Giải quyết chế độ cho cán bộ dôi dư khi sắp xếp huyện, xã thế nào?
Theo Nghị quyết của Chính phủ, các địa phương trên cơ sở cân đối ngân sách, xây dựng chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư của các cơ quan, tổ chức, đơn vị do sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét,
Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã, cán bộ công chức, viên chức, người lao động dôi dư được hỗ trợ chính sách (ảnh chỉ có tính minh họa, ảnh IT).
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 32/NQ-CP Kế hoạch thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 – 2021.
Nghị quyết nêu rõ, năm 2019 tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định pháp luật liên quan đến sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; cơ bản hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có diện tích tự nhiên và quy mô dân số chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định. Đồng thời, khuyến khích các địa phương thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính còn lại chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định để giảm số lượng đơn vị hành chính.
Đáng chú ý, Nghị quyết cũng nêu rõ về sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí độ ngũ cán bộ, công chức, viên chức và giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã khi thực hiện sắp xếp.
Cụ thể, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện phải sắp xếp thực hiện nghiêm quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị quyết 653/2019/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Cụ thể, tạm dừng việc bầu, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý và tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị của những đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện phải sắp xếp cho đến khi có nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Trừ trường hợp khuyết người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị mà không bố trí được người phụ trách theo quy định của pháp luật thì báo cáo xin ý kiến đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ của địa phương trước khi thực hiện quy trình bầu, bổ nhiệm chức danh đó.
Video đang HOT
UBND cấp tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo: Trên cơ sở cân đối ngân sách địa phương, xây dựng chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư của các cơ quan, tổ chức, đơn vị do sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền, hoàn thành trước ngày 31/12/2019.
Tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy, đánh giá, phân loại, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã mới hình thành sau khi sắp xếp, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, năng lực để đảm nhận những vị trí công việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị mới; xác định số lượng cán bộ, công chức, viên chức dôi dư, hoàn thành chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành.
Rà soát, xây dựng phương án tiếp nhận, bàn giao, sử dụng các trụ sở làm việc, tài sản, cơ sở vật chất các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sáp nhập, hợp nhất tại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sau khi sắp xếp, bảo đảm sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát tài sản, đất đai khi đưa vào khai thác, sử dụng; xây dựng và hoàn thiện danh mục, số lượng vị trí việc làm, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở đơn vị hành chính mới hình thành sau khi sắp xếp.
Xây dựng kế hoạch, lộ trình và thực hiện việc sắp xếp số lượng lãnh đạo, quản lý, số lượng cán bộ, công chức, viên chức dôi dư gắn với thực hiện tinh giản biên chế tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị mới hình thành theo các nghị quyết, kết luận của Đảng, quy định của Nhà nước bảo đảm phù hợp với thực tế và theo lộ trình, kế hoạch của địa phương. Việc thực hiện phải bám sát và đồng bộ với lộ trình kiện toàn về tổ chức bộ máy cấp ủy, chính quyền và các cơ quan, tổ chức khác ở địa phương khi tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025 và bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021 – 2026. Chậm nhất là 5 năm kể từ ngày nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có hiệu lực thi hành thì số lượng lãnh đạo, quản lý và số lượng công chức, viên chức ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở đơn vị hành chính mới bảo đảm đúng theo quy định.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có các cơ quan, đơn vị trực thuộc đóng trên địa bàn tại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp kịp thời phối hợp với địa phương tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và giải quyết chế độ, chính sách đối với những trường hợp dôi dư tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc ở các đơn vị hành chính mới hình thành sau khi sắp xếp, bảo đảm lộ trình thời gian theo quy định.
Theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giai đoạn 2019-2021 sẽ sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có diện tích tự nhiên và quy mô dân số chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13. Ngoài ra, cũng khuyến khích việc sắp xếp các đơn vị hành chính còn lại để giảm số lượng.
Hiện có 16 quận huyện và 631 phường xã nằm trong diện cần sắp xếp, sáp nhập.
Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tuy có diện tích tự nhiên và quy mô dân số chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định nhưng có yếu tố đặc thù như vị trí địa lý biệt lập, hình thành và ổn định từ năm 1945 đến nay; có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh hoặc có đặc điểm về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán chưa thuận lợi cho việc sắp xếp thì UBND cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định việc chưa sắp xếp.
Theo Danviet
Chủ tịch Đà Nẵng : 'Cán bộ thành phố có tâm lý e ngại, làm gì cũng sợ sai'
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng cán bộ thành phố đang có tâm lý rất e ngại, làm gì cũng sợ sai.
Phát biểu tại chương trình HĐND với cử tri ngày 15/5, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng, hiện cán bộ thành phố đang có tâm lý rất e ngại, làm gì cũng sợ sai.
"Đó là quyền cá nhân của cán bộ, nhưng trong hệ thống chính trị, tư tưởng mà quá lo sợ, quá an toàn cho mình, không dám tham mưu, đề xuất gì hết. Đã đến lúc Đà Nẵng hành động mạnh mẽ. Cả hệ thống chính trị cần chia sẻ những cái được, kể cả những cái rủi ro", ông Thơ nói.
Để kích thích tăng trưởng của Đà Nẵng, ông Thơ cho hay, tinh thần là tập trung tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp. Vừa qua, Sở TN-MT đã thay đổi một loạt giám đốc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các quận, huyện với hy vọng tạo ra chuyển biến từ cấp dưới.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ.
Theo ông Huỳnh Đức Thơ, tình hình tăng trưởng kinh tế 4 tháng đầu năm 2019 của Đà Nẵng không mấy khả quan. Lãnh đạo TP Đà Nẵng cho rằng cốt lõi vấn đề là làm sao để dòng vốn đầu tư toàn xã hội khơi thông, việc đầu tư thuận lợi, dễ dàng, người người, nhà nhà hăng hái đầu tư.
"Hiện nay, Đà Nẵng đang gặp rất nhiều trở ngại về đầu tư. Doanh nghiệp phàn nàn quy trình thủ tục lâu kinh khủng, ngay cả các dự án đầu tư công của mình cũng vướng mắc. Hồ sơ xếp hàng đọng lại hàng chục, hàng trăm cái. Sở TN-MT gần như bế tắc, thiếu cán bộ hoặc cán bộ không dám làm", ông Thơ nói.
Phát biểu kết luận, ông Nguyễn Nho Trung, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng cho hay Thường trực HĐND thống nhất đề nghị tập trung giải quyết các vướng mắc, tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường hài hòa trong phát triển để doanh nghiệp yên tâm hoạt động sản xuất đầu tư trên địa bàn thành phố.
"Kiểm điểm trách nhiệm, điều chuyển, phân công nhiệm vụ đối với cán bộ chậm trễ không hoàn thành nhiệm vụ, đây là điểm mấu chốt. Đề nghị các đơn vị báo cáo việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu tại kỳ họp HĐND giữa năm 2019. Ban Pháp chế HĐND giám sát, đánh giá nghiêm trách nhiệm, không đổ qua đổ lại nữa", ông Trung nói.
CHÂU THƯ
Theo VTC
Từ năm 2021, tiền lương của cán bộ, công chức sẽ tăng mạnh Tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức sẽ bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp vào 2021. Nghị quyết 27 ngày 21/5/2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Ban Chấp hành...