những người phụ nữ họ than thở rằng: họ đã hi sinh cả đời mình, hi sinh tuổi trẻ, nhan sắc, sự nghiệp của mình...