Giai thoại nữ thiếu niên dùng đòn gánh đả hổ cứu bạn
Đã bao năm trôi qua, nhưng câu chuyện về cô gái 15 tuổi Ngô Thị Kỷ (trú tại xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) can đảm đánh hổ cứu bạn chỉ bằng cái đòn gánh trên vai vẫn luôn được người dân nơi đây nhắc đến như một giai thoại, một điểm sáng để dạy dỗ con cháu về sức mạnh, tình yêu thương đùm bọc giữa con người với con người…
Dùng đòn gánh đả hổ
Vừa đặt chân đến địa phận xã Vạn Ninh, vừa hỏi thăm đường đến nhà người phụ nữ từng đả hổ cứu bạn, nhiều người dân đã ngay tắp lự xác nhận đó là bà Ngô Thị Kỷ (SN 1945, xóm Đồn). Người đàn ông nhiệt tình dẫn chúng tôi đến tận nhà bà Kỷ cho hay: “Người dân ở đây không ai là không biết đến gia đình bà Kỷ – ông A, bởi câu chuyện đánh hổ cứu bạn năm đó của bà là tấm gương sáng để mọi người noi theo và chúng tôi kể lại cho con cháu nghe như một huyền thoại. Bà ấy là niềm tự hào của người dân nơi đây”.
Chúng tôi bước vào một ngôi nhà ngói đơn sơ, nhưng gọn gàng sạch sẽ. Một người đàn bà đang cặm cụi cuốc đất trồng rau trước vườn, thấy chúng tôi gọi, bà đon đả chạy lại chào và mời vào nhà uống nước. Dù đã gần 70 tuổi nhưng bà Kỷ vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, tiếp chuyện chúng tôi với vẻ mặt tươi rói, bà kể lại câu chuyện xưa cũ từ cái thuở 15 mà cảm giác vẫn như mới hôm qua.
Bà Ngô Thị Kỷ hơn 50 năm trước đã lập thành tích dùng đòn gánh đả hổ cứu bạn
Đó là vào tháng 5/1960, một năm nắng nóng và hạn hán nên từ khi trời vẫn còn chưa sáng, đám bạn Kỷ đã í ới gọi nhau ra đồng, tát nước, nhổ mạ… để tránh nắng. Khi đang còn cười nói rôm rả, cả đám bạn bất giác dừng lại khi thấy một con vật lững thững tiến lại gần. Vì trời còn nhá nhem tối nên dù chỉ cách khoảng 20m nhưng đám bạn cũng không thể nhìn rõ đó là con gì nên một người trong số đó là anh Bùi Minh Quốc (SN 1944) tiến lại nhặt cục đất ném đuổi nó đi. Không ngờ, đó lại là một con hổ nặng khoảng 70kg đang khát nước, tìm đường xuôi về phá Hạc Hải. Khi anh Quốc lấy đất ném vào người con hổ, nó gầm gừ trong phút chốc rồi nhảy đến chỗ anh, dùng bộ móng của mình ấn xuống hai vai người ném đất, dùng miệng ngoạm lên trước trán, khiến anh Quốc bị ngã, máu chảy đầm đìa.
Trong khi anh Quốc một mình vật lộn với con hổ thì cả đám bạn sợ hãi, chạy tán loạn, kêu cứu, chỉ còn lại một mình Ngô Thị Kỷ vẫn đứng đó. Khi thấy anh Quốc đang vật lộn với con hổ, đẩy nó xuống dưới thì Kỷ đã nhanh trí lấy hết can đảm chạy lại, sẵn có cái đòn gánh trong tay, cô dùng hết sức mình đánh liên tiếp vào đầu con Hổ.
Bị đánh bất ngờ, con hổ choáng váng nhả anh Quốc ra và quay ra tìm thủ phạm. Sau khi dứt khỏi bộ móng của con hổ, anh Quốc bỏ chạy, Kỷ vô cùng sợ hãi, nhưng bằng sự can đảm của mình, trong lúc con hổ còn đang choáng vì những cú đánh trời giáng của cô, cô tiếp tục dùng đòn gánh trong tay đánh liên tiếp ba phát nữa, rồi Kỷ mới bỏ chạy.
Video đang HOT
Mặc dù trong lòng rất hoảng hốt, nhưng cô thiếu nữ này vẫn còn nhớ ông bà đã từng dặn: “Nếu không may gặp phải hổ thì cầm đồ vác trên vai hoặc chắp sau lưng thì nó sẽ không còn đuổi nữa”. Sau những đòn đánh phủ đầu để cứu bạn khỏi nguy hiểm của Kỷ, con hổ vô cùng đau đớn và bỏ chạy một mạch về núi.
Chọn thú vui điền viên
Chuyện cô gái trẻ Ngô Thị Kỷ đã dũng cảm đánh hổ cứu bạn được tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân, đặc biệt là lực lượng thiếu niên nhi đồng trong và ngoài tỉnh.
Câu chuyện Võ Tòng với sức khỏe phi thường tay không đả hổ đã là phi thường, nay người đả hổ lại chỉ là một cô gái nhỏ nhắn với sức vóc mảnh mai khiến mọi người đều phải cảm phục về lòng dũng cảm và sự can đảm của cô. 15 ngày sau khi Kỷ đánh đuổi con hổ, Huyện đoàn, Tỉnh đoàn đã gửi bằng khen rồi Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã cử người vào tận nơi để gặp cô gái nhỏ gan dạ này. Cũng trong năm đó, Kỷ được Bác Hồ viết thư khen ngợi và được Bác gửi tặng huy hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”.
Hổ dữ luôn là nỗi khiếp sợ của người dân trước kia. Ảnh minh hoạ
Bà Kỷ bảo: “Khi Tỉnh đoàn Quảng Bình về trao huy hiệu, tôi hết sức bất ngờ và rất đỗi vui mừng. Bởi lẽ, trong tâm trí tôi lúc đó đâu có nghĩ gì nhiều, chỉ thấy anh Quốc đang trong tình thế nguy hiểm nên cố gắng hết sức, liều mình cứu anh ấy mà thôi, không ngờ lại được vinh dự lớn lao đến thế!”. Tấm gương dũng cảm của cô thiếu niên Ngô Thị Kỷ không chỉ được báo chí trong nước ca ngợi mà còn được báo chí nước ngoài đưa tin. Tên tuổi Ngô Thị Kỷ lúc đó bay sang 15 nước xã hội chủ nghĩa. Thư từ khắp nơi trong và ngoài nước tới tấp gửi về. Và để mến mộ sự dũng cảm của cô gái Quảng Bình, ở miền Nam đã có một ngôi trường mang tên Ngô Thị Kỷ.
Đã 54 năm trôi qua, cô gái trẻ Ngô Thị Kỷ đánh hổ cứu bạn ngày nào bây giờ đã xấp xỉ bước vào cái tuổi “thất thập cổ lai hy”. Thế nhưng, nhìn bà vẫn còn minh mẫn, khỏe mạnh, vẫn có thể phụ giúp con cái nấu cơm, trông cháu, cuốc đất trồng rau… Sau khi được vinh danh, thay vì chọn con đường được chính quyền địa phương cho đi học để làm cán bộ nguồn như bao thiếu niên dũng cảm khác, Kỷ lại quyết ở nhà làm xã viên, sản xuất lúa gạo để phục vụ cho tiền tuyến. Dù cuộc sống vất vả, suốt ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng bà bảo: “Tôi cảm thấy vui và hạnh phúc với ruộng vườn. Mình phải tự nhận thức khả năng của mình đến đâu cô ạ, nếu thoát ly mà nhận thấy mình không thể làm được nhiều việc có ích cho người dân dù rất có lòng thì mình nên để cho những người có năng lực thực sự làm, mình ở nhà làm ruộng giúp ích cho hợp tác xã để gửi ra chiến trường lúc đó tôi thấy mình có ích hơn”.
Năm 1968, Ngô Thị Kỷ xây dựng gia đình với anh Bùi Văn A, những năm sau đó bảy người con của họ lần lượt ra đời. Dù không bao giờ bà nhắc đến chuyện xưa như một kỳ tích nhưng các con bà ai cũng rất đỗi tự hào về mẹ mình qua lời kể của bà con hàng xóm và những cô cậu học trò, bởi mẹ Kỷ được người dân nơi đây vẫn luôn nhắc đến như một tấm gương sáng về đạo đức, sự can đảm và lòng dũng cảm của thiếu niên nhi đồng.
Đã bao nhiêu năm trôi qua, ông Bùi Minh Quốc đã xây dựng gia đình và có con cháu đuề huề, nhưng sau ngày thoát chết dưới móng hổ, ngoài sự cảm mến người bạn thiếu thời cùng xóm của mình, ông Quốc vẫn luôn nể phục người con gái nhỏ nhắn Ngô Thị Kỷ. Ông Quốc bảo: “Tôi luôn khắc tâm suốt đời vị ân nhân cứu mạng ấy. Bởi nếu không có bà ấy thì có lẽ tôi đã không sống được đến ngày hôm nay. Dù không có gì có thể nói hết ân tình nhưng trong cuộc sống chúng tôi vẫn luôn là những người bạn tâm giao tri kỷ. Bà Kỷ luôn sống với cái tâm trong sáng nên gia đình tôi vẫn luôn cảm mến, các con tôi cũng luôn kính trọng bà, coi bà như người nhà của mình”.
Theo NTD
Kỳ bí chuyện về "chúa sơn lâm" và những phận đời lạ lùng nơi rừng xanh Tây Bắc (Kỳ cuối)
Mỗi lần đi qua Khe Hai Bà Cháu tôi lại tự nhủ rằng, sẽ ghi lại trung thực, chi tiết câu chuyện này, coi như trả lại cho núi rừng một câu chuyện bi thảm nhất.
Vợ chồng ông Chang Gố Chừ, ông Chừ có mẹ đẻ và con gái bị hổ ăn thịt cùng một lúc
Nuôi hổ như nuôi chó trong nhà rồi tặng cho Vườn thú Thủ Lệ
Cả huyện Mường Tè nhiều thế hệ, ai cũng biết ông Hổ. Nhiều người ở vùng rừng núi Lai Châu mỗi lần vượt cổng trời, về Hà nội, vẫn có thói quen đứng trước chuồng sắt của chú "Hổ ông Xá" và tấm biển "Hổ Mường Tè" tại vườn Thủ lệ chụp một pô ảnh kỉ niệm.
Câu chuyện nổi tiếng vào hang bắt hổ của ông, chúng tôi được chính bà Lỳ Gia Hừ, vợ " ông Hổ", người đã cùng ông chặt cây đè cổ hổ và tóm sống kể lại. Bà Hừ gần 70 tuổi. Bà và ông Hừ Xá có cả thảy 10 người con. Bà không hề biết nói một câu tiếng Kinh nào. Gã trai bản Chu Hừ Po nhận lời làm phiên dịch. Theo lời kể của bà đã được phiên dịch, ngày đó, có ông Lỳ Già Tư, người ở Chung Chải (nay thuộc Mường Nhé, Điện Biên), đang làm ở Tổ chức Huyện ủy lên Mù Cả công tác. Bây giờ đi vào Ma Ký phải mất 3 ngày chân trần đi bộ. Còn độ ấy, từ tỉnh vào đến Mù Cả phải đi mất 15 ngày trèo núi. Cán bộ huyện tỉnh nhiều người quan trọng thì được nhà nước cấp ngựa cho đi. Ông Già Tư được chế độ đi ngựa, nhưng bản thân ông là người chơi ngựa từ nhỏ, nên ông đi ngựa của riêng mình. Đó là một con tuấn mã to, khỏe, đã cứu ông khỏi nhiều tai ách của rừng già rậm rạp.
Tối, ông ngủ lại nhà Lỳ Hừ Xá, buộc ngựa ở gốc cây. Đến đêm, bà con nghe thấy những tiếng ồ ồ rất lớn, chạy ra thì chỉ còn trơ lại cái đầu và bộ xương ngựa ở đầu nhà của Lỳ Hừ Xá. Cán bộ Già Tư đau lắm, con ngựa đã sống lâu với chủ, nó cũng giống như bạn của ông vậy. Ông Già Tư là người Hà Nhì, cũng là một thiện xạ sát thú. Ông đã quyết tâm sách súng vào rừng để săn hổ trả thù cho con tuấn mã, cuối cùng, một con hổ đã bị tiêu diệt và một con bị trọng thương nhưng trốn được vào rừng. Già Tư làm thịt hổ gọi cả bản đến ăn, khi mổ con hổ đẹp, sặc sỡ ấy, bà con tò mò đo thì thấy từ ria mép đến ngọn đuôi dài tới 2,8m. Sau đó Lý Hừ Xá cảm thấy áy náy vì cán bộ ngủ nhà mình nhưng mất con tuấn mã. Ông đã rủ vợ vào rừng để báo thù tiếp cho con tuấn mã.
Vợ chồng ông Hừ Xá đều nổi tiếng có sức khỏe. Ông từng được huyện mời ra làm giao liên, bưu tá, bởi ông đi trong rừng như con sơn dương. Có lần, ông đứng trên đỉnh núi cao, cầm hòn đá lớn và ném chết một con hổ đang uống nước dưới khe. Một lần ông đi quăng lưới bắt cá dưới khe núi, con hổ nấp trong bụi rậm nhảy ra tớp vào chân ông, ông quay lại quăng lưới vào mặt hổ và vật lộn với "ngài". Cuối cùng ông dùng hòn đá lớn kè đầu hổ rồi cõng hổ trên lưng về bản trong sự kinh hãi và thán phục của nhiều người.
Về cuộc truy bắt hổ báo thù cho chú ngựa, hai vợ chồng ông đi tìm thì bắt gặp cảnh hãi hùng ngay tại khu lán nương trồng sắn của mình. Một con hổ con đang ngấu nghiến nhai thịt một con hổ khác trong núi! Hổ đói ăn thịt nhau. Hừ Xá bảo vợ giúp cảnh giới rồi ông nhổ một gốc cây sắn (khoai mì) lớn, bẻ lấy thân sắn lăm lăm trong tay, ông tiến dần từng bước thủ thế trước sự lầm lì của con hổ trong hang. Nhìn chú hổ con đang liếm mép đói khát bỗng dưng ông Xá thất xót thương trong lòng. Ông bà quyết định vào hang bắt sống hổ chứ không giết. Chú hổ quá đẹp, có bộ lông vàng óng, mượt, vợ chồng ông Xá đã trói nó lại và thay nhau cõng con hổ gần 20kg ấy về nhà nuôi.
Từ chỗ giận dữ, dần dà con hổ hoang nhìn ông bà có vẻ thân thiện hơn. Nó chịu ăn cháo loãng, rồi nó ăn tranh cả canh rau dớn, lá vả luộc bà Hừ hái ngoài rừng về nấu nuôi 10 đứa con trong cảnh nghèo. Sau sự chăm sóc của gia đình, dần dà chú hổ đã chơi đùa với đám trẻ trong bản. Ông bà thả nó tự do nhưng nó cũng không trở lại trong rừng nữa. Con cọp chỉ quẩn quanh bên mâm cơm ăn chực từng cọng rau dớn, từng miếng lá vả. Nó rất quấn quýt " ông Hổ".
Nuôi được một thời gian thì chú hổ lớn nhanh, cán bộ ở Ủy ban hành chính huyện đi công tác qua, họ bảo đem nộp con hổ này cho vườn thú dưới Hà Nội người ra trưng bày, cho cả nước, cả thế giới cùng xem. Vợ chồng Hừ Xá lưu luyến lắm nhưng nếu vì niềm tự hào của núi rừng Mường Tè thì "ông Hổ" cũng sẵn sàng.
"Ông Hổ" vẫn chưa có lấy một tấm ảnh thờ...
Giờ đây khi chúng tôi lên thăm "ông Hổ" đã mất được vài năm. Anh con cả của ông đã hy sinh trong chiến tranh biên giới; anh con thứ sáu tên là Chúy Xá cũng vừa ốm chết. Anh Chúy Xá vốn là y tá, vợ anh là giáo viên dạy học bên Mường Nhé, tận tỉnh Điện Biên. Điều đáng buồn là suốt thời gian chúng tôi ở lại bản Ma Ký, gia đình và bản làng không tìm được một tấm ảnh chân dung của "ông Hổ" kể cả ảnh... thờ. Sau khi ông Hừ Xá mất, đại gia đình muốn có một tấm ảnh để thờ, để thi thoảng nhớ tới "ông Hổ". Mọi người giật mình nhận ra suốt cuộc đời, ông Hừ Xá chưa hề tiếp cận với một con đường có xe lăn bánh, chưa từng chụp một pô ảnh nào, ngoại trừ tấm ảnh bên công an người ta yêu cầu phải làm. Người ta chụp và dán vào chứng minh thư cho ông, chứ ông cũng chẳng dùng chứng minh thư để làm gì.
Khi chúng tôi vào tìm, kể cả bà Gia Hừ cũng không dám chắc còn có thể tìm thấy tấm chứng minh nhân dân cũ ố đó. Tôi thất vọng trở về Hà Nội. Rồi sau này dạy trong trường Báo chí, tình cờ tôi gặp được cậu bé Pờ Hùng Sang là người Hà Nhì, là cháu của vợ người đàn ông quá cố Chúy Xá. Trong dịp nghỉ Tết mới đây, sau những lần đi bộ đến toạc máu chân lục tìm, HÙng Sang đã đem đến cho tôi chiếc ảnh duy nhất của người hùng bắt hổ, nuôi hổ cho nhà nước trưng bày hơn 22 năm trời.
Bây giờ, hổ là loài động vật đặc biệt quý hiếm, được bảo vệ trên toàn cầu. Cũng không còn hổ để bắt, để nuôi hổ bằng cháo loãng, rau dớn như nuôi chó, nuôi mèo trong nhà thời ông Hừ Xá nữa. Nhưng câu chuyện trên vẫn là trang nhật ký kỳ lạ nhưng chân thực. Nó là một câu chuyện về tình thương yêu, sức cảm hóa với ngay cả loài thú chỉ biết hành xử bằng nanh vuốt như hổ dữ. Sau 22 năm sống ở Thủ Lệ, khi "tạ thế", "ông ba mươi" đến từ bản Mà Ký đã được cán bộ Vườn Bách Thú trân trọng nhồi bông làm tiêu bản cất giữ trong nhà truyền thống.
'Vua hổ' Tây Bắc từng dính nghi án ngoại tình vì hổ dữ Hơn 20 năm săn hổ, nay cụ Liêu trở thành người bảo vệ chính những con thú sa bẫy thợ săn. Không chỉ thế, cụ Liêu còn là thầy thuốc của cả vùng. Cụ Liêu nay đã thành người gác rừng. Nghi án ngoại tình vì hổ dữ Suốt 21 năm đi khắp các tỉnh miền Tây Bắc, miền Trung săn hổ, cụ...