Giải quyết khiếu nại tố cáo: Nhiều vụ dân chưa tâm phục khẩu phục
Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2017 của Thanh tra Chính phủ, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh cho biết, việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo cũng đang là một vấn đề bức xúc.
Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh thông tin, giải quyết khiếu nại tố cáo đang có vấn đề gây khiếu kiện kéo dài, dân không tâm phục khẩu phục. (Ảnh: Thanh tra Chính phủ)
Hội nghị sơ kết công tác thanh tra 6 tháng đầu năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2017 được tổ chức trực tuyến với nhiều địa phương trên cả nước vào chiều qua (10.7).
Theo đó, trong hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2017 của Thanh tra Chính phủ, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh thông tin, trong công tác thanh tra, 6 tháng đầu năm toàn ngành đã triển khai 3.847 cuộc thanh tra hành chính và 136.096 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.
Qua thanh tra, phát hiện vi phạm 29.510 tỷ đồng, gần 5.000ha đất. Cơ quan này đã kiến nghị, thu hồi về ngân sách nhà nước 19.521 tỷ đồng và 4.676 ha đất. Thanh tra Chính phủ cũng đã chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 49 vụ, 113 đối tượng.
Bên cạnh những việc đã đạt được, theo dự thảo báo cáo sơ kết công tác thanh tra 6 tháng đầu năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm, công tác thanh tra còn những hạn chế nhất định.
“Một số cuộc thanh tra triển khai chậm so với kế hoạch; một số cuộc thanh tra còn kéo dài, nhất là thời gian xây dựng báo cáo và kết luận thanh tra, trong đó có những cuộc thanh tra đột xuất, đòi hỏi tiến độ nhanh để phục vụ yêu cầu quản lý và công khai” – dự thảo báo cáo nêu rõ.
Cũng theo dự thảo này, công tác đôn đốc, xử lý về thanh tra cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu. Cùng với đó, việc phối hợp trong giám sát hoạt động đoàn thanh tra còn có mặt hạn chế; việc trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ ở phạm vi rộng chưa thường xuyên; việc tổng kết rút kinh nghiệm, đánh giá hiệu quả khi kết thúc đoàn thanh tra chưa được quan tâm đúng mức.
Video đang HOT
Đáng chú ý, theo Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh, công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại tố cáo có nhiều vấn đề.
“Chất lượng giải quyết khiếu nại tố cáo đang có vấn đề, đặc biệt là ở cấp cơ sở, rất nhiều vụ việc khi giải quyết bỏ qua các chi tiết quan trọng, gây khiếu kiện kéo dài, dân bức xúc vì không tâm phục khẩu phục” – ông Hạnh nói.
Theo dự thảo báo cáo, 6 tháng đầu năm 2017, tình hình khiếu nại tố cáo của công dân có xu hướng tăng cả số vụ việc, đoàn đông người và tiếp tục diễn biến phức tạp, gay gắt ở một số địa phương: Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Tây Ninh, An Giang, TP.HCM, Hà Tĩnh…
Thông tin từ dự thảo, tình hình khiếu kiện đông người tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp. “Đáng lo ngại là khiếu nại, tố cáo đang bị kẻ xấu lợi dụng kích động, xuyên tạc, bôi xấu, đe dọa và ảnh hưởng đến an ninh trật tự, tác động tiêu cực vào tâm lý của cán bộ, nhân dân” – dự thảo báo cáo nhấn mạnh.
Dự hội nghị sơ kết của ngành Thanh tra, phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chia sẻ với những khó khăn vất vả và ghi nhận, biểu dương sự cố gắng của ngành Thanh tra trong 6 tháng đầu năm 2017.
Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cũng lưu ý tại hội nghị, Ngành thanh tra cần triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. (Ảnh: Thanh tra Chính phủ)
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng đồng thời cũng chỉ ra một số mặt còn tồn tại, hạn chế của ngành thanh tra như: Việc kết luận thanh tra còn chậm; số vụ việc chuyển cơ quan điều tra còn ít; xử lý sau thanh tra còn hạn chế (tỷ lệ thu hồi đất đai còn thấp); hiệu quả công tác tiếp dân chưa cao; giải quyết KNTC còn chậm, tỷ lệ thấp; có vụ việc còn thiếu chính xác, khách quan, công dân không đồng tình, bức xúc, kéo dài;
Tình hình khiếu nại, tố cáo còn tiềm ẩn nhiều phức tạp, phát sinh một số điểm nóng (nhất là vụ việc tại xã Đồng Tâm, Hà Nội); việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả chưa cao; kết quả phát hiện tham nhũng qua công tác thanh tra còn hạn chế (số vụ việc tham nhũng phát hiện còn ít, xử lý chưa kịp thời.
Cũng tại hội nghị, Phó Thủ tướng lưu ý ngành thanh tra cần chú ý hạn chế chồng chéo trong hoạt động thanh tra cũng như trong thanh tra với kiểm toán; triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo…
Theo dự thảo báo cáo sơ kết công tác thanh tra 6 tháng đầu năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2017 của ngành Thanh tra, về minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, năm 2016 đạt tỷ lệ 99,8% so với số người phải kê khai. Nhiều bộ, ngành, địa phương có số người kê khai đạt tỉ lệ 100%; kết quả công khai đạt tỉ lệ 99,8%. Cũng theo dự thảo này, có 77 người thuộc diện kê khai được xác minh tài sản, thu nhập.
Theo Danviet
Việt Nam học hỏi kinh nghiệm chống tham nhũng của các thành viên APEC
"Việt Nam thi hành luật phòng, chống tham nhũng hơn 10 năm, nhưng thành quả vẫn chưa được như mong đợi. Nhưng chúng ta không nên rơi vào trạng thái mệt mỏi. Còn có nhiều giải pháp tốt, kinh nghiệm tốt để đẩy mạnh chống tham nhũng và minh bạch hóa mà các nền kinh tế bạn trong APEC chia sẻ để chúng ta kiên trì học tập".
Ngày 20/2, bên lề Hội thảo "Chống tham nhũng và minh bạch hóa" nằm trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ nhất quan chức cấp cao APEC 2017 (SOM 1) và các cuộc họp liên quan đang diễn ra tại Khánh Hòa, ông Nguyễn Văn Thanh - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ đã chia sẻ với PV như trên.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh với vai trò là Chủ tịch Nhóm công tác về Chống tham nhũng và Minh bạch (ACTWG) trong năm APEC 2017 cho biết, sáng kiến của Việt Nam đưa ra tại Hội thảo cũng chính là nội dung chủ đề là làm sao để tăng cường vai trò của doanh nghiệp và người dân trong chống tham nhũng. Sáng kiến của Việt Nam nhận được sự ủng hộ rất cao của các nền kinh tế thành viên APEC. Bên cạnh đó các nền kinh tế thành viên cũng chia sẻ kinh nghiệm về thu hồi tài sản tham nhũng, buôn lậu, rửa tiền...
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ chia sẻ: "Việt Nam thi hành luật phòng, chống tham nhũng hơn 10 năm, nhưng thành quả vẫn chưa được như mong đợi. Nhưng theo tôi, chúng ta không nên rơi vào trạng thái mệt mỏi. Còn có nhiều giải pháp tốt, kinh nghiệm tốt để đẩy mạnh chống tham nhũng và minh bạch hóa mà các nền kinh tế bạn trong APEC chia sẻ để chúng ta kiên trì học tập.
Theo đó, có nhiều giải pháp, kinh nghiệm tốt của các nền kinh tế bạn như ở Hàn Quốc, người tố cáo tham nhũng được đảm bảo vẫn giữ được việc ở các cơ quan, doanh nghiệp mà họ phát hiện tham nhũng và tố cáo trong khi làm việc tại đó; đảm bảo cho người tố cáo tham nhũng không mất công ăn việc làm. Hay ở Thái Lan, Chính phủ có dự án tổ chức cho người dân đánh giá tính liêm chính của các cơ quan công quyền...".
Các nền kinh tế thành viên APEC góp nhiều sáng kiến, giải pháp đẩy mạnh chống tham nhũng và thúc đẩy minh bạch hóa
Đại diện nền kinh tế chủ nhà bày tỏ kỳ vọng các thành viên trong Nhóm ACTWG của APEC tiếp tục nỗ lực để thúc đẩy thực hiện hiệu quả các cam kết mà các nhà lãnh đạo APEC đã đưa ra, trong đó xoay quanh các trụ cột chính là Chương trình hành động chống tham nhũng và đảm bảo minh bạch APEC 2004, Cam kết Santiago về Chống tham nhũng và đảm bảo minh bạch 2004, Tuyên bố Bắc Kinh 2014 và Tuyên bố Manila 2015.
Theo đó, xây dựng các khung pháp luật, thực thi pháp luật, và quản lý nhằm phòng, chống tham nhũng; nuôi dưỡng một nền văn hóa quản trị cởi mở, minh bạch và chống tham nhũng trên tất cả các lĩnh vực; thực hiện các biện pháp, quy trình và tiêu chuẩn thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình; bảo vệ môi trường khỏi tổn hại do tham nhũng; tăng cường hợp tác và đối thoại công-tư; thúc đẩy hợp tác quốc tế để loại bỏ nơi trú ẩn an toàn cho những kẻ có hành vi tham nhũng và tăng cường hành động tập thể nhằm chống buôn lậu và xóa bỏ các mạng lưới bất hợp pháp xuyên quốc gia trên toàn khu vực.
Nhiều đại biểu cho rằng, cần có các luật và quy định để tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội vào quá trình ra các quyết định, phân bổ ngân sách, theo dõi sự thực thi của các chính sách. Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng điều này, kể cả cấp độ phường, xã. Đại diện của Singapore cho biết, nước này đã có bước tiến lớn trong minh bạch tài chính với việc tăng cường thanh toán qua tài khoản. Mua bất động sản hay các tài sản lớn ở Singapore đều rõ ràng trên mạng.
Một trong những cách thức phòng, chống tham nhũng có hiệu quả là kê khai tài sản. Tuy nhiên, theo ông Francesco Checchi - cố vấn Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc khu vực Đông Nam Á, điều quan trọng là các cơ quan pháp luật quản lý được nội dung kê khai tài sản, phải đảm bảo người kê khai phải kê đúng, kê đủ chứ không được "quên" và phải tập trung một số người lãnh đạo nhạy cảm dễ phát sinh tham nhũng.
Khánh Hiền
Theo Dantri
Bắt đầu thanh tra Đại học Quốc gia Hà Nội Sáng nay 29/9, Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra trách nhiệm của Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về bộ máy, quản lý tài chính và thực hiện các dự án giai đoạn 2013-2015. Ông Đặng Công Huẩn (đứng) phát biểu tại buổi công bố quyết định thanh tra (Ảnh:...