Giai thoại rắn hổ mây khổng lồ trên núi Cấm
Khi ông Ba Lưới, đạo sĩ núi Cấm, kể rằng ông đã từng chạm trán với rắn hổ mây khổng lồ to vài trăm ký, thì nhiều người không khỏi nghi ngờ về tính xác thực của câu chuyện.
Núi Cấm được xem là ngọn núi linh thiêng của nhiều người. Hàng năm có hàng chục vạn người hành hương về đây để tìm sự bình yên trong tâm hồn
“Dạy” rắn hổ mây
Trên núi Cấm, thế hệ thợ săn lão luyện vẫn xác nhận rằng mình đã từng giáp mặt với loài rắn tưởng như chỉ tồn tại trong các giai thoại hoang đường.
Sau nhiều lần gặp lại với không ít những ngờ vực, ông Tư Bền cười hiền thú thật sở dĩ mình có thể giải thích được những hiện tượng lạ xung quanh loài rắn xuất hiện trên đỉnh Cấm Sơn là vì ông cũng từng là thợ săn. “Xin lỗi vì tôi đã giấu chú chuyện này. Vì đâu có hay ho gì đâu mà khoe…”, ông Tư Bền nói.
Tư Bền kể, hồi còn trai trẻ ông từng là thợ săn có tiếng ở vùng Bảy Núi. Phạm vị hoạt động của ông cũng không chỉ quanh khu vực những ngọn núi vùng Thất Sơn mà qua tận những cánh rừng trên đất bạn Campuchia. Có một lần sau chuyến đi săn vài ngày ở vùng Gò Sát, ông đã chở về 1 xuồng vài trăm con rắn đủ loại, hiền có, rắn độc cũng có. “Tôi quá chủ quan vì khi bắt rắn say quá, tôi chỉ nhốt nó trong xuồng chứ không bẽ răng. Tôi chở xuồng rắn về bán cho vựa rắn ở kênh Ông Cò (huyện An Phú, An Giang). Những người mua rắn ở đây cũng quá tự tin, cứ tay không bắt rắn. Không ngờ, đám rắn đã “dậy” lên cắn chết 3 người làm công trong vựa…”, ông lão kể giọng bùi ngùi. Sau lần đó, ông bỏ luôn nghề bắt rắn. Ít lâu sau, ông Tư Dược, một thầy thuốc rắn huyền thoại, cũng là người sáng lập trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang) trong lúc đợi thu gom rắn đã tìm đến kết bạn với ông Tư Bền. Ông Tư Bền sau này chỉ sử dụng nghề thầy rắn để trị nạn, cứu người chứ không bắt rắn mưu sinh.
Cách đây không lâu, ông Tư Bền trở lại núi Cấm để sống bằng nghề chạm gỗ mỹ nghệ. Ngoài ra, ông cũng nhận trị bệnh không ăn tiền, không tiền bồi dưỡng của bệnh nhân. Hôm trước, trong một lần ngồi chạm gỗ bên cạnh nhà ông Vinh ở ấp Thiên Tuế, ông Tư Bền làm mọi người thót tìm vì đuổi con rắn hổ mây nặng 3 – 4 kg bò vào khu dân dư để ăn gà con. Tóm gọn con rắn, ông “rầy”: “mày chết mày, gà người ta nuôi mắc tiền mà mày vô đây rình phá, đi chỗ khác kiếm ăn nghe con”. Nói xong ông ném con rắn qua mé núi. Con rắn hổ mây quay lại khù khè mấy giây rồi bò biến vào rừng. Tôi tỏ ra nghi ngờ, ông Tư Bền ôn tồn giải thích: “Thật ra tôi từng là thợ bắt rắn chuyên nghiệp. Bản năng mình cũng “đánh hơi” được nó. Người mình có câu “ngộ bất cập”. Lúc thấy con rắn nó bò quanh mé lu nước để ra hướng chuồng gà. Tôi nắm đuôi nó không hay. Tới khi nó bò thẳng xương mới thấy bị tôi nắm lại, lỡ thế nó không quay đầu cắn được. Tôi không giết rắn nữa nên thả nó về rừng. Lúc ném nó đau nên nó quay đầu lại khè mình coi mình có đuổi theo đánh nó không. Khi không có đe dọa nào thì nó bỏ chạy thôi. Ông Tư Bền giải thích chuyện mình “dạy” rắn hoàn toàn không bùa chú gì cả.
Động Thủy Liêm, nơi có ngọn suối ngầm, được cho là nơi ẩn náu của rắn khổng lồ
Video đang HOT
Chạm trán rắn khổng lồ
Ông Tư Bền quả quyết như vậy khi chúng tôi thắc mắc về những câu chuyện như hư cấu về loài rắn hổ mây khổng lồ nặng vài trăm ký. Tư Bền khẳng định rắn khổng lồ như thế là có thật. “Ngày trước nhà anh bạn tôi có nuôi cặp rắn cũng to bảy, tám chục ký. Ổng nuôi thả chứ không nhốt như những nơi khác. Đôi rắn rất hiền, không hề tấn công người. Cho đến một đêm anh đi công tác bằng ô tô về tới nhà, chẳng may tài xế chạy xe cán lên con rắn. Con rắn nổi giận cắn anh tài xế chết tại chỗ. Anh bạn tôi buồn quá đã đem cho cặp rắn”, Tư Bền kể.
Đêm dần về khuya. Câu chuyện cứ dài ra theo chuỗi ký ức chừng như vô tận của người thợ săn huyền thoại. Ông Tư Bền nói, thói quen thần bí hóa những câu chuyện khác thường mà con người chưa hiểu hết về loài rắn đã dần đẩy loài vật này ra xa con người. Kỳ thật, nếu không có nọc độc đáng sợ, thì loài rắn cũng có thể gần gũi với con người. Nhắc lại loài rắn khổng lồ, ông nói kể ra thì nhiều người nghĩ là nói dóc, chứ rắn hổ mây, hay còn gọi là hổ mang chúa, tuy gọi là hổ mang nhưng nó không thuộc họ như những loài rắn hổ khác. Bản thân ông đã 2 lần giáp mặt với loài rắn hàng trăm ký. Một lần là dùng kế để hạ sát, một lần thì ông phải cong lưng… bỏ chạy.
“Đó là những năm còn chiến tranh ác liệt. Dân vùng biên giới Campuchia hay đi ngựa qua nước bạn để đánh bạc. Trong nhóm đi chơi có người am hiểu về rắn. Biết tập tính của rắn hổ mây hay đi ăn vào ban ngày. Trước khi đi, chúng thường leo lên ngọn cây quan sát có sự đe dọa nào đến ổ trứng của nó không, thấy yên tĩnh, chúng mới rời ổ đi ăn. Biết trong rừng tre ở vùng Tầm Lít, Lét Đét (tỉnh Can Dal, Campuchia) có ổ rắn hổ mây, rắn mẹ to hàng trăm ký, không thể nào bắt được, họ đã lập kế cho người nhà nấu sẵn nồi nước sôi thật lớn. Khi về ngang rừng tre, họ ập vào hốt hết trứng rắn rồi phi ngựa thật nhanh về nhà. Ở nhà có nồi nước đang sôi, họ bỏ hết số trứng vào đó. Rắn hổ mây đi ăn về phát hiện mất trứng sẽ đánh hơi tìm đến nơi. Khi thấy trứng trong nồi nước sôi, rắn mẹ lao vào dùng miệng “gắp” bỏ ra. Khi lao vào nước sôi thì mắt rắn sẽ bị tốn thương. Khi này đám thợ săn sẽ lao vào hạ sát”, nói đoạn, lão thợ săn rùng mình.
Anh Để kể lại lần giáp mặt với rắn hổ mây
Sau này, trong một lần đi săn cùng đám chó. Khi nghe lũ chó săn đồng loạt tru lên khác thường, nghĩ gặp thú rừng thông thường, ông Tư Bền chạy tới thì người chú đi săn cùng ông ra hiệu cho ông dừng lại. Lúc này ông mới có cơ hội nhìn rõ con rắn đang cất đầu cao quá 5 mét. Chú cháu người thợ săn chỉ còn cách co giò bỏ chạy. Kỳ lạ, con rắn khổng lồ theo ông Tư Bền không dưới trăm ký cũng… bỏ chạy. Ông Tư Bền quả quyết rằng rắn hổ mây nặng 50 – 70 kg là bình thường. “Con lại rừng” (con vật sống trong rừng) rất tinh, nó đánh hơi con mồi từ xa. Nó cũng rất giỏi tránh con người”, Tư Bền nói.
Chúng tôi tìm đến nhà ông Để, một thợ săn khác ở núi Cấm để hỏi các giai thoại về rắn hổ mây khổng lồ. Ông Để xanh mặt: “Nói gì rắn trăm ký, rắn hổ mây mấy ký thôi cũng đủ khổ rồi”. Mấy tháng trước, lúc theo con đường độc đạo về nhà trên dốc núi, anh Để phát hiện con rắn hổ mây dài khoảng 3 kg vắt ngang đường. Nhờ sở hữu kinh nghiệm bắt rắn lão luyện, anh Để quyết thu phục con rắn, chủ yếu để “đọ sức” với nó. Anh chộp khoảng một phần 3 con rắn rồi quay vòng tròn, đập xuống đất. Không ngờ co rắn gồng lên khiến cả hai lăn ra cỏ. Những người đi cùng tái mặt khuyên anh Để nên bỏ chạy, nhưng anh vẫn quyết đuổi theo con rắn đang bò chậm về phía rừng. Cũng giống như trước đó, cả người và rắn đều té lăn. Lần này con rắn không bỏ chạy mà cuộn tròn lại, cất đầu lên cao. Biết con rắn đang ở thế phòng vệ, anh Để và những người hàng xóm mới bỏ đi. “Về nhà nhớ lại tôi phát hoảng. Mình phước lớn mạng lớn nên không bị nó cắn”, anh Để kể.
Chuyện rắn khổng lồ cho đến nay vẫn là giai thoại kỳ bí của vùng Thất Sơn. Những nhân chứng sống được cho là từng giáp mặt với chúng thì ở tuổi gần đất xa trời, họ âm thầm giữ lấy những câu chuyện khó kiểm chứng. Bất luận “rắn thiêng” có tồn tại hay không, thì ngọn “núi thiêng” vẫn nuôi dưỡng tâm hồn nhiều thế hệ người dân, tin vào việc thiện, “làm lành lánh dữ”.
Theo Thanh Niên
"Rồng rắn" xem tổng duyệt ở tượng đài Mẹ VNAH 411 tỷ đồng
Tối nay (22.3), tại Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng được đầu tư 411 tỷ đồng xây dựng ở khu vực Núi Cấm, xã Tam Phú, TP Tam Kỳ, Quảng Nam, UBND tỉnh Quảng Nam đã tổng duyệt buổi lễ Kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng quê hương và lễ khánh thành tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng.
Dù là lễ tổng duyệt nhưng hàng ngàn người dân đổ về chật kín khu tượng đài để đón xem những màn biểu diễn. Khán đài dành cho quan khách đã chật kín chỗ khi người dân chen nhau để lên ngồi xem lễ tổng duyệt. Có người còn leo trèo lên khán đài để kiếm chỗ xem.
Trước cổng tượng đài, hàng chục hộ dân căng dây giữ xe. Hàng chục quán nhậu, giải khát cũng mọc lên "chèo kéo" khách...
Được biết, tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng có tổng kinh phí xây dựng 411 tỷ đồng, lấy nguyên mẫu từ Mẹ Nguyễn Thị Thứ, quê ở xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Mẹ Thứ có 11 con và cháu là liệt sĩ.
Quần thể tượng đài tọa lạc trên đỉnh núi Cấm, thôn Phú Thạch, xã Tam Phú, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, với tổng diện tích 150.000m. Hoàn thành sau 7 năm xây dựng, tượng đài được cho là lớn nhất Đông Nam Á...
Một số hình ảnh ghi nhanh tại buổi lễ tổng duyệt:
Quang cảnh tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng về đêm
Người dân chen chúc nhau xem lễ tổng duyệt
Người dân leo trèo lên sân khấu để vào xem buổi lễ tổng duyệt (vòng đỏ)
Một số hình ảnh người dân nối rồng rắn vào xem buổi lễ tổng duyệt tượng đài.
Quang cảnh buổi lễ tổng duyệt với sự tham dự của lãnh đạo tỉnh
Toàn cảnh buổi lễ tổng duyệt kỷ niệm 40 năm và cắt băng khánh thành tượng đài 411 tỷ ở Quảng Nam
Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng lung linh về đêm tại buổi lễ tổng duyệt.
Theo_Dân việt
Đại hổ chúa dài 8m vùi thây trong bể rượu Người cầm đầu, người tóm đuôi, người đè thân, kéo đại hổ chúa thẳng đuột, dài gần bằng mặt tiền ngôi nhà. Ông lang K. có mối quan hệ rất rộng, đặc biệt là với giới săn bắt, buôn bán động vật hoang dã. Khắp vùng Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn... hễ đám thợ săn được con gì lạ, quý, chẳng hạn...