Giải quyết dứt điểm hồ sơ người có công tồn đọng, trả lời thỏa đáng cho địa phương
Về giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng trong năm 2019, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chỉ đạo cần tập trung cao độ; giải quyết dứt điểm các trường hợp tồn đọng, trả lời thỏa đáng cho địa phương để có căn cứ trả lời đối tượng.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chủ trì cuộc họp (Ảnh trong bài: Mạnh Dũng)
Chiều ngày 18/2, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dungđã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Cục Người có công và một số đơn vị trực thuộc Bộ về giải quyết hồ sơ tồn đọng và nhiệm vụ năm 2019. Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Lê Tấn Dũng và nguyên Thứ trưởng Huỳnh Văn Tý.
Dày công tập trung sửa đổi Pháp lệnh, phù hợp thực tiễn
Bộ trưởng đánh giá, bức tranh lĩnh vực người có công nhất là dịp Tết nguyên đán vừa qua, để lại dấu ấn tốt đẹp.Tết chính là đỉnh cao của sự quan tâm Đảng, Nhà nước với người có công, người nghèo, gia đình khó khăn, đồng bào dân tộc miền núi…
Thời gian qua, uy tín của ngành được nâng lên, một phần nhờ chúng ta đã giải quyết được những vấn đề gai góc nhất, còn tồn đọng trong lĩnh vực người có công. Điều này đã được các đại biểu Quốc hội và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Bộ trưởng nhấn mạnh, công việc ngày càng khó khăn khăn hơn, do đó đòi hỏi từng cán bộ của ngành phải trí tuệ hơn, có cách làm sáng tạo hơn. Bộ trưởng cũng nhắc nhở không được thỏa mãn với những việc đã làm, bởi ngành còn rất nhiều việc cần phải giải quyết để phục vụ nhân dân. “ Bản thân tôi lúc nào cũng canh cánh lĩnh vực này, lúc nào cũng cảm thấy trăn trở vì mình chưa làm hết được những điều mà người dân vẫn còn trông đợi“, Bộ trưởng chia sẻ.
“ Ngay bây giờ Cục Người có công phải đối chiếu, đánh giá lại bao nhiêu chỉ tiêu chúng ta đã hoàn thành, phấn đấu đến 2019 có hoàn thành được không?”, Bộ trưởng yêu cầu và nêu các chỉ tiêu cần phải thực hiện theo chỉ thị 14-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng , đó là: Người có công phải có mức sống cao hơn mức trung bình của địa bàn dân cư; Hoàn thành việc hỗ trợ nhà ở cho người có công; Hoàn thành căn bản hồ sơ người có công tồn đọng; Sửa đổi toàn diện Pháp lệnh Ưu đãi người có công…
Về sửa đổi Pháp lệnh Người có công với cách mạng, Bộ trưởng nhấn mạnh: “ Phải dày công khi tập trung sửa đổi, sao cho phù hợp thực tiễn. Đích thân các đồng chí phải xuống các cơ sở nuôi dưỡng thương binh, nuôi dưỡng người có công, tiếp xúc, lắng nghe tâm tư của họ để lấy ý kiến“, Bộ trưởng yêu cầu và cho hay, những lần ông đích thân đi cơ sở, tiếp xúc, trò chuyện với họ, nhiều câu chuyện giúp mình nắm bắt được thực tế, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của họ, có vậy mới nắm bắt được thực tiễn để làm chính sách.
“ Hỏi thật, bao nhiêu cán bộ của Cục đi xuống cơ sở nghe thực tế, len lỏi vào cuộc sống để nắm bắt, làm chính sách chưa, hay ngồi bàn “vẽ” chính sách. Nên các đồng chí phải có thực tiễn, để nhìn ra những bất cập cần sửa đổi. Chính sách phải bắt đầu từ cuộc sống và trở lại phục vụ cuộc sống“, Bộ trưởng yêu cầu.
Về giải quyết hồ sơ tồn đọng, Bộ trưởng chỉ đạo cần tập trung cao độ, từ nay đến giao ban, từng địa phương phải báo cáo về hồ sơ tồn đọng là bao nhiêu. Đơn vị, tỉnh nào xong thì Sở LĐ-TB&XH tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo với Bộ trưởng, lãnh đạo Bộ là không còn hồ sơ tồn đọng là liệt sĩ, thương binh và người hưởng chính sách như thương binh.
Video đang HOT
Cùng với đó, giải quyết dứt điểm các trường hợp tồn đọng, trả lời thỏa đáng cho địa phương để có căn cứ trả lời đối tượng.
Nguyên Thứ trưởng Huỳnh Văn Tí- chuyên gia cao cấp của Bộ phát biểu tại cuộc họp
Chia sẻ những khó khăn của Cục Người có công trong công tác giải quyết đơn thư, nguyên Thứ trưởng Huỳnh Văn Tí- chuyên gia cao cấp của Bộ cho rằng, Bộ cần phát huy vai trò đúng mức của các Sở. Có tình trạng, cán bộ các địa phương không nghiên cứu kỹ các văn bản chính sách về lĩnh vực người có công, vì vậy khi người dân hỏi đến không trả lời được dẫn đến kiến nghị kéo dài. Nhiều việc thuộc thẩm quyền địa phương giải quyết nhưng không giải quyết, “đẩy” việc lên Bộ.
Đã xem xét, giải quyết 5.900 hồ sơ tồn đọng tại các cấp ở địa phương
Báo cáo với Bộ trưởng về công tác xác nhận người có công và giải quyết hồ sơ tồn đọng, Cục trưởng Cục Người có công Đào Ngọc Lợi cho biết: Giai đoạn 2017- 2018, thực hiện theo Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH ngày 20/3/2017 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH đã xem xét, giải quyết 5.900 hồ sơ tồn đọng tại các cấp ở địa phương.
“ Đến nay đã xem xét, giải quyết toàn bộ hồ sơ đề nghị của các địa phương, đã trình cấp Bằng Tổ quốc ghi công đối với 1.792 liệt sĩ, công nhận trên 2.500 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Các trường hợp không đủ điều kiện đã trả lời địa phương để giải thích cho đối tượng, đến nay không có kiếu nại“, ông Lợi cho biết.
Toàn cảnh cuộc họp
Thực hiện Thông báo số 1616/TB-LĐTBXH ngày 27/4/2018 kết luận của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH tại Hội nghị giao ban công tác LĐTB&XH, các địa phương đã tiến hành tập hợp, rà soát, phân loại và xem xét hồ sơ. Đến nay, theo báo cáo của các địa phương, hồ sơ tồn đọng là 211 hồ sơ tại 25 tỉnh, thành phố.
Về xác nhận người có công, ông Đào Ngọc Lợi cho biết, năm 2018, Bộ LĐTB&XH đã trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị cấp Bằng Tổ quốc ghi công đối với 444 trường hợp. Đầu năm 2019, Cục Người có công đã trình lãnh đạo Bộ xem xét đối với 241 trường hợp đề nghị xác nhận liệt sĩ. Hiện nay còn tồn đọng một số trường hợp đề nghị xác nhận liệt sĩ còn vướng mắc cần xin ý kiến lãnh đạo Bộ.
Ông Lợi cũng thông tin, trong năm 2019, Cục Người có công sẽ tổ chức các đoàn đi các địa phương để hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách ưu đãi người có công tại các địa phương: Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Bình Dương, Tây Ninh, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Đắk Lắk và Kon Tum.
Đáng chú ý, về Dự án Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi), vị Cục trưởng Cục Người có công cho hay, đến nay đã hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Tư Pháp để trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 và điều chỉnh chương trình luật, pháp lệnh năm 2019.
Về điều này, Bộ trưởng một lần nữa nhấn mạnh, cần tập trung cao độ hoàn thiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công (sửa đổi) một cách toàn diện. “ Đây là cơ hội để chúng ta sửa chữa những bất cập và cần bám vào cuộc sống để xây dựng chính sách, từ đó chính sách mới quay lại phục vụ cuộc sống một cách hiệu quả“, Bộ trưởng khẳng định.
Thanh Nhung
Theo Dansinh
Năm 2018, Bộ LĐ-TB&XH ghi dấu ấn đậm nét, có nhiều điểm đột phá
Tất cả các nhiệm vụ trọng tâm của ngành đặt ra đều đạt và vượt mức chỉ tiêu. Năm 2018, ngành LĐ-TB&XH đã đặt nền móng rất quan trọng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt với 3 đột phá bao gồm: thể chế, giáo dục nghề nghiệp và lĩnh vực người có công - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung báo cáo với đoàn công tác của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội
Sáng 21/1, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, cùng các Thứ trưởng: Lê Tấn Dũng, Lê Quân và Nguyễn Thị Hà đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, do Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thúy Anh làm Trưởng đoàn. Nội dung buổi làm việc nhằm đánh giá công tác xây dựng luật trong năm 2018 và nhiệm vụ năm 2019.
Báo cáo với Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh và đoàn công tác về những kết quả nổi bật ngành LĐ-TB&XH đạt được trong năm 2018, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, ngành đã nhận được sự quan tâm rất sâu sát, thường xuyên của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Đặc biệt, Thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo nhiều chương trình lớn của Bộ về Người có công, Vì người nghèo... Lãnh đạo Quốc hội cũng dành sự quan tâm tới ngành, đặc biệt từ các cuộc chất vấn Bộ trưởng, hoạt động của ngành được đánh giá cao, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
Cùng với đó, công tác xã hội hóa, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đã đem lại dấu ấn tích cực. Tất cả các nhiệm vụ trọng tâm của ngành đặt ra đều đạt và vượt mức chỉ tiêu. Năm 2018, ngành LĐ-TB&XH đã đặt nền móng rất quan trọng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt với 3 đột phá bao gồm: thể chế, giáo dục nghề nghiệp và lĩnh vực người có công. Cùng với đó, cải cách hành chính của Bộ đã tạo bước tiến vượt bậc; các lĩnh vực khác như BHXH, báo chí truyền thông cũng có những bước tiến bộ.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh đánh giá cao những kết quả Bộ LĐ-TB&XH đạt được
Về nhiệm vụ trong năm 2019, Bộ trưởng khẳng định toàn ngành nỗ lực phấn đấu tiếp tục tạo sự đột phá và triển khai đồng bộ 14 nội dung nhiệm vụ đề ra trong năm 2019. Trong đó lựa chọn những vấn đề thiết yếu sau:
Thứ nhất, tập trung xây dựng thể chế, trong đó quan tâm hoàn thành được chiến lược phát triển ngành, chiến lược an sinh cho 10 năm tới với tư duy đột phá và hướng tới một xã hội mọi người đều hưởng được quyền an sinh theo đúng tinh thần Điều 34 Hiến pháp và các quy định của Đảng và Nhà nước; tập trung cao độ cho việc sửa đổi và trình Bộ luật Lao động sửa đổi với những nội dung đã trình xin ý kiến Chính phủ; trình Quốc hội sửa Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; trình, sửa đổi Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đảm bảo tiến độ và chất lượng.
Thứ hai, tiếp tục đột phá mạnh mẽ, tạo ra sự chuyển động thực sự trong thị trường lao động, tạo nên thị trường lao động đồng bộ, lành mạnh ở 3 khía cạnh: Tạo việc làm mới, nếu trong năm 2018 là 1,65 triệu người thì con số này phải phấn đấu tăng hơn trong năm 2019; Tạo sự dịch chuyển từ phi chính thức sang chính thức với tỷ lệ phải cao hơn trong năm 2018; Dứt khoát phải giảm được tỷ lệ người có trình độ đại học, cao đẳng thất nghiệp xuống thấp hơn nữa.
Thứ ba, tiếp tục tập trung cao độ cho giáo dục nghề nghiệp, coi đây là khâu đặc biệt quan trọng, với cách làm mới, phấn đấu để đạt mục tiêu tổng quát là: Số người học, đặc biệt là cao đẳng, trung cấp nghề phải tăng lên; ra trường phải có việc làm, có thu nhập và ứng dụng, tập trung vào những ngành nghề mà nhu cầu xã hội đang cần. Do đó, cung và cầu phải kết nối rất hợp lý, phải dự báo được ngành nghề thích hợp nào xã hội đang cần.
Thứ tư, cần phải quan tâm tới một số vấn đề bức xúc đang đặt ra, nhất là lĩnh vực trẻ em, quản lý các cơ sở cai nghiện.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh, năm 2018 là năm Bộ LĐ-TB&XH ghi dấu ấn đậm nét, có nhiều điểm đột phá như lĩnh vực người có công, việc làm... "Muốn đánh giá ngành chúng ta phải đánh giá sự hài lòng của người dân. Ngành có nhiều vấn đề bức xúc, nhưng đã được người dân ghi nhận, hài lòng", ông Bùi Sỹ Lợi nói và lưu ý thời gian tới, Bộ phải xây dựng chiến lược an sinh xã hội, trọng tâm là bao phủ BHXH đến toàn dân.
Quang cảnh buổi làm việc
Đánh giá cao những kết quả đạt được, nhất là trong công tác xây dựng thể chế của Bộ LĐ-TB&XH trong năm qua, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh đề nghị trong xây dựng luật cần có đánh giá tác động, làm tốt công tác truyền thông để định hướng dư luận; các dự án luật cần được tổng kết kỹ lưỡng, đánh giá các mối quan hệ xã hội mà luật pháp điều chỉnh.
Bà Nguyễn Thúy Anh cho biết, liên quan đến Bộ LĐ-TB&XH, trong chương trình công tác năm 2019, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội sẽ thẩm tra và chỉnh lý dự án Bộ luật lao động (sửa đổi). Trong đó thẩm tra dự án Bộ luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chủ trì tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Bộ luật, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chủ trì giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự án Bộ luật, báo cáo và trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ VIII năm 2019.
Ủy ban cũng thẩm tra và chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn; thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong một số dự án luật; Nghị quyết trình Quốc hội tại kỳ họp thứ bảy và thứ tám năm 2019. Bên cạnh đó, Ủy ban sẽ thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về thực hiện mục tiêu quốc gia bình đẳng giới năm 2018; giám sát về tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH, quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2018.
Bà Nguyễn Thúy Anh đề nghị Bộ tiếp tục phối hợp tốt trong thời gian tới, có chia sẻ thông tin cùng các hoạt động khác như tham vấn, khảo sát, trao đổi đi đến thống nhất về quan điểm, chủ trương, những vấn đề lớn đối với cơ quan có thẩm quyền, bảo đảm đúng tiến độ.
Thành Công - Quý Đức
Theo Dansinh
500 cán bộ Việt Nam được đào tạo trong khuôn khổ Kế hoạch Colombo Sáng 30/10, tại Hà Nội, Kỳ họp lần thứ 46 Uỷ ban Tư vấn Kế hoạch Colombo (Colombo Plan - CCM46) đã khai mạc. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức kỳ họp quan trọng nhất của Kế hoạch Colombo với chủ đề "Bình đẳng giới". Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu tại Lễ khai mạc Phát biểu...