Giai thoại về ông Cẩn “hâm” – gã gàn mua ô tô về đắp chiếu ở góc sân
Không chịu được tính “ chơi ngông” của chồng, vợ ông Cẩn đòi ly dị thì ông đòi vợ phí hao mòn “của quý” khiến mọi người cười nắc nẻ.
Những việc làm chẳng giống ai của ông Cẩn “hâm”
Khi cả làng cả xã còn đang đi xe đạp thì ông Khúc Thừa Cẩn bất ngờ sắm ô tô. Một thời gian sau, ông bán chiếc xe này đi và tậu thêm một chiếc Daewo Cielo biển số Hà Nội khiến cả làng thêm một phen choáng váng.
Về số tiền mua ô tô của ông Cẩn, người ta không biết ông lấy từ đâu, nhưng nhiều người đánh giá ông là “hâm” vì nhà cửa không lo sửa chữa mà đi đầu tư vào mua ô tô chỉ để đắp chiếu ở góc sân.
Bán chiếc xe hiệu Lada, ông Cẩn tậu thêm chiếc xe hiệu Daewo Cielo biển số Hà Nội.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Văn Tính – Chủ tịch xã Đồng Minh ( huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) đánh giá, ông Cẩn là một người thực sự “không bình thường”. Ở địa phương có tiếng là ông Cẩn “hâm”.
“Nhà vốn chả khá giả gì, đi làm được mấy đồng không lo sửa chữa, đầu tư vào nhà cửa mà lại đi mua ô tô. Mà cái ô tô có đi được đâu, lúc nổ lúc không…”, ông Tính chia sẻ.
Ông Tính cũng tiết lộ thêm, nhà ông Cẩn có gen di truyền căn bệnh về thần kinh. Hồi còn sống, mẹ ông cũng không bình thường. Đến đời ông Cẩn, trong số 3 anh em thì cậu em tên Cận phải sống trong trại tâm thần Vĩnh Bảo, cô em tên H. từng lấy chồng Hà Nội nhưng không hiểu vì lý do gì giờ mang con về sống ở làng.
Về phần ông Cẩn, dù không nặng tới mức phải vào trại tâm thần nhưng nhiều khi ông làm những việc chẳng giống ai. Ngày còn chưa vào trại tâm thần, cậu em trai thường xuyên bị ông Cẩn treo ngược lên cây mà đánh. Vợ con nhiều khi cũng bị ông đánh mà chẳng hiểu lý do.
Riêng về khoản ăn uống thì ông khiến người ta khiếp đảm. Trong nhà có mỗi chiếc nồi cơm là đáng giá nhất, nấu cơm hay đun bất kỳ thứ gì ông đều cho vào trong cái nồi ấy. Nước thì chẳng bao giờ đun sôi, thỉnh thoảng sang hàng xóm xin ít nước mưa về uống luôn.
Video đang HOT
Xe ô tô đi thì ít mà đắp chiếu, phủ bạt ở góc sân thì nhiều khiến nó hư hỏng, xập xệ.
“Nhà ông ấy có 1 cái ao rất to và đấy là nguồn thức ăn chính, chiều nào đi làm về, ông cũng ra đấy câu cá. Có hôm thấy ông ấy xách về con cá khoảng 3-4 kg, tưởng ông Cẩn cho vào kho hay rán, ai ngờ ông ấy cho vào nồi cơm một lúc rồi bỏ ra ăn”, bà K.T.H, một hàng xóm nhà ông Cẩn kể.
Mà kể cũng lạ, ăn uống như vậy mà người dân chẳng bao giờ thấy ông Cẩn đau bụng hay bệnh tật gì hết.
Nhà có mấy sào ruộng, gặt xong ông cũng không tuốt mà chất đống ở góc sân lấy bạt phủ. Cứ ăn đến đâu ông lại mang một túm lúa ra đập, rồi sát gạo nấu cơm.
Vợ bỏ vì “chơi ngông”
Ngày lấy vợ, ông Cẩn lái ô tô đến đón nàng về dinh khiến nhiều người trầm trồ. Ấy vậy mà khi đến rước dâu, cứ thế ông đưa cô dâu lên xe rồi đi thẳng về nhà bỏ mặc họ hàng 2 bên đang chúc phúc cho vợ chồng ông.
Ở với nhau một thời gian, hai vợ chồng ông cũng sinh được hai cô con gái. Lương hai vợ chồng ông 3 cọc 3 đồng, nuôi hai con ăn học tốn kém, cộng chi phí sinh hoạt gia đình chẳng còn là bao, vậy mà ông Cẩn lại thích “chơi ngông”.
Cứ mỗi lần xin tiền vợ đổ xăng là hai vợ chồng ông lại sinh chuyện chỉ vì “cái đống sắt vụn” ấy của ông mỗi lần chạy ngốn tiền xăng bằng tiền ăn cả gia đình một tháng. Rồi những trận đòn vô cớ trút lên vợ con mỗi lần ông “lên cơn”.
Ngôi nhà cấp 4 xập xệ vốn là nơi ở của bốn thành viên gia đình ông Cẩn nhưng giờ đã bỏ hoang, xuống cấp.
Cực chẳng đã, vợ ông làm đơn ly dị. Thế nhưng, ngày bộ phận hòa giải của xã đến làm việc và hòa giải thì ông Cẩn nằng nặc đòi vợ phải đền bù tiền phí hao mòn “của quý” cho ông ta. Mọi người được một trận cười vỡ bụng.
Vợ bỏ, dẫn 2 con về nhà ngoại chưa được bao lâu thì cả làng bất ngờ khi thấy ông Cẩn dẫn về nhà một cô “bồ” trẻ, đẹp. Nhiều người thầm nhủ, ông này “hâm” mà số đào hoa. Thế nhưng, cô gái ấy cũng chẳng ở với ông Cẩn được bao lâu rồi biến mất. Dân làng nghe đâu, cô ta cũng không chịu được tính “chơi ngông” của ông Cẩn.
Bẵng đi một thời gian, người ta không thấy ông Cẩn ở nhà nữa. Cứ ngỡ ông bỏ đi đâu, hóa ra ông tìm về chung sống với người vợ cũ và 2 con gái. Chỉ hy hữu ông mới về lại nhà cũ khi dòng họ có việc. Ngôi nhà giờ bỏ hoang, ô tô cũng vứt góc sân xập xệ.
Bà K.T.H – một người dân chia sẻ: “Nhẽ ra ông Cẩn là trưởng họ Khúc nhà tôi đấy chứ, thế nhưng ông ấy chả quan tâm gì đến anh em, dòng họ cả nên nhà tôi (chồng) cứ phải đứng ra lo liệu”.
Ông Phạm Văn Vở – Trưởng thôn Ninh Cường cho biết thêm, nghe mọi người kể lại, sau khi về sống chung với vợ cũ, ông Cẩn đã đẻ thêm được một cậu con trai.
“Ấy thế cứ như ông ấy giờ lại sướng nhất đấy. Có lương hưu, vợ có, con đủ cả trai cả gái còn gì bằng”, ông Vở nói.
Theo Đức Thiên (Dân Việt)
Cảnh "khốn cùng" của gia đình có hai con nhỏ đuối nước cần được hỗ trợ
Đó là hoàn cảnh rất đáng thương của vợ chồng anh Trương Văn Đức (38 tuổi), chị Mai Thị Phương (29 tuổi) trú tại thôn Hải Đông, xã Phong Hải, Phong Điền, Thừa Thiên - Huế, có hai con nhỏ bị đuối nước vào chiều ngày 18.4 vừa rồi.
Anh Đức cùng với người con còn lại, Ảnh: PĐ.
Có mặt tại nhà anh Đức vào một ngày đỉnh điểm của cái nắng gay gắt, trong căn nhà cấp 4 xập xệ, chật chội khói hương nghi ngút, chúng tôi không khỏi bàng hoàng, xót xa khi thấy đây chính là nơi trú ngụ sinh hoạt chung của 5 thành viên.
Gia đình anh Đức rất khó khăn, hai vợ chồng có được 3 người con trai, hiện chỉ còn lại đứa 2 tuổi leo nheo không biết gì nhìn ánh mắt ngây ngô, vô tư của tuổi hồn nhiên khiến nhiều người không kìm được nước mắt.
Anh Đức sống dựa vào nghề phụ hồ là nguồn thu nhập chính của cả gia đình, chị Phương bị câm điếc bẩm sinh không có nghề ổn định chỉ ở nhà trông nom con cái.
Căn nhà cấp 4 xập xệ của gia đình anh Đức. Ảnh: PĐ.
Vì là trụ cột chính của gia đình, anh Đức hàng ngày phải tất bật đi làm từ mờ sáng đến tối mới về đến nhà.
"Khi hay tin dữ hai đứa con của tôi bị đuối nước, tôi thất thần, không tin nổi vào tai mình được, tại sao số phận của gia đình tôi lại trớ trêu đến như vậy" - anh Đức nghẹn ngào kể.
Được biết hai em nhỏ bị đuối nước là Trương Mai Hoài N. (8 tuổi) và Trương Gia B. (6 tuổi), "hai em còn rất nhỏ, với lại người mẹ bị câm điếc không thể trò chuyện, răn đe con, anh Đức thì phải vất vả đi làm cả ngày nên không quản lý được. Việc hai đứa nhỏ rủ nhau đi tắm biển bị đuối là tai nạn thương tâm không thể lường trước được" - nhiều người hàng xóm cho hay.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Hoàng Văn Sửu - Chủ tịch UBND xã Phong Hải cho biết, gia đình nạn nhân thuộc diện rất khó khăn, là hộ nghèo trên địa bàn xã.
"Sau khi sự việc đau lòng xảy ra, chính quyền địa phương đã đến nhà nạn nhân để thăm hỏi, động viên gia đình, trước mắt hỗ trợ 2 triệu đồng.
Rất hi vọng gia đình được các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân chung tay hỗ trợ một phần nào đó để vượt qua nỗi mất mát quá lớn này" - ông Sửu nói.
Mọi sự giúp đỡ gia đình anh Trương Văn Đức xin gửi về Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng vàng, số 6 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 024.39232748. Hoặc chuyển khoản về Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng vàng, STK: 113000000758 tại Vietinbank chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ủng hộ miễn phí qua tài khoản trực tuyến tại VietinBank, STK: 129000015204; ủng hộ miễn phí tại Vietcombank - chi nhánh Hà Nội, STK: 0021000303088; ủng hộ miễn phí tại BIDV - chi nhánh Hoàn Kiếm, STK 12410001122556. Hoặc liên hệ trực tiếp anh Trần Văn Hòa - sđt: 0988857123.
HOÀNG VIỄN CHINH - PHÚC ĐẠT
Theo LĐO
Kỳ lạ 2 pho tượng biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ hơn 700 tuổi Hai pho tượng bằng gỗ có thể đứng lên hoặc ngồi xuống như người thật được lưu giữ trong ngôi miếu cổ hơn 700 năm tuổi ở Hải Phòng. Không phải 1, mà có 2 pho tượng biết đứng lên, ngồi xuống Nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng hơn 40km, huyện Vĩnh Bảo là huyện đất liền xa nhất của...