Giải quyết dứt điểm tố cáo ở Công ty Cà phê Đắk Nông
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết quả kiểm tra, xác minh kiến nghị, phản ánh tại Công ty TNHH MTV Cà phê Đắk Nông thuộc Tổng công ty Cà phê Việt Nam.
(Ảnh minh hoạ)
Thanh tra Chính phủ cho rằng Tổng công ty Cà phê Việt Nam đã xem xét xử lý tố cáo lần đầu kịp thời theo thẩm quyền. Do việc giải quyết tố cáo chưa đứt diểm, chưa cụ thể đối với từng nội dung công dân tố cáo nên trong quá trình đoàn thanh tra làm việc với công dân thì công dân tiếp tục nêu lại các nội dung tố cáo với thái độ gay gắt.
Nhưng đến thời điểm kiểm tra thì ông Hồ Văn Sơn – nguyên Giám đốc Công ty TNHH MTV Cà phê Đắk Nông và ông Nguyễn Tiến Ly- nguyên Kế toán trưởng Công ty đã bị bắt tạm giam, nên việc xem xét tiếp đơn tố cáo của công dân sẽ được giải quyết theo quy định pháp luật.
Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hỗ trợ Công ty TNHH MTV Cà phê Đắk Nông rà soát từng nội dung cụ thể của các phương án khoán đất, từ đó thẩm định trình Tổng công ty Cà phê Việt Nam duyệt điều chỉnh hoặc phê duyệt phương án khoán mới thay thế các phương án khoán hiện hành đảm bảo công khai, dân chủ, đúng quy định của pháp luật.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát để xử lý kịp thời hoặc đề nghị cơ quan chức năng xử lý những vi phạm, nhất là đối với vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai (chuyển nhượng trái phép, lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích); kiểm tra, làm rõ để xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật.
Video đang HOT
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng phải chỉ đạo việc kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân liên quan có vi phạm theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật.
UBND tỉnh Đắk Nông tăng cường phối hợp với Tổng công ty Cà phê Việt Nam, Công ty TNHH MTV Cà phê Đắk Nông giải quyết dứt điểm các khiếu nại, tố cáo xảy ra trên địa bàn. Tiếp tục giải quyết các kiến nghị, phản ánh của công dân, người nhận khoán về đời sống, an sinh xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống và các nội dung khác thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của địa phương.
Kha Xuân Lộc
Theo Dantri
"Về mặt lý thuyết, người ta vẫn có thể làm giàu từ nuôi lợn, gà!"
"Thứ nhất có thể họ khai đúng. Về mặt lý thuyết thì nuôi lợn, gà, cá, nói chung là chăn nuôi, cũng có thể làm giàu. Vấn đề quan trọng là việc giải trình nguồn gốc tài sản có đúng như thế không. Còn ở khía cạnh thứ hai, có thể đó là cách giải trình cho xong việc để lấp liếm những vấn đề phía sau" - đại biểu Lưu Bình Nhưỡng chia sẻ quan điểm quanh câu chuyện "nhiều người giải trình nguồn gốc tài sản từ nuôi gà nuôi lợn"
Biệt phủ của gia đình Giám đốc Sở TNMT Yên Bái khiến dư luận quan tâm suốt thời gian qua. (Ảnh: IT).
Câu chuyện quanh phát biểu của thiếu tướng Phạm Lê Xuất, Phó Chánh thanh tra Bộ Công an tại hội nghị giao ban thanh tra các bộ ngành 6 tháng đầu năm 2017 vẫn chưa hết nóng khi ông cho biết: "Do chưa có quy định truy nguyên nguồn gốc tài sản nên mới có chuyện nhiều người giải trình tài sản hình thành từ nuôi lợn nuôi gà".
Câu chuyện khiến cho dư luận cười đấy mà lại đau đấy! Cười bởi sự lý giải về nguồn gốc hình thành tài sản ngô nghê đến mức khó tin của một số vị cán bộ, nếu như lời ông Xuất nói là đúng. Nhưng đau là bởi một quy định vô cùng cần thiết trong cuộc chiến phòng, chống tham nhũng như kê khai tài sản cán bộ hàng năm, hóa ra lại hết sức hình thức vì không chặt chẽ, không tới nơi tới chốn.
Tuy nhiên, đánh giá về câu chuyện này, ông Nguyễn Đình Quyền - Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có một góc nhìn khác: Trong Nhà nước pháp quyền, mọi người dân không có nghĩa vụ chứng minh mình vi phạm, họ có quyền im lặng. Cán bộ công chức có trách nhiệm giải trình, nhưng quyền chứng minh họ giải trình đúng hay có vi phạm là việc của Nhà nước.
"Vấn đề là Nhà nước phải đủ công cụ, đủ thể chế, năng lực, nhân lực... để khám phá ra những hành vi vi phạm pháp luật của tội phạm. Khi hoạch định chính sách đừng trông chờ những người vi phạm hay người tham nhũng khai sự thật" - ông Quyền phân tích.
Vẫn theo Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp, muốn chống tham nhũng thì cần phải kiểm soát được tài sản. Kê khai tài sản chỉ một trong những nội dung của kiểm soát tài sản.
"Muốn kiểm soát tài sản phải làm rất nhiều việc. Hiện chúng ta đang nghiên cứu sửa Luật phòng, chống tham nhũng để các quy định đảm bảo hiệu quả hơn, tránh hình thức. Ở nước ta để chứng minh nguồn gốc của tài sản như nào là vấn đề rất phức tạp" - ông Quyền thừa nhận.
Còn đại biểu Lưu Bình Nhưỡng - Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: Trong phát biểu mới đây của Phó Chánh Thanh tra Bộ Công an có thể thấy hai khía cạnh.
"Thứ nhất có thể họ khai đúng. Về mặt lý thuyết thì nuôi lợn, gà, cá, nói chung là chăn nuôi, cũng có thể làm giàu. Vấn đề quan trọng là việc giải trình nguồn gốc tài sản có đúng như thế không. Còn ở khía cạnh thứ hai, có thể đó là cách giải trình cho nó xong việc để lấp liếm những vấn đề phía sau" - đại biểu Nhưỡng nhận định.
Vẫn theo đại biểu Nhưỡng, nếu như nuôi lợn, nuôi gà để làm giàu th không phải chuyện đơn giản, bởi chuồng trại phải hoành tráng cỡ nào, quy mô đầu tư ra sao?
"Nếu mỗi năm chỉ nuôi có một vài con lợn hoặc đàn gà mà có được tài sản lớn thì chẳng ai tin. Trước đây thời bao cấp, rất nhiều cán bộ cũng nuôi lợn, gà đến khi bán cũng có tiền mua được đôi chỉ vàng. Nhưng mỗi năm nuôi lợn, gà sắm một đôi chỉ vàng cộng lại không thể có tài sản "khủng" hay xây được "biệt phủ". Đấy chỉ là cách làm ăn kiểu tận dụng, cầm cự, còn như chăn nuôi để có thu nhập lớn hoàn toàn khác. Nếu cán bộ giải trình tài sản lớn có được là do làm công nghiệp, trang trại hay được thừa kế, trúng xổ sổ thì nghe thuyết phục hơn" - đại biểu Nhưỡng nói.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cũng thừa nhận, việc kê khai tài sản đang làm hiện nay vẫn còn hình thức, chưa thực sự góp phần đáng kể vào việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Theo Cục trưởng Cục chống tham nhũng (TTCP) Phạm Trọng Đạt việc cán bộ giải trình tài sản có được là từ nuôi lợn, nuôi gà cũng là cách lý giải. "Điều quan trọng là cán bộ kê khai, giải trình nguồn tài sản đang sở hữu có hợp lý hay không, nếu có dấu hiệu thiếu trung thực, không hợp lý cơ quan chức năng sẽ tiến xác minh, thẩm định lại. Cán bộ, công chức có hàng chục tỷ đồng mà giải trình từ nuôi lợn, nuôi gà nghe không hợp lý" - ông Đạt nói. Pháp luật quy định việc kê khai tài sản, thu nhập được tiến hành xác minh trong các trường hợp: Khi có tố cáo về việc không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai; khi xét thấy cần thêm thông tin phục vụ cho việc bầu cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm, bổ nhiệm, kỷ luật đối với người có nghĩa vụ kê khai; khi có căn cứ cho rằng việc giải trình về nguồn gốc tài sản tăng thêm không hợp lý.
Theo Danviet
Thanh tra lại các cuộc thanh tra có dấu hiệu vi phạm pháp luật Thanh tra Chính phủ đã nhấn mạnh như vậy trong dự thảo định hướng chương trình thanh tra năm 2018 sẽ được hoàn thiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ thời gian tới. Theo dự thảo kết luận thanh tra của Hà Nội, khu Đồng Sênh (Đồng Tâm, Mỹ Đức) là đất quốc phòng. Theo dự thảo của Thanh tra Chính phủ, năm...