Giải thích các Game Setting phổ biến và “gây lú” nhất trên PC
Game Setting hay thiết lập cấu hình game vẫn luôn là thứ gây đau đầu nhất với game thủ. Đặc biệt với những game thủ sử dụng cấu hình máy không cao. Làm thế nào để tối ưu nó 1 cách tốt nhất?
Với các game thủ sở hữu cấu hình mạnh, không phải nghĩ ngợi nhiều đến việc tùy biến Game Setting. Họ hầu như chọn giải pháp để Max triệt để và bật on mọi thứ cần có.
Tuy nhiên, câu chuyện ngày nay đã khác, đặc biệt là với các game có tính đối kháng cao như kiểu PUBG, APEX, Rainbow Six,… các thiết lập cao chưa chắc đã là một ý kiến hay, khi nó khiến game trở nên rối rắm hơn.
Bài viết này sẽ nói rõ cho bạn những Game Setting phổ biến và dễ “gây lú” nhất mà bạn không thực sự hiểu nó là cái gì?
Trước khi tiến vào Game Setting, hãy hiểu 1 chút về API
API là viết tắt của cụm từ The Application Programming Interface – Giao diện lập trình ứng dụng. Ở đây nói cụ thể với VGA, nó là thứ sẽ điều khiển cái card đồ họa của bạn xử lý hình ảnh và truyền lên màn hình. API rất quan trọng vì nó như ông chủ điều khiển đám công nhân làm việc cật lực để ra kết quả,
API chủ yếu được chia ra làm 2 loại:
API tầng thấp như Direct X12 hoặc Vulkan sẽ điều khiển trực tiếp các VGA, tối ưu hóa nó để cho ra hình ảnh chi tiết nhất. Nó làm việc ở cấp độ tiếp xúc cực gần với từng nhân xử lý để cho ra kết quả tốt nhất.
API tầng cao, 1 thứ cổ hơn, như OpenGL hoặc các phiên bản sớm của DirectX được hiểu như tạo ra 1 trung gian kết nối giữa API tầng thấp với card. Nó khiến mọi thứ chậm hơn 1 chút.
Thường thì thời điểm hiện tại, các API tầng thấp đang làm cả nhiệm vụ của API tầng cao khiến mọi thứ mượt mà hơn, nhanh hơn, tối ưu hơn rất nhiều.
Các thiết lập Game Setting phổ biến và những tùy chỉnh cần thiết
Window mode – Chế độ cửa sổ
Đây là game setting cho phép bạn muốn hiển thị game theo kiểu gì: Full màn hình (Fullscreen), có ô cửa sổ (Windowed) hay cũng là ô cửa sổ nhưng không có viền (Borderless Windowed). Với việc sử dụng phổ biến từ 2 màn hình trở nên và bạn lại là người không thích đợi load game. Thiết lập Borderless Windowed là lựa chọn hợp lý.
Resolution – Độ phân giải màn hình
Không bao giờ chọn độ phân giải của game cao hơn độ phân giải màn hình vì nó không có tác dụng. Hãy chọn ở mức độ cao nhất mà màn hình bạn chấp nhận. VD: Độ phân giải màn hình là Full HD 19201080 thì tối đa bạn nên chọn cái này. Lưu ý là độ phân giải càng cao, hiện thị càng đẹp nhưng VGA cũng tốn sức làm việc hơn.
Tuy nhiên, có một lưu ý là với các game có tính cạnh tranh như hiện tại, họ thường không thiết lập game setting này ở mức Full màn hình nữa mà thông thường sẽ chuyển qua các thiết lập khác nhằm có lợi cho việc phát hiện đối phương. Độ phân giải 17281080 là một ví dụ. Nó sẽ giúp kẻ địch có thân hình to ra, dễ bắn trúng và chính xác hơn.
Video đang HOT
Presets – Thiết lập tối ưu
Đây là một trong những game setting gây lú vì nó không thực sự rõ ràng 1 chút nào. Hiện tại thì không nhiều game áp dụng kiểu setting này nữa nhưng nếu có thì bạn sẽ phải lưu ý. Thường thì nó sẽ có 4 kiểu tùy chỉnh gồm Low, Medium, High và Ultra.
Định nghĩa tương đối chung của Presets là nó sẽ để cho VGA của bạn xử lý dựa trên 1 chuẩn chung mà đơn vị phát triển đã cài đặt sẵn vào game. VD: Nếu chọn là High thì VGA sẽ tự động xử lý các thiết lập thuộc chuẩn chung để cho ra hình ảnh là High. Sự khác nhau chỉ có thể so sánh khi bạn chọn từng thiết lập, vào game và quan sát. Thấy cái nào ưng mắt nhất, mà phần cứng vẫn chịu được là được.
Framrate – Khung hình
Thông thường, game setting này sẽ có các tùy chọn tiêu biểu là 30 60 90 120. Bạn chọn vào con số nào, hệ thống sẽ báo cho VGA xử lý để tạo ra ngần đó khung hình trên giây. Đơn vị đo cho Framerate là FPS – Khung hình trên giây. Với 30FPS là số khung hình trên giây đảm bảo để có thể chơi được game, thấp hơn là cực kì khó chịu với mắt người. FPS càng cao là càng tốt nhưng nó phụ thuộc vào màn hình của bạn và VGA mà bạn sử dụng.
VD: Nếu màn hình của bạn chỉ có tần số quét là 60Hz thì khung hình tối đa mà màn hình nhận chỉ là 60, bạn có chọn đến 90 vẫn không thay đổi được gì. Thường với thiết lập này, tốt nhất hay để là Off, VGA xử lý bao nhiêu màn hình nhận bấy nhiêu.
Vsync
VSync có nghĩa là đồng bộ hóa FPS (số khung hình trên giây) của game đang sử dụng với Refresh Rate (Tốc độ làm tươi màn hình) của màn hình.
Hiểu kĩ về thuật ngữ này khá mất thời gian. Một lựa chọn nhanh cho các game đời sau là luôn để game setting này là off. Các game cũ hãy để on nhằm chống bị rách hình.
Field of View – FOV
Chính là số góc, tính theo độ, bạn có thể nhìn thấy được mà không phải di chuyển camera màn hình. Một ví dụ đơn giản. Nếu thiết lập này để là 90. Màn hình của bạn sẽ nhìn tối đa 1 góc 90 độ. Thiết lập này càng cao thì góc nhìn càng rộng, bù lại các vật thể ở xa sẽ hiển thị nhỏ hơn.
Các game thủ FPS hay để ý tới game setting này, đặc biệt là trong các game có tính cạnh tranh cao. Số càng lớn thì càng khó nhìn game thủ ở xa, nhưng số càng nhỏ thì góc nhìn càng thấp không thể quét hết được kẻ địch trước mặt. Hãy cân đối
Motion Blur – Hiệu ứng mờ
Hiệu ứng làm mờ khi có các tác động từ ngoại cảnh. Ví dụ như bạn gặp gió bão hoặc mưa rơi, đèn chiếu sẽ cảm nhận rất rõ đồ mờ này. Bật tắt tùy bạn.
Chromatic aberration – Quang sai màu
Một thiết lập với nhìn tính giải trí hơn là hữu dụng trong việc chơi game. Hoặc nếu bạn cảm thấy cần 1 sự thực tế nhất định thì nên chọn.
Lấy VD luôn cho quang sai màu là gì? Đó là khi bạn hướng mắt lên các nguồn sáng và tùy từng khoảng cách, từng kiểu nguồn sang, nó xuất hiện các dải màu như kiểu quang phổ trên màn hình của bạn. Giống như mặt bạn đang nhìn vào nguồn sáng đó thật, hoặc bạn hướng 1 chiếc máy ảnh vào nguồn sáng đó.
Chủ yếu để cho đẹp và do đó nếu bạn không quen thì có thể tắt đi cũng chẳng ảnh hưởng gì.
Resolution Scale – Tăng phân giải
Một thiết lập gây lú tiếp theo cho game thủ là tăng phân giải. Ngoài việc thiết lập 1 độ phân giải chuẩn như trên, bạn còn có thể tăng mức phân giải cho chính độ phân giải đó, giúp hình ảnh thêm chi tiết hơn. Con số biểu thị cho Game settings này là số % tăng thêm.
Giả sử bạn để màn hình ở Full HD 19201080 và chọn RS=120% thì hãy nhân với mỗi chiều thêm 20% nữa để ra con số đúng. Nó sẽ giúp các thi tiết trên FullHD, hiển thị như FullHD 20%. Bù lại cho việc này là ngốn khá nhiều tiến trình xử lý từ VGA.
Global illumination – Phản sáng
Một công nghệ của ánh sáng được phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây. Hãy hiểu là với mỗi bề mặt thì độ phản xạ ánh sáng vào mắt người là khác nhau. Bạn có thể bật tắt nó tùy sở thích cá nhân.
Depth of field – Làm mờ sâu
Một kĩ thuật trong nhiếp ảnh, làm mờ các vật thể xưng quanh tâm điểm mà bạn nhìn vào. Mắt người không hoạt động như vậy. Và bạn sẽ thấy các hiệu ứng này chủ yếu trong mấy game bắn súng có khả năng zoom phóng nòng ngắm. Đây không phải là một thiết lập tốt cho các game FPS cần tính cạnh tranh. Tốt nhất bạn nên để OFF.
SSAO/HBAO – Tính toán ánh sáng
Một công nghệ khác liên quan đến ánh sáng. Tùy vào nguồn sáng ở đâu, nó sẽ tính toán để ánh sáng từ vật thể đó di chuyển đến vật thể, nếu vật thể đó có khả năng chặn sáng, nó sẽ tính toán tiếp để xuất hiện các kiểu bóng phía sau vật thể đó.
Đây là một kĩ thuật đặc trưng để tạo ra các khung cảnh ánh sáng choáng ngợp trong các game hiện nay. Nếu bạn là người ưa thích vẻ đẹp thì mặc định để HBAO. Còn nếu không thích và muốn tập trung vào game thì để off hoặc SSAO.
Anti Aliasing – Khử răng cưa
Đây là thiết lập khá phổ thông và nhiều người cũng đã biết tới. Định nghĩa cơ bản của game setting này là nó hoặc sẽ làm mượt các đường viền của vật thể hoặc là nó sẽ tạo ra một dạng như kiểu răng cưa ở đường viền. Do các vật thể được xây dựng từ các khối pixel hình vuông. Thiết lập càng cao thì đường tròn càng giống đường tròn, càng thấp thì đường tròn càng giống mấy game 8bit cổ. Đây là lựa chọn sẽ ngốn xử lý từ VGA. Nên bạn có thể cân nhắc giữa các thiết lập.
Texture Filtering – Vân bề mặt
Một thuật ngữ quen thuộc của dân thiết kế nhưng lạ lẫm với đa số game thủ. VD đơn giản nhất là bạn nhìn vào những viên gạch lát nhà của mình hoặc nhìn lên mặt bàn. Tất nhiên là nó sẽ khác nhau về màu sắc, kích thước, hình dáng, mức độ gồ ghề và mật độ. Texture chính là ám chỉ cái lớp bên ngoài đó của vật thể. Trong việc dựng game, nhà thiết kế sẽ quét rất nhiều các bề mặt vật thể khác nhau dưới dạng kĩ thuật số. Sau đó, tùy từng vị trí mà “dán” những hình ảnh đó lên mặt của vật thể. Texture cây cỏ đương nhiên phải dán lên các bề mặt liên quan tới cây cỏ, texture của vũ khí cũng tương tự.
Texture thường có các tùy chọn từ low đến ultra ám chỉ độ chi tiết khi hệ thống xử lý vật thể. Nếu chọn mức thấp bạn vẫn nhận ra được vật thể đó là cái gì nhưng hình ảnh sẽ mờ, không rõ nét bù lại VGA chỉ cần xử lý ít là ra được hình ảnh để ốp lên vật thể đó. Ngược lại với texture ở thiết lập cao.
Texture ảnh hưởng nhiều tới hiệu năng xử lý của PC và đốt một lượng lớn tài nguyên từ GPU. Bạn cần phải cân nhắc điều chỉnh.
Công nghệ mới nhất của các thế hệ VGA tân tiến và sẽ xuất hiện trên cả PS5 lẫn Xbox Project Scarlett. Đây là công nghệ điều chỉnh ánh sáng siêu chân thực trong game giúp hiển thị vật thể đúng màu sắc hơn, không bị loang màu trên các khung hình. Cực kì đốt GPU nên đều xuất hiện trên các dòng GTX 20xx của Nvidia. Nếu game có hỗ trợ và bạn thích xem những khung cảnh như phim, đây là game setting rõ ràng không thể bỏ qua.
Theo Game4V
Xbox thế hệ tiếp theo của Microsoft có đồ họa 8K, hỗ trợ ray-tracing, ổ cứng SSD, ra mắt năm 2020
Microsoft có thể sẽ ra mắt hai phiên bản Xbox thế hệ mới vào năm 2020. Trong đó một chiếc sẽ giống với Xbox One X hiện nay và chiếc còn lại sẽ là phiên bản cao cấp với tên gọi Xbox One S.
Tại sự kiện E3 2019 đang diễn ra, Microsoft đã tiết lộ những thông tin đầu tiên về hệ máy Xbox tiếp theo của mình. Những thông tin trước đây cho biết, Microsoft có thể sẽ ra mắt hai phiên bản Xbox thế hệ mới vào năm 2020. Trong đó một chiếc sẽ giống với Xbox One X hiện nay và chiếc còn lại sẽ là phiên bản cao cấp với tên gọi Xbox One S.
Những thông tin đầu tiên về phiên bản cao cấp Xbox One S đã được Microsoft giới thiệu trong sự kiện E3 2019, theo đó hệ máy này sẽ có tên mã là Project Scarlett.
Xbox One S được trang bị bộ vi xử lý tùy chỉnh dựa trên kiến trúc Zen 2 và Radeon RDNA của AMD, hứa hẹn sẽ mạnh gấp 4 lần so với Xbox One X. Microsoft cũng sẽ trang bị bộ nhớ RAM GDDR6 với tốc độ nhanh hơn, và hứa hẹn hệ máy mới sẽ có độ phân giải cùng tốc độ khung hình đáng kinh ngạc.
Xbox thế hệ mới của Microsoft sẽ hỗ trợ độ phân giải lên đến 8K, tốc độ khung hình lên đến 120 fps và hỗ trợ công nghệ ray-tracing tiên tiến. Microsoft còn cho biết họ đang phát triển một thế hệ ổ cứng SSD mới và sẽ trang bị trong chiếc Xbox One S này.
"Chúng tôi đang thử nghiệm sử dụng SSD làm RAM ảo. Nhờ đó tốc độ tải trò chơi có thể nhanh hơn gấp 40 lần so với thế hệ Xbox hiện nay", một phát ngôn viên của Microsoft cho biết. Microsoft cũng tiết lộ thời điểm ra mắt là vào cuối năm 2020, chúng ta sẽ biết thêm nhiều thông tin hơn trong sự kiện E3 năm sau.
Bên cạnh đó, đối thủ Sony cũng hứa hẹn sẽ mang đến cho các game thủ một hệ máy Play Station mới, hỗ trợ đồ họa 8K, âm thanh vòm 3D và ổ cứng SSD. Tuy nhiên PS5 chỉ có thể hỗ trợ tốc độ khung hình 120 fps ở độ phân giải 4K. Bên cạnh đó, hệ máy này cũng được trang bị chip và GPU của AMD, hỗ trợ công nghệ ray-tracing.
Theo GenK
Call of Duty: Modern Warfare sẽ sử dụng engine hoàn toàn mới, hỗ trợ 4K và Ray Tracing tân tiến Call of Duty: Modern Warfare sẽ là game đầu tiên trong sê-ri chạy trên một engine hoàn toàn mới. Trong sự kiện Preview vào đầu tháng này, Infinity Ward xác nhận phiên bản sắp tới sẽ không chạy trên nền tảng công nghệ đã "gắn bó" với thương hiệu kể từ Call of Duty 2 (2005). Engine mới sẽ cho phép người hâm...