Giai thoại về ‘ngọn cước Sáu Trừ’ từng khiến giới giang hồ bạt vía
Thời trai trẻ, võ sư Sáu Trừ chỉ bằng một cú đá đã hạ gục những tay đấm lừng lẫy. Ngay cả khi về già, ông cùng 5 người con vẫn tả xung hữu đột suốt 3 đêm ròng rã chống lại hàng trăm đối tượng giang hồ
Sau trận đánh, cha con Sáu Trừ khiến giới giang hồ Sài thành kinh hồn bạt vía.
Cú đá trứ danh
Võ sư Sáu Trừ tên thật là Ngô Văn Trừ (SN 1936, người gốc Sài Gòn). Ông sinh ra trong một gia đình bề thế, có truyền thống võ học. Thời nhỏ, biết ông mê võ nên cha ông cho ông đi thọ giáo nhiều môn phái.
Lớn lên, võ sư Sáu Trừ nghe danh thầy Chín Hóa (tên thật là Bùi Văn Hóa), sáng tổ của môn phái Thiếu Lâm Tự – Nội quyền – Tây Sơn Nhạn tại Việt Nam kiến thức võ học hơn người, là một trong 3 người nổi danh đánh hổ nên đã đến tần sư học võ.
Thời ấy ở võ đường của tổ sư Chín Hóa đã có các tên tuổi lừng danh võ lâm như Ba Liễn, Ba Tốc, Ba Lai, Ba Vè, Ba Sửu, Nguyễn Văn Mách (Mười Mách). Họ được gọi là “ngũ tam nhất thập” của môn phái.
Nhờ vào cốt cách hiếm quý, lại qua rèn giũa, trau dồi tinh hoa môn phái Thiếu Lâm tự – Nội quyền – Tây Sơn Nhạn nên chỉ sau một thời gian, Sáu Trừ đã làm rạng danh môn phái.
Thời điểm năm 1965, giới võ lâm khi nhắc đến môn phái của tổ sư Chín Hóa là phải kể đến “Nhất Hổ, Nhì Miêu, Tam Trừ, Tứ Tính”. Ý nói 4 cao thủ của Tây Sơn Nhạn gồm Lý Sơn Phi Hổ với lối đánh mãnh liệt như mãnh hổ vồ mồi, Tám Miêu với lối đánh khôn khéo, ru ngủ đối thủ rồi bất ngờ tung đòn như vũ bão, Sáu Trừ với ngọn cước “Bình Sa Lạc Nhạn” trứ danh của môn phái Tây Sơn Nhạn nhanh tựa sấm chớp, Tứ Tính với đòn gối bay nặng tựa ngàn cân giáng lên đối thủ. Ở đấu trường tự do thời ấy, 4 cao thủ của Tây Sơn Nhạn là nỗi khiếp sợ của các đối thủ.
Võ sư Chà Và Hương.
Trận huyết chiến với giới giang hồ
Giai thoại về Sáu Trừ có kể cả ngày cũng chưa hết, giới võ thuật kể chỉ cần tiếp xúc với ông, người không đam mê võ thuật cũng cảm giác như có ma lực. Nói như thế không phải ông ăn nói hay mà bởi những câu chuyện ông chia sẻ rất sống động và phảng phất hào khí oanh liệt của con nhà võ.
Hiểu ông hơn ai hết có lẽ phải kể đến Chưởng môn đời thứ 3 – Tô Đình Thanh (biệt danh Xuyên Sơn Nhạn) của môn phái Thiếu Lâm – Nội Quyền – Tây Sơn Nhạn. Võ sư Tô Đình Thanh cũng được thọ giáo sư thúc Sáu Trừ ở ngọn cước trứ danh nên ông cũng hạ gục nhiều đối thủ trên võ đài bằng ngọn cước ấy.
Video đang HOT
Chia sẻ với PV, võ sư Thanh cho hay: “Con cái của sư thúc Sáu Trừ cũng đều rất giỏi võ. Nhưng chỉ tiếc sau này, họ đã thất lạc hết. Sư Thúc Sáu Trừ tạ thế tại quận 2 cách nay cũng đã 5 năm (2011) nhưng những giai thoại về ông còn vang mãi.
Giới đồng môn chúng tôi biết về ông không chỉ là thần thái võ học, giai thoại oanh liệt mà còn là một cao thủ võ học mà có nhiều người tu luyện cả đời cũng khó mà đạt được. Khi sư thúc còn sống, tôi thường lui tới nên những giai thoại ông kể cứ in hằn trong tâm trí tôi như một tiểu thuyết võ hiệp lừng danh”.
Nét mặt của võ sư Tô Đình Thanh hiện rõ sự tự hào mỗi khi nhắc đến võ sư Sáu Trừ. Ông kể, thời trẻ, võ sư Sáu Trừ từng hạ gục nhiều võ sỹ quyền anh nước ngoài và không ít võ sỹ Muay Thái của Thái Lan.
Ở đấu trường tự do cùng hạng cân có thể nói võ sư Sáu Trừ là một đaị cao thủ bất bại. Không thể kể hết những chiến thắng vang dội của võ sư Sáu Trừ, nhưng một trong những trận chiến oanh liệt nhất của ông là lần diệt cả trăm tên giang hồ cộm cán náo loạn Sài thành.
Võ sư Tô Đình Thanh kể: “Tiếc là tôi không thể tìm gặp được những đứa con của sư thúc Sáu Trừ bởi họ mới biết ngọn ngành sự việc. Nhưng trong những lần trò chuyện với sư thúc Sáu Trừ trước đó, tôi cũng biết sơ sơ về trận chiến oanh liệt của cha con ông với giang hồ thời đó.
Thời sau năm 1975, giang hồ quận 4 vẫn còn hoành hành dữ lắm. Sư thúc Sáu Trừ có 5 người con trai, một trong số đó có lần đi chơi bên quận 4 xích mích với giới giang hồ. Sẵn có võ nghệ, người con này đã một mình ra tay đánh gục cả chục tên. Nhưng anh này đâu biết rằng đã đụng phải đàn em trùm giang hồ quận 4 là Lệ “què’ và Ve Sầu. Lúc này võ sư Sáu Trừ đã ở tuổi 60″.
Chỉ sau hôm đó, đám giang hồ Lệ “què”, Ve Sầu đã kéo hàng trăm tên đến bao vây nhà võ sư Sáu Trừ. Đám giang hồ tuyên bố rằng, cứ mỗi 17h chiều mỗi ngày sẽ kéo quân đến giao chiến với gia đình Sáu Trừ. Thế rồi, võ sư Sáu Trừ cùng các con phải kẹp tập sách, quấn dây xích quanh người làm áo giáp giao chiến. Hết đêm thứ nhất rồi đến đêm thứ hai giao chiến, hàng trăm tên giang hồ bao vây từ 3 phía mà cha con sư thúc Sáu Trừ vẫn trụ vững.
Đến đêm thứ 3, khi đám giang hồ tới, vợ của sư thúc Sáu Trừ ra dõng dạc tuyên bố “ngã đứa nào bỏ đứa đó”, ý muốn nói nếu có đứa con nào ngã xuống thì những đứa khác phải kiên cường chiến đấu tiếp.
Nghe thế đám giang hồ khiếp vía, cha con võ sư Sáu Trừ lại có thêm nhuệ khí. Đêm ấy, thủ lĩnh Lệ “què”, Ve Sầu bị cha con Sáu Trừ đánh gục tại chỗ. Đám giang hồ lâu la tan tác. Sau trận chiến cả khu phố được phen ăn mừng, tung hô cha con Sáu Trừ vì đã dạy cho đám giang hồ một bài học.
Lúc cuối đời, võ sư Sáu Trừ còn dành tặng võ sư Tô Đình Thanh cây côn đã đánh bại lũ giang hồ lúc ông hơn 60 tuổi. Ý võ sư Sáu Trừ muốn nói với võ sư Tô Đình Thanh rằng trong sự nghiệp truyền bá võ thuật cần kiên cường, bất khuất, nếu chiến đầu vì chính nghĩa thì không bao giờ được lùi bước.
Lấy võ làm việc trượng nghĩa Võ sư Tô Đình Thanh chia sẻ: “Lúc còn sống, sư thúc Sáu Trừ thường răn dạy con cháu và đám học trò rằng học võ để rèn luyện sức khỏe, nâng cao nhuệ khí, làm việc trượng nghĩa giúp người. Bởi thế những người con của ông dù chữ nghĩa không nhiều nhưng rất trượng nghĩa, thấy việc bất bình chẳng tha”.
HOÀNG MINH
Theo_Người Đưa Tin
Những sự thực gây sốc về "Donald Trump châu Á"
&'Donald Trump châu Á' là cách mà một số người ám chỉ ứng cử viên Tổng thống Rodrigo Duterte của Philippines - người vừa giành được nhiều số phiếu nhất trong cuộc chạy đua vừa qua.
Lựa chọn của giới bình dân
Rodrigo Duterte - ứng cử viên giành chiến thắng trong cuộc đua Tổng thống tại Philippines.
Rodrigo Duterte, 71 tuổi, là lãnh đạo của tỉnh Davao suốt 25 năm qua, tức là ông chưa bao giờ nắm một chức vụ ở cấp quốc gia. Sau lưng không có sự ủng hộ mạnh mẽ của chính đảng, nhưng Duterte lại làm nên chuyện, chỉ bằng lá phiếu.
Với một người nói năng hầu như vạ miệng như Duterte, sự ủng hộ mà ông nhận được dường như không liên quan tới những phát ngôn bê bối.
"Hiện tượng Duterte" trước tiên có thể được giải thích từ chính xuất thân của ông. Duterte là gương mặt hiếm hoi ở Philippines tham gia tranh cử mà không thuộc về một gia tộc chính trị nào. Đây hóa ra lại là một điểm cộng lớn cho ông, khi mà cử tri ở lớp bình dân đã quá chán nản với những chính trị gia xuất thân &'trâm anh thế phiệt'.
Theo Huffington Post, từ khi Philippines lập quốc tới nay, vận mệnh quốc gia này luôn nằm trong tay các gia tộc chính trị. Cụ thể, 178 gia tộc chính trị đang kiểm soát quyền hành pháp của 73 trong số 80 tỉnh.
Những lợi ích của nền kinh tế phát triển nhanh đã không đến được với người dân nghèo. Những người tầng lớp dưới gần như bị gạt ra ngoài lề phát triển. Và họ muốn thay đổi, nên họ chọn Duterte với &'hy vọng đổi nhà lãnh đạo khác thử xem'.
Duterte còn gây ấn tượng mạnh mẽ với hình tượng của một nhà lãnh đạo cứng rắn, với &'bàn tay sắt'. Tình hình trị an tại Davao được cho là khá ổn định dưới sự lãnh đạo của Duterte. Ông cho tử hình 1.000 nghi phạm trong khoảng thời gian 10 năm.
Trong một bài phát biểu trước giới tinh hoa doanh nghiệp gần đây, Duterte hứa hẹn rằng nhiệm kỳ tổng thống của ông sẽ rất &'máu'. Duterte nói về khả năng giết tới 100.000 tên tội phạm, mà không cần thông qua xét xử những người bị tình nghi. Ông nói rằng sẽ &'ban 1.000 ân xá' cho các sĩ quan cảnh sát giết những tội phạm tình nghi.
Ông thậm chí còn bỡn cợt rằng ,ông sẵn sàng phá luật để miễn tội cho bản thân: "Xá tội cho Rodrigo Duterte vì tội giết nhiều người, do chính Rodrigo Duterte ký".
Rodrigo Duterte
Những phát ngôn bê bối
Về các chính sách đối ngoại, Duterte gây nên mối lo ngại cho những nước đồng minh lâu năm, như Mỹ và Australia.
Duterte từng tuyên bố có thể &'cắt đứt quan hệ ngoại giao bất cứ lúc nào với Mỹ và Australia', đồng thời sẵn sàng làm việc với Trung Quốc, thậm chí gác tranh chấp để cùng khai thác Biển Đông (mà Philippines gọi là biển Tây Thái Bình Dương).
Thái độ của Philippines với đồng minh lâu năm là Mỹ có thể khiến nhiều người ở Washington bất an. Trong suốt 10 năm qua, Duterte không đồng tình với các cuộc tập trận giữa Mỹ và Philippines ở Davao.
Gần đây, ông còn phản đối xây dựng sân bay cất cánh và hạ cánh cho máy bay không người lái của Mỹ tại thành phố mà ông lãnh đạo. Nhiều nhà quan sát lo ngại rằng, chủ trương này của Duterte có thể xoay chuyển cục diện tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Duterte còn khiến nhiều người Australia phẫn nộ do những bình luận về vụ một nữ truyền giáo Australia bị cưỡng bức và bị sát hại tại một nhà tù ở Davao. Vụ việc xảy ra năm 1989, và Duterte khi đó là thị trưởng của thành phố.
"Tôi rất tức giận, cô ấy đã bị cưỡng hiếp, cô ấy quá xinh đẹp, lúc đó tôi nghĩ &'đáng lẽ với tư cách thị trưởng, tôi phải là người đầu tiên được quan hệ với cô ấy", ông Duterte nói, rồi cười phá lên.
Tại một quốc gia có 82% dân số là tín đồ Công giáo, Duterte cũng không ngần ngại dùng từ tục tĩu nói về Giáo hoàng, vì tình trạng giao thông ách tắc nghiêm trọng trong suốt chuyến thăm của Giáo hoàng tới Manila hồi tháng 1/2015.
Duterte có một sở thích hiếm có, đó là khoe mẽ về tình dục. Khi bị nhiều người so sánh với ứng viên Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông lập tức phản đối. "Ông ấy là kẻ tin mù quáng, còn tôi thì không" - Duterte nói.
Lê Thu
Theo_VietNamNet
Giai thoại kỳ bí trong chùa Hang độc đáo nhất Nam Bộ Theo giai thoại về chùa Hang An Giang, kề bên am tu có một hang núi sâu, có đôi mãng xà to lớn dị thường ở trong hang ấy. Tọa lạc trên triền núi Sam, thuộc địa phận thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, chùa Phước Điền hay chùa Hang An Giang là một là một thắng cảnh nổi tiếng của miền...