Giải quyết “điểm nóng” về đất đai: Đừng bỏ quên quyền lợi người dân
“Đất đai là tài nguyên của quốc gia, tài nguyên của toàn dân, doanh nghiệp vào đầu tư phải rất chú ý đến mặt xã hội. Nghĩa là quyền lợi người dân phải thỏa đáng, chứ không phải nhà đầu tư thấy “ngon” thì vào, còn người dân bị bỏ ra ngoài” – ông Đỗ Văn Đương-Phó Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nói.
Vấn đề bức xúc của người dân liên quan đến đất đai luôn được phản ánh đến các cơ quan của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc cũng như các cơ quan chức năng khác. Các cơ quan chức năng cũng tập trung giải quyết, nhưng tại sao vấn đề vẫn tồn tại kéo dài, thưa ông?
- Vấn đề liên quan đến đất đai có thể nói là nhạy cảm, dễ nảy sinh tham nhũng, tiêu cực gây bức xúc. Khi thu hồi đất, giải phóng mặt bằng có liên quan đến lợi ích của người dân. Đây là vấn đề có nhiều khiếu nại, kiến nghị nhất, chiếm khoảng 70% số vụ khiếu kiện, tố cáo nói chung. Những vụ khiếu kiện đông người, phức tạp đều liên quan đến vấn đề đất đai.
Việc thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng cần được công khai minh bạch, đảm bảo quyền và lợi ích của người dân (ảnh minh họa). Ảnh: T.L
Có nhiều nguyên nhân, trước hết là do quá trình tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng cũng có sai sót khi áp dụng thủ tục, quy trình pháp luật, người dân cho rằng lợi ích của họ bị xâm hại, chẳng hạn như được đền bù giá đất thấp so với thực tế. Thứ hai, pháp luật đất đai của chúng ta thay đổi nhiều, như Luật Đất đai năm 1987, năm 1993, năm 2003 rồi Luật Đất đai năm 2013, bên cạnh đó là một loạt các văn bản hướng dẫn khác. Từ văn bản pháp luật như vậy, mỗi nơi lại áp dụng khác nhau dẫn tới chuyện người dân nhận đền bù sau được hưởng mức cao hơn người trước. Chính vì thế dẫn tới chuyện so bì, khiếu kiện. Theo tôi, đây là nguyên nhân cơ bản nhất.
Đối với người dân, mảnh đất là tài sản rất lớn gắn với cuộc sống của họ có thể qua nhiều thế hệ, quá trình đô thị hóa khi thu hồi đất áp dụng khung giá của Nhà nước, giá đền bù thấp, khi doanh nghiệp vào làm cơ sở hạ tầng, đường sá tốt dẫn tới chuyện cũng mảnh đất đó nhưng giá lại cao nên người dân so bì. Cần phải nói thêm vấn đề lợi ích, tiêu cực của cán bộ trong thực thi công vụ liên quan đến đất đai cũng có chứ không phải không.
Theo ông, Luật Đất đai năm 2013 đã “bịt” được những vấn đề phát sinh bức xúc trong đã tồn tại nhiều năm qua chưa?
- Theo tôi là chưa, nếu so với thực tiễn thì còn có điểm bất cập, nhất là vấn đề thu hồi đất quy định tại Điều 62. Quy định không rõ ràng dẫn tới cách vận dụng khác nhau, nhất là đối với những dự án có liên quan đến chỉnh trang đô thị. Nhìn vào thực tế thì đúng là vừa có yếu tố chỉnh trang đô thị vừa có yếu tố thương mại. Khi luật quy định không rõ, chính quyền địa phương mỗi nơi vận dụng một kiểu sẽ dẫn tới việc người dân bức xúc.
“Vụ việc Công ty TNHH MTV Đầu tư và xây dựng Tân Thuận chuyển nhượng hơn 32ha đất ở xã Phước Kiển (Nhà Bè, TP.HCM) cho Công ty Quốc Cường Gia Lai không chỉ gây mất lòng tin của người dân mà sai phạm này còn có dấu hiệu tội phạm. Cơ quan chức năng cần khởi tố vụ án để điều tra, cần làm nhanh tránh tình trạng kéo dài”. Ông Đỗ Văn Đương
Video đang HOT
Tới đây nếu sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013, theo tôi đó là một điểm cần xem xét, nghiên cứu để đưa ra quy định cho phù hợp với thực tiễn. Làm rõ các trường hợp thế nào là thu hồi đất để phát triển kinh tế vì mục đích công cộng, trường hợp nào là thu hồi đất để làm dự án thương mại.
Được biết, hiện nay Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhận rất nhiều đơn thư khiếu kiện liên quan đến đất đai của người dân, cơ quan này có cách làm thế nào để giúp người dân tránh việc đơn thư lòng vòng, thưa ông?
- Chúng tôi nghiên cứu các đơn của người dân gửi đến, nếu thấy có căn cứ sẽ chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để họ xem xét lại việc giải quyết trước đây đã đúng hay chưa. Thứ hai, chúng tôi chọn việc điển hình ở địa phương để tổ chức đoàn giám sát với đầy đủ các thành phần tham gia. Qua giám sát thấy về cơ bản ở nhiều tỉnh, thành có khoảng 50-60% số vụ được đoàn giám sát đề nghị xem xét, giải quyết đã được các cơ quan chức năng đồng ý và họ đã xem xét lại.
Theo ông, đối với những vụ việc liên quan đến đất đai gây bức xúc, khiếu kiện kéo dài phức tạp như vụ Thủ Thiêm (TP.HCM), cơ quan chức năng cần phải có hướng giải quyết thế nào mới có thể dứt điểm được?
- Có thể nói những vụ khiếu kiện mới liên quan đến đất đai ngày càng ít bởi vì pháp luật được hoàn thiện hơn tạo cơ sở cho các cơ quan chức năng giải quyết tốt. Đối với những vụ khiếu nại đông người, phức tạp cần tập trung giải quyết, những vụ này chủ yếu kéo dài từ nhiều năm trước, ví dụ như dự án ở TP.HCM kéo dài hàng chục năm. Việc giải quyết theo hướng liên ngành cùng vào cuộc, còn để kéo dài, từng ngành đi kiểm tra, mỗi ngành kết luận một kiểu sẽ rất khó giải quyết.
Điều cần nói là trong phát triển kinh tế – xã hội mà người dân vẫn giữ khư khư mảnh đất không có nhà đầu tư vào thì mảnh đất đó hiệu quả sinh lợi không cao, thậm chí bị bỏ hoang. Không có nhà đầu tư thì hạ tầng xập xệ, kinh tế khu vực không phát triển được. Tuy nhiên phải chú ý điều này: Đất đai là tài nguyên của quốc gia, tài nguyên của toàn dân, doanh nghiệp vào đầu tư phải rất chú ý đến mặt xã hội. Nghĩa là quyền lợi người dân phải thỏa đáng, chứ không phải nhà đầu tư thấy “ngon” thì vào còn người dân bị bỏ ra ngoài là không được. Nhà nước quy hoạch, phát triển gì thì mục tiêu cao nhất cũng là nhằm nâng cao đời sống của người dân. Phải kết hợp hài hòa giữa lợi ích người dân, doanh nghiệp và Nhà nước. Việc gì đã làm đúng thì phải tuyên truyền cho người dân hiểu, việc gì dân còn bức xúc, còn khiếu nại thì phải kịp thời xem xét giải quyết dứt điểm.
Xin cảm ơn ông!
Ông Lưu Bình Nhưỡng – Ủy viên Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội:
Nhiều người lợi dụng kẽ hở để trục lợi trong thu hồi đấtHiện nay, các vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai chiếm tới 60 – 70% các vụ khiếu kiện. Một trong những nguyên nhân là ở hệ thống pháp luật và tư pháp. Pháp luật thiếu chặt chẽ lại được trao quyền thực thi cho một số cán bộ yếu kém phẩm chất, tham lam nên trong nhiều trường hợp đã tùy tiện quyết định từ chuyển đổi mục đích đến cấp dự án bất động sản, nhất là các dự án trên đất lúa “bờ xôi ruộng mật”. Trên phương tiện thông tin đại chúng, có nhiều ý kiến cho rằng hiện đang có sự cấu kết giữa chủ dự án với một số cán bộ thoái hóa lý tưởng, thoái hóa đạo đức, tạo ra “dây” làm ăn, chia chác, ăn chơi. Những trường hợp này, khi có đơn thư khiếu nại lại cấu kết tìm cách xoa dịu dư luận. Không chỉ khu vực dân sự, việc quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh cũng bộc lộ nhiều tồn tại, cho thấy còn nhiều vấn đề cần quan tâm quyết liệt xử lý.Thực tế Luật Đất đai hiện nay về cơ bản đã quy định các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Tuy nhiên, còn nhiều nội dung chưa bám sát chủ trương xây dựng “thị trường bất động sản”, nhiều nơi, nhiều dự án vẫn còn sự can thiệp thái quá của chính quyền sở tại nhằm thu hồi đất của cá nhân, tổ chức.Tính chất thỏa thuận, quyền tự định đoạt bị xâm hại nghiêm trọng, kể cả đất tư nhân lẫn đất của tập thể, nhà chung cư… Chiếc “khiên” quyền lực đã tạo thế che chắn cho các vi phạm lợi ích, dẫn đến tình trạng thu hồi đất trái nguyên tắc, phá dỡ nhà bất chấp điều kiện, hoàn cảnh, quyền lợi của người sở hữu nhà, tài sản trên đất, thu hồi đất với giá rẻ mạt để giao dự án “đánh màu” rồi bán giá đắt, thu lợi lớn.Chính sách về đất đai khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sơ hở làm thất thoát vô cùng lớn tài sản, lợi ích của Nhà nước vì không tính lợi thế đất đai doanh nghiệp nhà nước. Chính sách dồn điền, đổi thửa thiếu cơ chế dẫn đến khó triển khai, việc lấy hàng ngàn hécta đất lúa màu mỡ làm công trình, làm dự án nhà ở, không tính đến giá trị nhân văn lâu dài, giá trị kinh tế của quốc gia nông nghiệp, vì lợi ích trước mắt… Do đó, đặt ra vấn đề cần phải có những quy định chặt chẽ hơn nữa để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất của đất nước, cũng là để tránh đi những bức xúc, khiếu kiện đất đai kéo dài. Lan Uyên (ghi
PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện tài chính): Cần sự giám sát từ người dân và các tổ chức đoàn thể, xã hộiTheo tôi, nguyên nhân dẫn tới tình trạng khiếu kiện đất đai kéo dài, xuất phát từ lợi ích nhóm được hình thành giữa một số cán bộ trong bộ máy chính quyền địa phương và các doanh nghiệp muốn sử dụng đất, nhà công sản. Khi dự án được thực hiện đúng quy hoạch, việc đền bù giải phóng mặt bằng được giám sát ngay từ đầu sẽ không có chuyện dây dưa, phát sinh nhiều rắc rối. Rồi chuyện giá đất tăng theo thời gian, gây thiệt hại cho Nhà nước và người dân.Tôi nghĩ mọi thông tin cần được công khai, minh bạch, quá trình triển khai dự án cũng cần có đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị giám sát. Thêm nữa là sự giám sát từ người dân, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể, xã hội. Hoàng Thắng (ghi)
Theo Danviet
Thủ tướng giao Thanh tra CP rà soát khiếu nại của người dân Thủ Thiêm
Trong kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: Giao Thanh tra Chính phủ tiến hành rà soát, làm rõ các nội dung khiếu nại của người dân về việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất, đề xuất biện pháp giải quyết theo đúng quy định của pháp luật; báo cáo Thủ tướng trước ngày 15.7.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (ảnh Chính phủ).
Ngày 15.5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các Phó Thủ tướng và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã chủ trì cuộc họp với các Bộ, ngành liên quan, UBND TP.HCM bàn việc xử lý khiếu nại, tố cáo của người dân về dự án Thủ Thiêm.
Kết thúc cuộc họp Thủ tướng đã có kết luận:
Dự án này đã được cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt bằng QĐ 367/TTg năm 1996. Dự án này đã điều chỉnh quy hoạch.
Chính phủ nhất quán với chủ trương đã được cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã quyết định, theo đề nghị của TP.HCM là mong muốn xây dựng 1 Khu đô thị hiện đại, là một công trình trọng điểm về kinh tế, xã hội của TP.HCM.
Dự án này có diện tích đất thu hồi rất lớn liên quan đến hàng ngàn hộ dân. Với nỗ lực của TP.HCM và sự ủng hộ tích cực của người dân, công tác giải phóng mặt bằng đến nay đã đạt 99%.
Theo Thủ tướng, chúng ta cần đánh giá cao những người dân vì mục tiêu phát triển của thành phố, đã di dời, bàn giao nhà đất để triển khai dự án. Cần nhận thức việc này để thấy rõ trách nhiệm phải lo cho cuộc sống của người dân, không để người dân vì dành đất cho dự án phục vụ sự phát triển của thành phố mà phải chịu cuộc sống khó khăn.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, các cơ quan liên quan có các sai sót về quản lý đất đai, quy hoạch, lưu trữ hồ sơ, giải quyết khiếu nại... dẫn đến người dân khiếu kiện bức xúc kéo dài.
Trách niệm thuộc về các bộ, ngành liên quan, trước hết là chính quyền các cấp của thành phố.
Thủ tướng khẳng định việc giải quyết phải đúng chính sách pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và người dân.
Phải nhìn thẳng sự thật, việc gì đúng thì tiếp tục giải thích, thuyết phục, việc gì sai thì cương quyết sửa chữa, tất cả vì mục tiêu phát triển của thành phố, vì cuộc sống của người dân.
Quá trình giải quyết phải kiểm tra làm rõ các tình tiết vụ việc, tổ chức đối thoại công khai, lắng nghe ý kiến của người dân, trao đổi thống nhất tạo đồng thuận về hướng giải quyết.
Nếu có thiếu sót thì phải khắc phục; phải xác định rõ thời gian, lộ trình giải quyết dứt điểm từng vụ việc.
Trường hợp người dân khiếu nại gặp khó khăn, cần xem xét vận dụng chính sách xã hội để có biện pháp hỗ trợ phù hợp.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: Giao Thanh tra Chính phủ tiến hành rà soát, làm rõ các nội dung khiếu nại của người dân về việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất, đề xuất biện pháp giải quyết theo đúng quy định của pháp luật; báo cáo Thủ tướng trước ngày 15.7.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ Tài nguyên - Môi trường, Xây dựng, Tư pháp và UBND TP.HCM có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ trong quá trình rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại.
Thủ tướng cũng yêu cầu UBND TP.HCM khẩn trương rà soát, giải quyết các khiếu kiện của người dân, thực hiện ngay các chính sách phù hợp đối với người dân, nhất là những người đã bàn giao đất mà chưa nhận nhà tái định cư hoặc bị cưỡng chế mà chưa có chỗ ở thì phải có ngay các giải pháp cần thiết để lo cho người dân, không để người dân quá khó khăn trong cuộc sống
Theo Danviet
Thừa Thiên- Huế tổ chức làm việc vào sáng thứ 7 hàng tuần Từ ngày 25.4, các cơ quan ở Thừa Thiên- Huế sẽ làm việc vào buổi sáng thứ bảy hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. Chiều nay (18.4), UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết, cơ quan này vừa ban hành quyết định về việc tổ chức làm việc vào buổi sáng thứ bảy hàng tuần để tiếp nhận,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Điểm phát cháy trong vụ hoả hoạn khiến 2 người tử vong ở Hà Nội

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ cháy nhà khiến 2 người tử vong

Sạt lở nhà máy thủy điện Nậm Lúc ở Lào Cai

Hàng chục công nhân đi cấp cứu nghi do ngạt khí, 1 người tử vong

Xe tải lật ngang giữa đường, tài xế may mắn thoát chết

Mổ lấy thai lần 3, sản phụ ở Hải Phòng tử vong nghi sốc phản vệ

Quảng Nam: Xác minh giáo viên xách ngược trẻ 20 tháng tuổi, đánh đập dã man

Ví chứa 8.000 USD bị bỏ quên ở sân bay

Vụ DJ ở Hà Nội đánh vợ: Bạo lực nghiêm trọng, xin lỗi, hòa giải là xong chuyện?

Nhiều trưởng phòng lo mất 'quy hoạch' khi không còn cấp huyện

Thực hư vụ bé gái 13 tuổi ở Đạ Huoai nghi bị bắt cóc đưa đi TP.HCM

Tử vong sau khi uống thuốc tại quầy thực phẩm chức năng
Có thể bạn quan tâm

Căng thẳng Hamas Israel: Israel cảnh báo tăng cường oanh kích
Thế giới
14:22:12 14/04/2025
Đúng 3 ngày đầu tuần 14 đến 16/4, 3 con giáp nhận được lộc trời ban, vét sạch ví Thần tài, an nhàn hưởng thụ cuộc sống sung túc no đủ
Trắc nghiệm
14:09:00 14/04/2025
Dọn dẹp chiếc giường cũ, bất ngờ phát hiện gói vàng trị giá 500 triệu đồng
Netizen
14:06:44 14/04/2025
Những quả trứng kỳ lạ trong mộ cổ và tại sao không nên chạm vào chúng?
Lạ vui
13:49:11 14/04/2025
Phim Hàn hay đỉnh có rating tăng 111% chỉ sau 1 tập, một mỹ nhân lên hình vài phút mà chấn động cõi mạng
Phim châu á
13:14:35 14/04/2025
Sao Việt 14/4: Con gái Hồ Ngọc Hà được khen có chân dài giống mẹ
Sao việt
13:08:09 14/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 25: Bố Bình nghi ngờ Việt làm phụ bếp
Phim việt
13:01:19 14/04/2025
Jadon Sancho 'lội ngược dòng' tại Chelsea?
Sao thể thao
12:59:17 14/04/2025
Kiếp nạn của Sơn Tùng M-TP: BTC kém chuyên nghiệp gây ảnh hưởng, đi diễn gặp sự cố sốc chưa từng có
Nhạc việt
12:49:12 14/04/2025
Sao nam 9X ngoan nhất showbiz đăng clip nhạy cảm: 3 lần ra tuyên bố nóng, càng nói càng dại
Sao châu á
12:39:15 14/04/2025