Giải phóng bớt đồ, bỗng dưng bớt mệt
Phải chăng càng lớn tuổi người ta càng thích tinh giản, hay do lúc còn trẻ nhiều tham vọng nên thấy gì cũng muốn sở hữu?
Tôi quyết định bán căn nhà 1 trệt 4 lầu gia đình tôi ở gần 20 năm nay để mua căn nhà khác ít lầu hơn. Căn nhà cũ nhiều kỷ niệm gắn bó. Nhưng khi bắt đầu thấy mệt với việc lau dọn, lên xuống mấy tầng lầu mỗi ngày, thì giấc mơ “nhà cao cửa rộng” thời trẻ khiến tôi xây căn nhà to, trở nên phiền toái. Nhất là khi căn bệnh đau khớp lăm le hành hạ tôi.
Tôi gọi những buổi “garage sales” như thế này là cuộc “thanh lọc” để sống tối giản (ảnh minh hoạ)
Khi bắt tay vào dọn nhà, tôi phát hiện ra nhiều món vật dụng mua đã lâu mà không dùng tới. Đó là chiếc máy ép trái cây đa năng mà chỉ xài được một thời gian ngắn. Thay vì xay, ép, tôi thấy để trái cây ăn luôn cả xác còn tốt hơn chỉ ép lấy nước. Hay bộ nồi đủ size của một thương hiệu nổi tiếng mà tôi xếp hàng mua cho được nhân dịp Black Friday năm nào. Vì nhà đã có nhiều loại nồi khác nhau nên tôi chưa hề dùng đến chúng.
Rồi mấy chiếc máy ảnh kỹ thuật số nhiều đời khác nhau từng được tôi nâng niu trước khi bị xếp vào góc tủ để chuyển sang chiếc điện thoại thông minh tích hợp chức năng chụp ảnh. Ngoài ta là chiếc tivi cũ mà khi chuyển sang dùng loại màn hình to hơn, tôi vẫn giữ lại…
Rất nhiều thứ tôi chỉ dùng vài lần hoặc thậm chí chưa dùng đến, vì tôi luôn mua sắm nhiều hơn nhu cầu thực sự, mua trong một phút cao hứng nào đó, hoặc mua vì khuyến mãi.
Video đang HOT
Chợt nhớ, trong một chuyến đi thăm người thân ở nước ngoài, tôi được đến những buổi “garage sales” – nơi người ta bán lại những vật dụng không dùng nữa hoặc khi họ sắp chuyển nhà mà không muốn mang đồ cũ theo. Đồ cũ đem bán với giá rẻ cũng được số tiền đáng kể, người mua thì thích thú vì mua được những món hữu dụng với giá bèo.
Tôi nảy ra ý định bắt chước “garage sales”. Tôi chụp hình mấy món đồ không dùng đến đăng trên một trang web mua bán đồ cũ. Không ngờ, người nhắn tin, gọi điện hỏi mua tới tấp. Tôi bận rộn trả lời trong vui sướng. Sau gần một tháng, tôi bán được hầu hết những món dư thừa, khiến căn nhà thoáng hẳn.
Khi bớt mưu cầu vật chất, trí não sẽ thanh thản hơn (ảnh minh hoạ)
Điều thú vị là những người mua hàng rất vui, họ cảm ơn tôi vì món đồ còn tốt, còn đẹp. Bỗng dưng tôi kiếm được một số tiền không nhỏ, và quan trọng hơn, tôi nhận ra mình đã mua sắm phung phí, quá tay. Phải chăng càng lớn tuổi người ta càng thích tinh giản, hay do lúc còn trẻ nhiều tham vọng nên thấy gì cũng muốn mua ngay cả khi không cần thiết?
Vậy, một ngày nào đó, biết đâu bạn cũng kiếm được một số tiền kha khá từ những món đồ cũ, như cách tôi thanh lọc tổ ấm trước khi nó trở thành cái nhà kho. Thói quen sống tối giản sẽ khiến bạn thấy cuộc sống nhẹ nhõm hơn, nhà cửa thoáng đãng, gọn gàng. Khi cái tâm bớt mưu cầu vật chất thì trí não cũng thanh thản. Bạn thử sớm đi nhé!
Mẹ chồng con dâu, chứ có phải người dưng đâu mà giao kèo!
Nếu bạn gái đòi một bản cam kết "nuông chiều" như thế khi về làm dâu, thì chắc chắn tôi phải "đàm phán" lại.
Người yêu đưa cho tôi một bản "hợp đồng mẹ chồng" thể hiện bằng tin nhắn trên mạng rồi nói: "Anh xem, mẹ anh có thực hiện được những điều như này không?".
Tôi ngớ người. Trong các tin nhắn qua lại giữa mẹ chồng và con dâu là những điều khoản rất rạch ròi. Chuyện góp tiền ăn, tiền điện, quy định về giỗ chạp, dọn nhà, đi chơi đêm...
"Hợp đồng" bằng tin nhắn giữa mẹ chồng và con dâu được lan truyền trên mạng
Bạn gái tôi vẫn khen nức nở: "Mẹ chồng thì phải thoáng như thế này chứ!". Suy nghĩ đầu tiên hiện lên trong đầu tôi lúc ấy là: "Mẹ con chứ có phải là người dưng đâu mà làm hợp đồng!".
Tôi thấy lạ khi cộng đồng khen ngợi bà mẹ chồng đã soạn ra bộ tin nhắn. Nhìn qua thì có vẻ "thoáng" khi viết rõ từng hạng mục, chi tiết và tường tận, cũng ưu tiên sự dễ chịu trong lối sống của con dâu. Nhưng đọc kỹ, tôi thấy không ổn. Cuộc sống vốn hàng trăm ngàn vấn đề nhỏ, viết ra thế kia có bao quát được hết không?
Ví dụ các vấn đề tiền - vàng không nên đặt nặng thành chuyện chính, mà cần quan tâm việc khi ba mẹ chồng ốm đau, con cái nên làm gì? Bây giờ ba mẹ đang khỏe, đang có thu nhập thì không sao, nhưng ai mà chẳng già, chẳng bệnh? Chẳng nhẽ đến ngày ấy, em lại nói rằng "vì mẹ không quy định từ trước nên con không chăm".
Cũng có những việc đối nhân xử thế vốn dựa trên tình nghĩa, sự ý nhị, tinh tế giữa người với người. Ví dụ như chuyện bà nói về của hồi môn, nếp sinh hoạt, giờ giấc, xưng hô vợ chồng... là những điều bình thường, cơ bản. Hay như chuyện quần áo thay ra phải bỏ vào giặt, ăn xong phải rửa chén, phòng ngủ phải tự dọn... mà bà phải "nhắc nhở" như điều luật, bỗng trở thành vấn đề nặng nề.
Những dòng tin nhắn cũng cho thấy, cô con dâu có vẻ chưa được ngoan lắm và mẹ chồng nuông chiều quá mức, hoàn toàn không tốt cho một phụ nữ đang xây dựng gia đình.
Giả sử sau một năm sống chung rồi ra riêng như mẹ chồng nói, vợ chồng cô ấy sẽ phải làm sao để xoay xở với các bữa ăn, với tiền nong...
(Ảnh minh họa)
Tôi chưa có ý định xem ngày cưới. Nhưng nếu bạn gái buộc lời cầu hôn của tôi phải kèm bản cam kết "nuông chiều" như thế, thì chắc chắn tôi phải "đàm phán" lại.
Tình yêu vốn là những cảm xúc lãng mạn cần có nhưng để đi với nhau lâu dài lại cần nhiều thứ hơn. Em luôn nói em cần một nhà chồng thoải mái, cho em tự do được là mình. Nhưng em lại quên mất việc nhà chồng cũng mong có một người con dâu coi cha mẹ chồng là người thân, luôn nỗ lực đỡ đần ông bà, và đối với nhau bằng sự chân thành chứ không phải là phân định ranh giới.
Chị dâu trộm vàng mẹ đuổi đi, 1 năm sau bà òa khóc thấy một vật trong túi chiếc áo khoác cũ Nhà tôi chẳng có người lạ vào, anh tôi không lấy vậy chỉ còn chị dâu thôi. Có khi chị dâu lấy vàng của mẹ chồng rồi bán đi mang tiền về giúp đỡ bố mẹ đẻ cũng nên. Mẹ làm sao chấp nhận được cô con dâu như thế? Hôm vừa rồi, tôi đến giúp mẹ dọn nhà. Hiện tại một mình...