Giải quyết những ‘nút thắt’ trong cổ phần hóa
Trong bối cảnh thoái vốn và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước vẫn “ì ạch” suốt thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg quy định tiêu chí phân loại, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021 – 2025.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho rằng, đây được xem là công cụ pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; đồng thời, tiếp tục tăng cường tính công khai, minh bạch trong quản lý nhà nước với doanh nghiệp nhà nước.
Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam là một trong những doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa. Ảnh minh họa: Trọng Đạt/TTXVN
“Ì ạch” cổ phần hóa
Tiến trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước đã được xem là một nhiệm vụ quan trọng kể từ Đại hội IX qua Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương 9. Sau 20 năm, mặc dù, đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng việc cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước vẫn cần phải quyết liệt hơn để thực sự có được những doanh nghiệp lớn mạnh, hiệu quả và là trụ cột của nền kinh tế.
Theo ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp ( Bộ Tài chính), các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, quản lý và sử dụng vốn nhà nước được nâng cao hơn. Điều này được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập bình quân của người lao động, tổng nộp ngân sách nhà nước, cũng như khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp tư nhân đều tăng…
Không khó để nhận ra đặc điểm chung của những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, như: Vinamilk (Công ty cổ phần sữa Việt Nam), FPT (Tập đoàn công nghệ FPT), REE (Công ty cổ phần Cơ điện lạnh)… đều có nguồn gốc là các doanh nghiệp nhà nước. Đây là những đơn vị hoạt động kinh doanh hiệu quả, luôn duy trì được giá trị vốn hóa cao.
Video đang HOT
Ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Telecom cho biết, kể từ khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần có sự tham gia chi phối của cổ đông nhà nước do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) làm đại diện từ tháng 7/2005 đến nay, SCIC luôn thể hiện vai trò của một cổ đông lớn, năng động, tích cực, hỗ trợ công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp nhà nước đang thực sự đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt mở đường cho các thành phần kinh tế khác, đặc biệt khi nền kinh tế phục hồi sau dịch COVID-19 thì vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp nhà nước rất quan trọng.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, trong những tháng đầu năm nay, Bộ này đã nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa 3 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Bắc và Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam với tổng giá trị doanh nghiệp là 252 tỷ đồng.
Lũy kế giai đoạn 2016 đến tháng 6/2021, đã có 183 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa.
Tuy nhiên, trong 183 doanh nghiệp đã cổ phần hóa chỉ có 39 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục 128 doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chỉ đạt 30% kế hoạch cổ phần hóa. Số doanh nghiệp phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch những tháng còn lại năm 2021 là 89 doanh nghiệp. Như vậy, việc hoàn thành mục tiêu là rất khó.
“Những chuyển biến này chưa thực sự tương xứng với các lợi thế, cũng như quy mô về tổng tài sản và nguồn vốn của các doanh nghiệp này”, Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết.
Ông Đặng Quyết Tiến cho rằng, các tồn tại, vướng mắc về tài chính trong quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp cũng chưa được xử lý triệt để gây khó khăn, chậm trễ cho quá trình cổ phần hóa, thoái vốn. Các doanh nghiệp chưa thực hiện cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chưa cao, khó hấp dẫn nhà đầu tư khi thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn…
Cần chuyển “lượng” thành “chất”
Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết, Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành đã thể hiện rõ nét, mạnh mẽ tinh thần phân cấp, phân quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước. Cụ thể, đối với doanh nghiệp cấp 1 (các công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – con và công ty độc lập), Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt hình thức sắp xếp. Đối với doanh nghiệp cấp 2 (công ty con trong nhóm công ty mẹ – con), công ty mẹ được quyền chủ động đưa ra phương án sắp xếp căn cứ vào hiệu quả hoạt động và vai trò của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg chỉ ban hành tiêu chí phân loại, không bao gồm danh sách cụ thể doanh nghiệp Nhà nước thực hiện sắp xếp nhằm mục tiêu sớm ban hành tiêu chí phân loại doanh nghiệp Nhà nước, tạo khung pháp lý cho các bộ, ngành, địa phương rà soát để có định hướng sắp xếp. Kế hoạch sắp xếp lại giai đoạn 2021-2025 dự kiến được ban hành dưới dạng quyết định chỉ đạo điều hành của Thủ tướng Chính phủ để tạo thuận lợi trong việc kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp thực tiễn.
“Điều này tạo ra sự linh hoạt trong thực hiện thông qua việc cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ động đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét một số trường hợp liên quan thực hiện nhiệm vụ công ích, hoạt động gắn với địa bàn chiến lược quốc phòng, an ninh hoặc có vai trò trong thực hiện nhiệm vụ chính trị hoặc phát triển kinh tế – xã hội của ngành và địa phương…”, Thứ trưởng Đông khẳng định.
Bước tiếp theo của Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg là việc Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành Kế hoạch sắp xếp lại với các doanh nghiệp cấp 1 thực hiện cổ phần hoá trong giai đoạn 5 năm tới.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ phê duyệt kế hoạch chung gồm gần 500 doanh nghiệp cấp 1 thực hiện theo các hình thức: duy trì là doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; cổ phần hoá theo tỷ lệ tương ứng: trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ và trên 65% vốn điều lệ; thoái vốn; 7 đề án tái cơ cấu của 6 tập đoàn gồm: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) trong giai đoạn 2021-2025; trong đó, có định hướng sắp xếp các doanh nghiệp cấp 2 của các tập đoàn, tổng công ty này.
Các cơ quan đại diện chủ sở hữu, công ty mẹ sẽ được phân cấp phê duyệt hơn 1.000 doanh nghiệp cấp 2, cấp 3 tại các đề án cơ cấu lại doanh nghiệp.
Ông Phạm Hoài Nam, Phó Tổng giám đốc Dịch vụ kế toán & đảm bảo, Deloitte Vietnam cho rằng, với những điểm mới của Quyết định 22 rõ ràng tạo được sự linh hoạt, chủ động trong sắp xếp đổi mới doanh nghiệp có vốn nhà nước. Công ty mẹ, người đại diện phần vốn góp của nhà nước và cơ quan đại diện chủ sở hữu được chủ động phân loại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo tiêu thức đã công bố, đồng thời xây dựng đề án tái cơ cấu dựa trên đánh giá hoạt động của doanh nghiệp.
“Việc ban hành và triển khai Quyết định 22/2021/QĐ-TTg tạo cơ chế nâng cao tính công khai, minh bạch trong quản lý nhà nước với doanh nghiệp nhà nước; tăng cường phân cấp, phân quyền, tạo sự chủ động cho các cơ quan đại diện chủ sở hữu trong sắp xếp, thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa”, Thứ trưởng Trần Duy Đông khẳng định.
Cần 'bình đẳng hóa' quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước
Tại hội thảo "Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp" do Bộ Tài chính và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức ngày 7/4, chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh: Cần phải đổi mới phương thức quản lý doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) theo nguyên tắc "ở đâu có vốn Nhà nước, ở đó có sự quản lý, giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước".
Ông Đặng Quyết Tiến - Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính).
Theo Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) Đặng Quyết Tiến, Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13) có hiệu lực từ năm 2015. Sau hơn 5 năm thực hiện, Luật đã tạo hành lang pháp lý cho việc đầu tư vốn Nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Theo đó, các cơ chế, chính sách đã tạo môi trường pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp. Từ đó, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp; đồng thời tăng cường sự giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
"Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, trở thành cổ đông, thành viên và tài sản có được là số cổ phần, phần góp vốn tương ứng. Thế nhưng, khái niệm về vốn Nhà nước tại Luật 69 không còn phù hợp, có sự lẫn lộn, sai lệch về các loại vốn, tài sản, sở hữu tài sản thuộc sở hữu nhà nước và tài sản của doanh nghiệp", TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết.
Tại Hội thảo, cac chuyên gia kinh tế thong nhat: Luật 69 can sửa đổi theo hướng lam ro vai tro cua cac co quan đai dien chu so huu. Sau khi đau tu, cac co quan đai dien chu so huu phan von gop, co phan tai doanh nghiep co quyen và nghia vu tuong tu cac nha đau tu và co đong cua doanh nghiep. Phía co quan đai dien chu so huu khong can thiep truc tiep vao hoat đong san xuat, kinh doanh cua doanh nghiep. Moi hoat đong cua doanh nghiep đều do Ban đieu hanh thuc hien; cần tach chuc nang quan ly cua chu so huu Nha nuoc voi quan ly đieu hanh doanh nghiep.
Bên cạnh đó, cần thay đoi theo hướng đanh gia hieu qua hoat đong đau tu vốn Nhà nước phai thuc hien theo nguyen tac thi truong, theo đo, đanh gia dua tren gia tri gia tang cua von đau tu va co tuc, loi nhuan đuoc chia hang nam hieu qua đau tu von cua co đong Nha nuoc; đay manh đoi moi, quan tri tai cac DNNN theo huong cong khai, minh bach va tang trach nhiem giai trinh cua nguoi đung đau; ap dung quan tri hien đai theo thong le quoc te; tang cuong hieu qua hoat đong giam sat, kiem tra cua cac co quan quan ly Nha nuoc, thuc đay vai tro giam sat cua cac to chuc, đoan the tai doanh nghiep.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chậm vì 'nhiều xương' Ông Trần Văn Tiến, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết: Từ đầu năm đến nay, việc thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hóa (CPH) diễn ra chậm. Xử lý kỹ thuật tại Trung tâm truyền dẫn của VNPT. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN Theo Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) ặng...