Giải thích vấn đề “hack não” nhất khi xem ENDGAME: Thuyết du hành thời gian Marvel đã dùng là gì?
Bên cạnh những màn đại chiến CGI hoành tráng, câu chuyện nội tâm bi tráng của dàn Avengers, thứ mà fan Marvel quan tâm nhất hiện nay chính là giả thuyết du hành thời gian trong Endgame. Bài viết có tiết lộ nội dung, xin độc giả cân nhắc trước khi đọc.
Bài viết tiết lộ toàn bộ nội dung của Avengers: Endgame, xin hãy cân nhắc trước khi đọc.
Dù khi bước ra khỏi rạp, khán giả không khỏi choáng ngợp về những cảm xúc mà Avengers: Endgame mang lại. Nhưng nếu ngẫm lại toàn bộ phim. không ít người sẽ thấy hoang mang và bối rối về cách du hành thời gian của phim, nhất là khi Bruce “The Hulk” Banner giải thích về nguyên lý này nhanh như chớp. Tuy trong phim có thêm sự diễn giải của The Ancient One và kết thúc của Captain America, nhưng cũng không khiến mọi thứ rõ ràng hơn lắm. Bài viết này sẽ giải thích nguyên lý du hành thời gian mà phim đã sử dụng.
Nguồn: RDcrackertoo & ohlenic.
Trước khi đọc bài viết, xin độc giả lưu ý:
Hiệu ứng cánh bướm (butterfly effects) không áp dụng cho Endgame, nên những câu hỏi như: “Nebula hiện tại lấy mạng Nebula quá khứ rồi thì cả hai phải cùng chết chứ?”, “Lấy mấy viên đá ở quá khứ rồi thì Thanos làm sao có găng tay được nữa?”. Tất cả đều sai.
Nghịch lý ông nội (grandfather paradox) cũng không áp dụng cho phim này, là gì thì dưới hình có giải thích.
1. Không phải là “quay về quá khứ”, mà là “đi tới quá khứ”.
Endgame xoay quanh xoay quanh câu chuyện nhóm Avengers phải tìm cách lật ngược cú búng tay của Thanos 5 năm trước từ Infinity War. Sau khi Thanos đã phá hủy tất cả những viên đá, phương án duy nhất cho những người anh hùng của chúng ta chính là quay trở về quá khứ để lấy những viên đá và tạo ra một Găng Tay Vô Cực mới thông qua lượng tử giới (nhờ gợi ý của Người Kiến Scott Lang).
Nếu bạn là fan của dòng phim du hành thời gian với những phim như Back To The Future, Harry Potter & The Prisoner of Azkaban, X-Men: Days of The Future Past, bạn sẽ cảm thấy kế hoạch này có gì đó “kì kì” ngay. Theo nguyên lý của những phim trước đó, nếu quay trở về quá khứ và lấy viên đá, tức là Thanos trong quá khứ sẽ không thể thu thập được đủ 6 viên trong Infinity War, vậy thì cũng không có sự kiện trong Endgame. Mà nếu không có Endgame, làm sao các anh hùng trở về quá khứ?
X-Men: Days Of The Future Past đã chọn cách quay về quá khứ và lấy mạng kẻ phản diện.
Ngay cả vài anh hùng như Rhodey cũng đặt câu hỏi, nếu họ có thể du hành thời gian, tại sao không trở về thời điểm lúc Thanos được sinh ra và lấy mạng Thanos? Như vậy chẳng phải dễ dàng hơn sao? Vì chính X-Men: Days Of The Future Past cũng đã làm cách này và cứu hết tất cả những ai đã chết trong tương lai.
Thật ra khái niệm thời gian của Endgame khá phức tạp và không giống những phim kế nhiệm trước đó. Trong phim, một người không thể thay đổi hiện tại bằng cách thay đổi quá khứ. Theo cách giải thích rất ư là “dễ hiểu” của giáo sư Hulk thì “khi cậu quay về quá khứ, hiện tại của cậu trở thành quá khứ của cậu, và quá khứ mà cậu trở về lại đang là tương lai của cậu”. Dễ hiểu nhất, khái niệm thời gian của Marvel là một đường thẳng tuyến tính, mà chúng ta gọi là “timeline” (dòng thời gian). Hãy nhìn hình ảnh dưới đây của mình.
Ở trên là mô hình truyền thống, còn ở dưới là Endgame.
Tại sao chúng ta thấy khái niệm “du hành thời gian” này của Endgame bị khó hiểu và nhiều khúc mắc? Chúng ta đặt hàng ngàn câu hỏi về “butterfly effect”? Bởi vì chúng ta đã theo quán tính kết luận nó là một đường cong bẻ ngược, nhưng thật ra nó đi theo một đường thẳng.
Lấy ví dụ, nếu một người dùng máy thời gian quay về thời điểm 10 giờ sáng ngày hôm qua, thì theo quán tính, chúng ta sẽ nghĩ người đó bẻ cong dòng thời gian và quay trở về một điểm, một mốc đã xảy ra. Nhưng chúng ta quên mất rằng, nếu lấy người đó là điểm mốc, người đó vẫn đang sống tiếp cuộc đời và “dòng thời gian” của mình. Nghĩa là dù người đó đang ở thời điểm 10 giờ sáng ngày hôm qua đi chăng nữa, nếu được hỏi “cách đây 10 phút cậu làm gì?”, thì người đó sẽ trả lời “tôi đang chuẩn bị bước lên máy thời gian để về đây”.
Từ đây chúng ta có thể thấy, khi du hành thời gian, thì thực tại của một người trở thành quá khứ của người đó, còn cái mà họ nghĩ là “trở về” quá khứ, thật ra lại chính là tương lai đang tiếp diễn theo một đường thẳng, và chuyện quay về quá khứ là một phần của đường thẳng đó chứ không hề bị bẻ cong lại. Để dễ hiểu nhất, các Avengers không “ trở về quá khứ” mà là “ đi tới quá khứ”. Vậy nên nếu họ có thay đổi gì đi chăng nữa, nó cũng sẽ chỉ tao ra nhiều tương lai khác của cái điểm họ đến, chứ không thể thay đổi cái quá khứ mà họ đã trải qua rồi.
2. Không phải “time travel” mà là “timeline travel”
Hành trình của nhóm được tóm tắt như sau:
Đường hầm lượng tử của Antman và thiết bị GPS không – thời gian của Tony không đơn thuần là đưa các nhân vật quay trở về quá khứ, mà nó là một “mỏ neo” để họ có thể quay trở về dòng thời gian (timeline) của mình. Vì vậy, sẽ dễ hiểu hơn nếu chúng ta nói Endgame là một phim du hành “dòng thời gian”, thay vì là “thời gian”. Nghĩa làm hãy xem điểm đi và điểm đến của họ là một “nơi chốn”, thay vì là một “mốc thời gian”.
Như Thượng Cổ Nhân (The Ancient One) giải thích, 6 viên đá vô cực là một phần của một thực tại, giữ cho mọi thứ đi đúng với những gì sẽ xảy ra, một đường thẳng nối dài, nhưng nếu họ lấy viên đá ra khỏi thực tại đó (hay bất kì thứ gì quan trọng cỡ viên đá, như cây Mjolnir), ở một thời điểm nhất định, dòng thời gian đó sẽ bị thay đổi theo một nhánh khác, một khả năng khác. Ví dụ như với The Ancient One, nếu không có Time Stone, dòng thời gian New York 2012 có lẽ sẽ bị Dormammu tấn công vào năm 2016 và Dr. Strange sẽ không còn cách nào bảo vệ thế giới nếu Time Stone đã bị mất. Nếu theo nguyên lý của những phim như Back To The Future, lấy đi Time Stone nghĩa là khi các Avengers trở về năm 2023, thế giới đã bị diệt vong bởi Dormammu?
Nguồn: SpiderWee .
Sai. Vì khi họ trở về 2023, đó là năm 2023 trong timeline gốc của họ, timeline 22 bộ phim MCU. Còn cái tương lai thế giới bị diệt vong bởi Dormammu vì Hulk đã lấy viên Time Stone, đó là tương lai riêng của timeline đó. Nhờ có thiết bị của Tony, họ quay trở về đúng dòng thời gian của mình, nhấn mạnh là DÒNG THỜI GIAN. Vì tưởng tượng nếu chỉ du hành đến tương lai tiếp diễn của New York năm 2012 đã bị lấy mất Time Stone, chúng ta sẽ có một tương lai trái đất bị Dormammu xâm lăng, Loki thì giữ viên Space Stone đâu đó và Thanos chả bao giờ hoàn thành được Găng tay vô cực.
Do đó, phải trả đá về liền ngay tích tắc sau khi chúng được “mượn”.
3. Chuyện gì đã xảy ra với Captain America ở cuối phim?
Để giải thích rõ, người viết sẽ đưa ra vài chi tiết sau đây:
“Khi anh trở về quá khứ, hiện tại của anh trở thành quá khứ, và quá khứ đó trở thành tương lai của anh”.
Lúc Thanos nhìn thấy tương lai của mình qua bộ nhớ của Nebula, Thanos đã nói với Gamora: “I WON”, không phải là “I WILL WON”.
Thời gian trong lượng tử giới rất khác với ở ngoài.
Từ những điểm trên, mình sẽ phân tích chuyện Captain America (Cap) già đi ở cuối phim qua sơ đồ sau:
Khi đứng vào cổng đường hầm, Cap cầm theo 6 viên đá vô cực, và cây Mjolnir, nhiệm vụ là đặt từng viên đá về từng thời điểm nó đã bị lấy, cả cây Mjolnir luôn, nếu ko có cây Mjolnir, dòng thời gian của năm 2013 có lẽ đã tiêu tùng vị tụi Dark Elves của Malekith. Nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ, chúng ta sẽ có cảnh là: Ancient One vừa đưa Hulk viên Time Stone, quay lưng lại sau 5 giây sẽ thấy Cap tới trả lại viên đá. Bà ta sẽ nói: “Ồ, vậy là các cậu đã sống sót”. Tương tự, Cap chỉ cần quay lại ngay lúc Cap 2012 là xong đặt cây trượng ở đúng vị trí là xong.
Song song đó, Banner bảo sẽ mang Cap trở về sau 5 giây. Nhưng sau 5 giây khi bấm, máy không hoạt động, Cap không trở về. Chuyện gì đã xảy ra?
Sau khi đặt xong 5 viên đá và cây Mjolnir về đúng chỗ đúng timeline, Cap đã quay trở về năm 1970 để đặt viên Space Stone lại. Lúc đó Cap đã nghĩ: Sao mình không sống ở đây nhỉ? Vậy là Cap đã tắt thiết bị GPS của mình, đó là lý do vì sao Banner không thể đưa Cap về được.
Đúng, Cap đã có một cuộc sống mới ở timeline (dòng thời gian) đó, tạo ra một alternate reality (thực tại song song) mới, một thực tại mà có lẽ Cap đã cứu được Bucky, cứu được bố mẹ Tony, gặp lại, khiêu vũ và cưới Peggy, sống tầm 41 năm. Tới lúc mà thực tại đó đã tìm ra Captain America của họ dưới lớp băng, Peggy có lẽ cũng đã qua đời, Cap mới dung hạt pym và đường hầm lượng tử để trở về timeline MCU gốc, ngồi trên băng ghế đó, và trao lại cái khiên cho Sam.
Vậy suy ra, timeline năm 1970 mà Cap tới, đã trở thành tương lai của Cap, đúng với nguyên lý Banner đưa ra từ đầu. Cap chọn sống tiếp cuộc đời của mình ở một thời gian trong quá khứ, theo đường thẳng, chứ không phải quay ngược về.
Xét về góc nhìn của nhà làm phim, chúng ta đưa ra câu hỏi: Làm cách nào để cho Captain America được nghỉ hưu đường đường chính chính trong khi anh ta vẫn còn quá trẻ? Nếu để anh ta nghỉ hưu như vậy sẽ tạo lỗ hổng cho những phim tiếp theo. Vì khán giả sẽ luôn đòi hỏi Cap phải có mặt trong mọi sự kiện hay mọi cuộc chiến chống những mối hiểm họa.
Nguồn: Khoa Hee Bin.
Vậy thì cũng từ quan điểm này, dẫn đến câu hỏi: “ Làm sao để Cap có một cuộc sống viên mãn, trọn vẹn, lại có thể già đi để không còn phải dính líu gì đến tương lai MCU nữa?” Câu trả lời là: Cho Cap có một cuộc sống mà anh xứng đáng có được ở một thực tại khác, đủ lâu để khiến anh già đi, nhưng ở thực tại chúng ta, mọi thứ chỉ mất có 5 giây.
“Tôi chưa sẵn sàng để đối diện với một thế giới không có Captain America” – Sam nói.
Đối với mình, đây là cách thông minh nhất của MCU để kết thúc câu chuyện của Cap thật trọn vẹn.
Tất cả những thông tin người viết là dựa trên kiến thức cá nhân đúc kết được từ phim, có kèm theo tìm kiếm thông tin, không phải thông tin chính thức từ nhà sản xuất hay Disney Marvel.
Theo trí thức trẻ
6 thành viên Avengers sau 11 năm: Cát-xê cao, nhiều phim đóng, nhưng liệu có phải ai cũng thành công?
Nhìn lại khoảng thời gian từ khi mới tham gia đội Avengers cho đến nay, dàn siêu anh hùng đều đã có những bước tiến quan trọng trong sự nghiệp.
11 năm đã trôi qua kể từ khi phần phim đầu tiên trong series về siêu anh hùng của Marvel lên sóng. Đội Avengers gốc ngày ấy nay cũng đã thay đổi khá nhiều, từng người một đều bước lên đỉnh cao nhờ cơ duyên trở thành một 'siêu nhân' của nhà Marvel.
Avengers: End Game công chiếu không chỉ kết thúc cho phase 3 đầy huy hoàng của Marvel, mà còn khiến hàng triệu khán giả trên thế giới rơi nước mắt khi phải từ giã những siêu anh hùng đã cùng góp công để tạo nên một đội Avengers huy hoàng, 'oanh tạc' như ở thời điểm hiện tại. Có người ở lại, cũng có người chọn ra đi. Trước thời khắc phải chính thức tạm biệt họ - những người đặt nền móng cho Avengers, hãy cùng nhìn lại sự thay đổi của từng người một kể từ khi bước vào MCU cho đến nay.
Rober Downey Sr.: Đi lên từ vực thẳm của nghiện ngập
Trước khi bắt đầu trở thành Người Sắt, Robert Downey Sr. đã là một cái tên sáng giá trong làng ảnh. Bắt đầu bén duyên với nghệ thuật thứ bảy từ năm 5 tuổi, cho đến khi thành công rực rỡ với vai vua hài Chaplin trong bộ phim cùng tên và nhận được đề cử Oscar ở năm 27 tuổi, ở thời điểm đó, phải khẳng định một điều rằng Robert thậm chí chẳng cần đến Người Sắt để trở thành một nam diễn viên nổi tiếng toàn cầu làm gì.
Nhưng sự nghiệp của anh bị chôn vùi xuống vực thẳm khi vướng vào những cơn nghiện ngập. Ánh hào quang dần rời xa, vợ con đều bỏ đi, thậm chí Robert phải liên tục vào tù ra tù trong suốt 10 năm sau đó.
Đến khi gặp gỡ được người vợ hiện tại là Susan Levin, Robert cuối cùng đã vượt qua được những cơn nghiện ngập phê pha và trở lại với nghệ thuật thứ 7. Tuy nhiên, khác với trước đây là Robert giờ đây không còn được giới làm phim ưa thích nữa. Cho đến khi anh vực dậy được tên tuổi của mình một cách ngoạn mục nhờ Iron Man.
Iron Man thành công không chỉ đưa cái tên Robert Downey Jr. một lần nữa đến gần với công chúng, mà còn giúp anh trở thành nam diễn viên có thù lao cao nhất thế giới - một ngôi sao tỷ đô thật sự. Kèm với điều đó là vô số hợp đồng quảng cáo, đóng phim dồn dập đẩy đến.
Không hề quá đáng khi nói Người Sắt chính là vai diễn bước ngoặt trong sự nghiệp của Robert. Từ đây, ánh hào quang đã trở lại với anh. Các phim sau Iron Man như Sherlock Holmes, Due Date, The Soloist... đều đạt được doanh thu cao và cơn mưa lời khen từ các nhà phê bình.
Người Sắt có thể không phải là vai diễn xuất sắc nhất trong sự nghiệp của Robert, nhưng lại là bước ngoặt quan trọng trên nghiệp diễn của em.
Chris Evans: Diễn viên hạng B vụt sáng thành tượng đài trên màn ảnh thế giới
Chris Evans là một diễn viên tài năng, nhưng lại quá lận đận. Liên tục diễn các vai phụ và cho đến khi đóng vai chính Not Another Teen Movie, anh vẫn chưa để lại dấu ấn đặc sắc nào về cái tên của mình. Sau Not Another Teen Movie, Chris Evans tiếp tục chìm nổi rồi dần... mất tích luôn.
Chris Evans thời đóng phim Not Another Teen Movie.
Đương nhiên là anh chàng vẫn tham gia đóng một số phim lớn nhỏ, nhưng hầu hết đều 'xịt nặng' và không gây được sự chú ý nào. Kể cả cho đến khi nhận dự án Fantastic Four, Chris Evans vẫn chẳng thế thoát được 'kiếp thất bại'.
Người ta thường nói , 'trời không phụ lòng người tài'. Quả thật là như vậy, đến khi nhận được vai diễn Captain America, tất cả mọi thứ trong sự nghiệp và cuộc đời của Chris Evans đã thay đổi một cách ngoạn mục.
Trên thực tế, Chris Evans từng 3 lần từ chối vai diễn đã mang đến tất cả mọi thứ cho mình này. Phải đến khi được Robert thuyết phục, anh chàng mới gật đầu đồng ý nhận vai.
Và sau 8 năm trôi qua, với 5 bộ phim ra mắt, Captain America đã thay đổi hoàn toàn chàng diễn viên hạng B ngày nào. Từ một cái tên phải chật vật tìm kiếm từng vai diễn dù là nhỏ nhất, Chris Evans phút chốc trở thành ngôi sao hạng A, được người người nhà nhà tại Mỹ yêu thích, là chàng trai trong mộng của hàng triệu cô gái trên thế giới.
Captain America là một tượng đài trên màn ảnh, nhưng cũng vì vậy mà Chris Evans vô tình đã bị đóng khung trong vai diễn này - như điều mà anh từng lo sợ. Sau khi trở thành Đội Trưởng Mỹ, Chris Evans đương nhiên cũng nhận được rất nhiều hợp đồng phim khác, nhưng bản thân các phim mà anh đóng lại không được thành công chỉ vì định kiến 'Captain America đi đóng phim'.
Trên thực tế, Chris Evans từng 3 lần từ chối vai diễn đã mang đến tất cả mọi thứ cho mình này. Phải đến khi được Robert thuyết phục, anh chàng mới chịu nhận vai.
Chris Evans thích đóng các bộ phim có nội dung sâu sắc và những vai diễn có chiều sâu tâm lý - điều được thể hiện rất rõ trong những năm đầu tiên trong sự nghiệp của anh. Nhưng có lẽ cũng chính vì vậy mà các phim này đã không thể thành công, thậm chí còn thất bại nặng nề trong việc chinh phục khán giả. Đơn cử có The Iceman thậm chí chỉ thu về được khoảng 4 triệu đô - 'số lẻ' trong doanh thu của Captain America.
Sau khi Avengers 4: End Game kết thúc, Chris Evans sẽ không còn là Captain America nữa, mà quay về với thân phận là một chàng diễn viên đang nỗ lực hết sức trên con đường chinh phục diễn xuất.
Chris Hemsworth: Chàng diễn viên người Úc từng bị bỏ quên và sự vụt sáng với Thor
Là diễn viên người Úc nên không quá khó hiểu vì sao Chris Hemsworth mãi vẫn chẳng thể gây dựng nên tên tuổi tại Hollywood. Kể cả khi đã từng góp mặt trong bom tấn Star Strek, mọi chuyện vẫn không thể khá hơn.
Nhưng tương tự như Chris Evans, Chris Hemsworth hoàn toàn đổi đời sau khi trở thành Thần Sấm Thor - một nhân vật quan trọng bậc nhất của MCU. Dù diễn xuất đôi lúc vẫn còn không ổn định, song tên tuổi và hình ảnh của anh đã phủ sóng trên toàn thế giới.
Hình ảnh chàng Thần Sấm với thân hình vạm vỡ, mái tóc vàng khi dài thì lãng tử, khi ngắn thì điển trai quyến rũ đã trở thành một biểu tượng khiến khán giả mê phim khó lòng quên được.
Từ sau khi vang danh với vai diễn Thor, Chris Hemsworth dần nhận được nhiều vai nam chính hơn mà chẳng cần vất vả đi casting làm gì như trước đó. Và thay vì nhận những vai diễn thiên hướng nghệ thuật hay khắc họa chiều sâu tâm lý, Chris Hemsworth có xu hướng chọn những vai mang hơi hướng chủ nghĩa anh hùng - như vai Thor mà anh đã và đang đảm nhận.
Hiển nhiên, cát-xê của Chris Hemsworth cũng từ một con số nhỏ lẻ và bay vụt lên hàng triệu đô, sánh ngang cùng nhiều tên tuổi hạng A khác của Hollywood. Điều này cũng chẳng có gì lạ, đó là chàng Thần Sấm Thor mà mọi cô gái đều yêu cơ mà!
Vai Thor hoàn toàn thay đổi sự nghiệp của Chris Hemsworth, nhưng không khiến anh mất đi cuộc sống bình yên hàng ngày. Sau khi những lịch quay dài dằng dặc kết thúc, Chris Hemsworth lại trở về bên vợ, bên con và tận hưởng cuộc sống gia đình nhiều niềm vui. Có lẽ, anh chàng là cái tên hiếm hoi trong MCU có được cuộc sống và sự nghiệp đều mỹ mãn như vậy.
Scarlett Johansson: 'Biểu tượng sex' của điện ảnh Mỹ đến mỹ nhân triệu đô
Scarlett Johansson lại là một trường hợp rất khác so với những 'ông bạn' của mình. Trước khi vào vai Góa Phụ Đen, Scarlett Johansson từng là biểu tượng, là cơn sốt của sự nóng bỏng mà không ai có thể kháng cự được. Và hiển nhiên, Scarlett Johansson không chỉ được ca ngợi với nhan sắc hay thân hình, cô nàng còn được công nhận về diễn xuất nữa.
Vai diễn Black Widow đã giúp tên tuổi của Scarlett Johansson một lần nữa nóng lại, trở thành 'đả nữ' nổi tiếng nhất trên màn ảnh thế giới. Nói đây là vai giúp cô nàng đổi đời thì cũng hơi quá, nhưng chẳng thể phủ nhận, nếu không trở thành Black Widow, cô nàng đã không trở thành một trong những mỹ nhân đắt giá nhất Hollywood như hiện tại.
Dù vậy, việc trở thành 'đả nữ' của MCU vẫn ít nhiều ảnh hưởng đến Scarlett Johansson. Thay vì chọn những vai diễn thiên về chiều sâu tâm lý như trước đây, Scarlett Johansson lại bắt đầu gắn liền với hình ảnh 'đả nữ'.
Năm 2017, Scarlett Johansson trở lại với vai diễn nữ robot Mira trong Ghost In The Shell, nhưng thật đáng tiếc, bộ phim thất bại một cách đáng buồn, báo động cho nữ diễn viên về việc cứ liên tục đóng khung mình trong một hình mẫu nhất định.
Sau khi Avengers: End Game kết thúc, Scarlett Johansson vẫn sẽ tiếp tục ở lại MCU và cô nàng thậm chí còn sẽ có một phần phim riêng dành cho Black Widow, ra mắt trong thời gian tới. Đã từng là một phần thành công của series Avengers, nhưng liệu phần phim của riêng Black Widol 'solo' có thể đạt được sự đình đám về mặt danh tiếng tương tự?
Phải đợi phim ra mắt, chúng ta mới có thể biết được kết quả.
Mark Ruffalo: Không ồn ào và phô trương
Trên thực tế, Mark Ruffalo tiếp xúc với nghệ thuật thứ 7 từ rất sớm. Anh thậm chí còn có kinh nghiệm viết kịch bản, đạo diễn và diễn xuất trong nhiều vở kịch khác nhau. Đã từng vượt qua những chông chênh trên bước đường sự nghiệp lẫn được vinh danh tại Oscar, Mark Ruffalo rất 'bình tĩnh' khi bỗng nhiên vụt sáng với vai Người Khổng Lồ Xanh ở tuổi tứ tuần.
Trước khi nhận vai Hulk, Mark Ruffalo thiên hướng ở mảng phim nghệ thuật nhiều hơn. Hulk chính là sự chuyển mình đáng kinh ngạc đối với một diễn viên như Mark Ruffalo và việc nhận vai diễn 'siêu nhân' kiểu này ở tuổi 40 là điều khó để tưởng tượng được. Thật may mắn, Mark Ruffalo đã vượt qua tất cả những nghi ngờ đó và để lại một biểu tượng màn ảnh mới.
Dù trước đó, đã từng có hai diễn viên thủ vai Hulk (Eric Bana trong The Hulk năm 2003 và Edward Norton trong The Incredible Hulk năm 2008), song Mark Ruffalo mới thật sự là người khiến nhân vật này tỏa sáng.
Hulk không phải là toàn bộ lý do, nhưng lại gián tiếp mang đến những thành công trong sự nghiệp diễn xuất sau này của Mark Ruffalo. Anh liên tục nhận được nhiều dự án phim khác nhau, thậm chí còn được đề cử ba đề cử Oscar và cát-xê cũng tăng lên vượt bậc.
Mặt khác, Mark Ruffalo còn được tin tưởng dù chỉ mới thử sức với vai trò đạo diễn lần đầu trong phim Sympathy for Delicious.
Jeremy Renner: Chật vật trên con đường sự nghiệp riêng
Với 2 đề cử Oscar từng nhận được, Jeremy Renner vẫn không thể để lại một ấn tượng sâu sắc đối với khán giả đại chúng. Phải đến khi trở thành Hawkeye trong MCU, anh chàng mới 'đổi đời' và vụt sáng thành cái tên tiềm năng mới trên làng ảnh thế giới.
Tương tự như bao siêu anh hùng trong đội Avengers, Jeremy Renner cũng nhận được rất nhiều những vai diễn mới, các dự án phim mới. Dù vậy, dường như 'số đen' vẫn quyết không từ bỏ anh chàng. Bất kể đóng chính hay đóng phụ trong các bộ phim mới sau này, Jeremy Renner vẫn chưa thể hoàn toàn thoát khỏi hình ảnh Hawkeye.
Sau khi Avengers: End Game kết thúc, có lẽ Jeremy Renner sẽ là cái tên đáng lo nhất trên con đường chinh phục diễn xuất và lấy lại thiện cảm từ phía khán giả. Jeremy Renner cần để lại dấu ấn như một 'diễn viên Jeremy Renner' đích thực, chứ không phải là một 'Hawkeye của Avengers'.
Liệu về sau này, khi đã 'xa rời vòng tay Avengers', Jeremy Renner có thể vượt qua được cái bóng quá lớn mà vai diễn Hawkeye để lại?
Xem trailer Avengers: Endgame
Theo tiin.vn
Là Avengers danh giá đời đầu, Black Widow vẫn bị "dìm" không thương tiếc trong ENDGAME Những gì xảy đến cho Black Widow trong "Endgame" hẳn sẽ khiến nhiều fan phải phẫn nộ. (Lưu ý: Bài viết tiết lộ nội dung phim. Bạn nên cân nhắc trước đi đọc.) Là nữ thành viên gạo cội duy nhất của Avengers với lượng fan đông đảo không kém bất cứ nam siêu anh hùng nào nhưng cuộc đời của Natasha Romanoff...