Giải pháp thúc đẩy dự án vành đai 3 TP.HCM về đích kịp thời
Trong chương trình kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV (khai mạc ngày 23-5), các đại biểu sẽ thảo luận về dự án đường vành đai 3 TP.HCM để phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam…
“Tuyến đường vành đai 3 TP.HCM là dự án quan trọng quốc gia, để đẩy nhanh tiến độ dự án, việc chính quyền TP.HCM đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc biệt là cần thiết. Tuy nhiên, đây là điều kiện cần nhưng chưa đủ để bảo đảm tiến độ, chất lượng của dự án…”.
Ông Đỗ Đức Hiển, Đại biểu Quốc hội (QH) – đoàn TP.HCM, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của QH khóa XV, chia sẻ với Pháp Luật TP.HCM về việc đầu tư đường vành đai 3 TP.HCM.
Tạo không gian phát triển mới cho phía Nam
. Phóng viên: Theo ông, việc triển khai đầu tư đường vành đai 3 có tính chất, vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với TP.HCM, khu vực phía Nam và cả nước?
ĐB Đỗ Đức Hiển, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của QH khóa XV.
ĐB Đỗ Đức Hiển: Việc TP.HCM trình Chính phủ, QH dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3 là cụ thể hóa chủ trương của Đảng và đây cũng là một trong những dự án rất quan trọng trong tổng thể các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của nước ta giai đoạn 2021-2025.
TP.HCM là trung tâm kinh tế – văn hóa – khoa học lớn nhất khu vực phía Nam và cũng là TP đông dân nhất cả nước, tạo sức ép lớn về nhu cầu giao thông vận tải. Để theo kịp sự phát triển đó, năm 2007, tuyến đường vành đai 3 đã được đưa vào quy hoạch phát triển giao thông của TP và được Thủ tướng phê duyệt. Đến năm 2010, tuyến đường này được xác định xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc đô thị.
Theo quy hoạch, đường vành đai 3 có chức năng kết nối các khu đô thị, khu công nghiệp của TP.HCM, đồng thời đóng vai trò phân luồng từ xa giúp giải tỏa áp lực giao thông cho khu vực nội thành của TP.HCM. Việc chưa đầu tư xây dựng tuyến đường này cùng với việc kết cấu hạ tầng của TP trong thời gian qua chưa tương xứng với yêu cầu phát triển đã trở thành điểm nghẽn, dẫn tới tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường ở nhiều khu vực, đặc biệt là các cửa ngõ khu vực nội đô.
Việc đầu tư đường vành đai 3 TP.HCM không chỉ góp phần tăng khả năng kết nối giao thông với các tuyến đường bộ hướng tâm, mà còn tăng cường sự kết nối giữa các địa phương, rút ngắn quãng đường vận chuyển trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà trước hết là các tỉnh có dự án đi qua. Qua đó thúc đẩy phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại dịch vụ trong khu vực, tạo nên không gian phát triển mới theo định hướng quy hoạch, tạo động lực, sức lan tỏa trong phát triển kinh tế – xã hội.
. Xác định ý nghĩa quan trọng như vậy nhưng sao đến giờ này mới đưa vấn đề ra bàn, thưa ông?
Như tôi đã nói ở trên, tuyến đường vành đai 3 TP.HCM có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội. Tuyến đường này cũng đã được dự kiến đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2011-2020. Thời gian qua, các địa phương có dự án đi qua cùng các bộ, ngành trung ương đã cố gắng trong công tác chuẩn bị và triển khai thực hiện nhưng do nhiều yếu tố, trong đó có khó khăn trong cân đối nguồn lực và gần đây do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên tiến độ chưa được như mong muốn.
Tại phiên họp thứ 11 vừa qua, Ủy ban Thường vụ (UBTV) QH đã tán thành sự cần thiết, đồng thời thống nhất trình QH xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án này tại kỳ họp thứ ba, QH khóa XV.
UBTVQH cũng đã thống nhất với đề xuất của Chính phủ về việc triển khai thực hiện dự án này với tiến độ rất khẩn trương. Nếu được QH thông qua, dự kiến sẽ cơ bản hoàn thành vào năm 2025, đưa vào khai thác vận hành năm 2026 và quyết toán năm 2027.
Sáng 19-5, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, chủ trì đoàn khảo sát thực địa dự án xây dựng đường vành đai 3. Ảnh: Đ.TRANG
Cơ chế chính sách là quan trọng
. Để chuẩn bị dự án, TP.HCM đề xuất cơ chế đặc thù. Chẳng hạn như cơ chế chỉ định thầu, cho phép sử dụng linh hoạt vốn ngân sách trung ương và địa phương, cho phép Chính phủ phát hành trái phiếu để địa phương vay, cho phép địa phương được nâng công suất mỏ vật liệu cung cấp cho dự án… Ông nhận định thế nào các đề xuất trên?
Tuyến đường vành đai 3 TP.HCM là dự án quan trọng quốc gia nên cần có một số cơ chế, chính sách đặc biệt. Qua rà soát cho thấy các cơ chế, chính sách TP đề xuất tập trung vào bốn nhóm gồm: Cơ chế nguồn vốn đầu tư, tổ chức thực hiện dự án, chỉ định thầu, khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường để thực hiện dự án.
Trong đó, một số nội dung phù hợp và được UBTVQH chấp thuận. Có một số cơ chế tương tự như nội dung được quy định tại Nghị quyết 43/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, chẳng hạn như cơ chế chỉ định thầu, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường… cần có thêm những lý giải về sự cần thiết, điều kiện và phạm vi áp dụng để QH xem xét quyết định, bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tế của việc triển khai dự án. Vì tại nghị quyết này, QH chỉ cho phép áp dụng các cơ chế đặc biệt đối với các dự án thuộc chương trình và cũng chỉ trong thời gian hai năm (2022 và 2023).
Video đang HOT
Các đề xuất khác về vấn đề phát hành trái phiếu để địa phương vay hay địa phương vay lại từ nguồn trái phiếu Chính phủ… QH sẽ xem xét thêm vì tiềm ẩn rủi ro cho ngân sách cũng như các quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Luật Quản lý nợ công…
. Để bảo đảm tiến độ, chất lượng, phát huy hiệu quả đầu tư của dự án thì bên cạnh việc áp dụng các cơ chế đặc thù, theo ông quá trình chuẩn bị và triển khai dự án cần lưu ý những vấn đề gì?
Tôi cho rằng việc có cơ chế đặc biệt để đẩy nhanh tiến độ của dự án là cần thiết. Tuy nhiên, là một trong những dự án quan trọng của đất nước, bên cạnh tập trung nguồn lực đầu tư thì việc nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng về nhiều mặt, từ khâu chuẩn bị đến tổ chức thực hiện cũng cực kỳ quan trọng.
Mặt khác, giai đoạn 2022-2025, trong nước đồng thời triển khai nhiều dự án đường cao tốc, điều này đòi hỏi một nguồn lực rất lớn về nguyên vật liệu, nhà thầu, máy móc thiết bị… nên vấn đề lớn đặt ra là phải đánh giá đầy đủ về khả năng giải ngân, hấp thụ vốn, sự cân đối và hiệu quả trong phân bổ nguồn lực. Song song đó là việc đánh giá khả năng gây ra tình trạng khan hiếm và tăng giá nguyên vật liệu…, nhất là trong bối cảnh giá xăng dầu đang tăng cao để có giải pháp kịp thời nhằm bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, tiến độ, chất lượng của dự án trong mối liên hệ với các dự quan trọng khác triển khai cùng thời điểm.
. Với vai trò là đại biểu QH, ông có những đề xuất, kiến nghị gì để dự án đảm bảo tính khả thi, sớm hoàn thành đưa vào khai thác, phát huy được hiệu quả đầu tư?
Qua nghiên cứu hồ sơ dự án cho thấy nhu cầu sử dụng đất của dự án vào khoảng 642,7 ha (trong đó, TP.HCM 408,81 ha; Đồng Nai 65 ha; Bình Dương 119,35 ha; Long An 49,54 ha). Thực tiễn triển khai các dự án cao tốc thời gian qua cho thấy tiến độ triển khai dự án phụ thuộc khá nhiều vào tiến độ giải phóng mặt bằng, thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trong khi đó, hiệu quả của công việc này lại phụ thuộc vào sự chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền địa phương nơi dự án đi qua.
Vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ của dự án, cần có giải pháp chỉ đạo, điều hành quyết liệt để nâng cao công tác phối hợp, giám sát giữa các cơ quan thực hiện. Đặc biệt, cần có chế tài để gắn trách nhiệm đối với các cấp địa phương bảo đảm được tiến độ thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tránh chậm trễ ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án. Đồng thời ban hành chính sách hợp lý và bồi thường thỏa đáng đối với người dân chịu ảnh hưởng của dự án, nhất là khu vực giáp ranh.
Do việc đầu tư dự án này có sự kết hợp vốn ngân sách trung ương và địa phương, giao cho địa phương làm chủ đầu tư các dự án thành phần nên cần làm rõ khả năng cân đối ngân sách, năng lực quản lý của các địa phương được giao quyết định đầu tư. Song song đó, cũng cần làm rõ hơn trách nhiệm “đầu mối” của TP.HCM và cơ chế phối hợp, tham gia của các địa phương liên quan để việc tổ chức thực hiện được thuận lợi, bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, thống nhất của dự án.
Trong quá trình thực hiện, tôi cho rằng các cơ quan có thẩm quyền cũng cần hết sức lưu ý công tác lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm việc triển khai dự án đúng mục tiêu, công khai, minh bạch và hiệu quả, không để trục lợi chính sách; thông tin đầy đủ để người dân hiểu, đồng thuận về chủ trương đầu tư và hỗ trợ triển khai dự án.
. Xin cám ơn ông.
Đồng ý trình dự án ra Quốc hội
Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3 TP.HCM sẽ trình QH xem xét. Chính phủ đề xuất đầu tư tuyến đường vành đai 3 dài 76,34 km. Điểm đầu tại địa phận huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai; điểm cuối thuộc địa phận huyện Bến Lức, Long An. Trong đó, đoạn qua TP.HCM dài 47,51km; Đồng Nai 11,26 km; Bình Dương 10,76 km; Long An 6,81 km.
Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 dự án là 75.378 tỉ đồng, trong đó chi phí thu hồi đất và tái định cư là 43.589 tỉ đồng, chi phí xây dựng và thiết bị là 25.945 tỉ đồng… Dự án đầu tư bằng vốn ngân sách trung ương và địa phương, trong đó trung ương bố trí 50% tổng mức đầu tư ở các dự án thành phần trên địa bàn TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai; 75% tổng vốn đầu tư các dự án thành phần địa bàn tỉnh Long An.
Chính phủ đề xuất tuyến chính cao tốc quy mô bốn làn xe, tốc độ thiết kế 80
km/giờ, với bề rộng mặt cắt ngang là 19,75 m. Đường song hành được làm hai bên qua đô thị, khu dân cư, quy mô mỗi bên từ hai đến ba làn xe.
Để trình ra QH, tại phiên họp thứ 11, UBTVQH đã cho ý kiến về dự án trên. Chủ tịch QH thống nhất trình QH xem xét quyết định.
Ý KIẾN CÁC ĐỊA PHƯƠNG
Các địa phương sẵn sàng thực hiện vành đai 3
Tuyến vành đai 3 sẽ được Quốc hội xem xét, quyết định đầu tư tại kỳ họp này. Lãnh đạo các địa phương có tuyến đường đi qua nêu công tác chuẩn bị cùng một số ý kiến.
Ông PHAN VĂN MÃI, Chủ tịch UBND TP.HCM
Bồi thường thỏa đáng, tạo sinh kế cho người dân
Giải phóng mặt bằng (GPMB) là khâu khó khăn nhất trong quá trình thực hiện dự án. So với các địa phương, TP.HCM có số hộ dân phải giao mặt bằng chiếm phần lớn nhưng có thuận lợi là có quỹ nhà lớn để tạm cư cho người dân. Song song đó, TP cũng tích cực xây dựng các khu tái định cư ngay trên địa bàn để người dân có thể sinh sống gần khu bị thu hồi mà không phải di chuyển xa. TP.HCM đang hoàn thiện phương án trên tinh thần phải đảm bảo quyền lợi cao nhất cho người dân. Một mặt giá bồi thường GPMB cho dân phải thỏa đáng, tái định cư thuận lợi và tạo sinh kế cho người dân ổn định cuộc sống.
Không chỉ vậy, với vai trò là đầu mối trong thực hiện dự án, TP.HCM tự tin sẽ làm tốt nhiệm vụ này. TP sẽ thành lập Ban chỉ huy dự án và văn phòng dự án, hội đồng tư vấn, các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm để tư vấn cho các địa phương triển khai thực hiện. Từ đó giúp cho các đơn vị thực hiện nhận diện ra vấn đề sớm, đồng bộ và kịp thời bổ sung các giải pháp.
Ông VÕ VĂN MINH, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương
Càng để lâu càng khó làm
Sự cần thiết của dự án này thì đã rõ, riêng đối với tỉnh Bình Dương thì đây là tuyến đường để tỉnh tiếp cận ra sân bay Long Thành và cảng nước sâu. Bởi ngoài việc đảm nhận lượng hàng hóa đi trên tuyến đường này thì hiện nay Bình Dương còn đảm nhận vai trò bảo đảm hàng hóa cho các tỉnh Tây Nguyên đi xuống, từ Bình Phước, Đắk Nông và Tây Ninh đi qua, kể cả một phần của TP.HCM.
Vì vậy, cách đây 11 năm, khi xây dựng quy hoạch thì Bình Dương đã xây dựng trước 15,3 km thuộc thành phần của vành đai 3 và đang khai thác. Đến nay chúng tôi rất đồng thuận việc sớm triển khai nhanh dự án, để càng lâu thì sẽ rất khó làm, bởi đến nay giá bồi thường đã tăng gấp 10 lần.
Ông NGUYỄN MINH LÂM, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An
Tuyến đường song hành là cần thiết
Đối với tỉnh Long An thì dự án đường vành đai 3 đi ngang chỉ có 6,68 km mà chủ yếu là đường cao tốc trên cao. Tuy nhiên, với tinh thần trách nhiệm chung, Long An sẵn sàng tham gia cùng ba địa phương đầu tư các tuyến đường quan trọng này.
Tôi thấy làm tuyến đường song hành vành đai 3 là cần thiết và trong giai đoạn này, nếu chúng ta không thực hiện đồng thời thì việc GPMB sau đó sẽ rất khó khăn. Nếu không có đường song hành thì việc khai thác đường trên cao sau này sẽ rất hạn chế, đặc biệt các địa phương cũng rất khó khăn trong việc khai thác quỹ đất để có nguồn lực triển khai đường vành đai 3.
Ông VÕ TẤN ĐỨC, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai
Bố trí gần 2.000 tỉ đồng cho dự án
HĐND tỉnh Đồng Nai đã có Nghị quyết 04 ngày 15-4-2022 thống nhất chủ trương cam kết bố trí đủ nguồn vốn trong tổng mức dự án thành phần trên địa bàn tỉnh với khoảng 1.931 tỉ đồng cho đường vành đai 3.
Về phương án tạo vốn, tỉnh đã rà soát, khai thác quỹ đất dọc các tuyến đường vành đai 3 với diện tích khoảng 165 ha, dự kiến sẽ đấu giá được khoảng gần 5.000 tỉ đồng. Sau khi trừ phần bồi thường thì cũng còn khoảng 1.900 tỉ đồng, đảm bảo được việc triển khai thực hiện dự án. Đồng thời, tỉnh cũng đã chuẩn bị các phương án để đảm bảo nguồn vật liệu trong việc thực hiện dự án. ĐÀO TRANG
Đề xuất 4 nhóm cơ chế đặc thù để làm vành đai 3
TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An đã thống nhất đề xuất bốn nhóm cơ chế đặc thù kiến nghị QH cho phép áp dụng.
Thứ nhất, các địa phương xin được áp dụng cơ chế đặc thù trong toàn bộ thời gian triển khai dự án chứ không chỉ trong hai năm (2022-2023) như Nghị quyết 43 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.
Thứ hai về nguồn vốn, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai có điều kiện thu ngân sách hơn nên đề xuất mức trung ương bố trí chỉ 50% tổng mức đầu tư ở các dự án thành phần trên địa bàn ba tỉnh này; 75% tổng vốn đầu tư các dự án thành phần trên địa bàn tỉnh Long An.
Thứ ba về cơ chế chỉ định thầu, các địa phương đề nghị là áp dụng cho các gói tư vấn, đặc biệt là tư vấn trong thống kê, bồi thường, giải phóng mặt bằng. Các gói thầu về xây lắp thì các địa phương hạn chế đến mức thấp nhất chỉ định thầu và phải đấu thầu cơ bản để đảm bảo được tính minh bạch, bình đẳng và hạn chế những tiêu cực.
Thứ tư, xem lại đề xuất tăng công suất khai thác các mỏ cát hiện hành lên 50%. Hiện nay, có những mỏ có thể khai thác tăng lên được 50% nhưng nhiều mỏ không tăng lên được. Theo đó, các địa phương đề xuất theo hướng cho phép điều chỉnh quy hoạch mỏ, quy hoạch sử dụng vật liệu.
Các địa phương còn đề nghị được điều chỉnh các dự án thành phần, theo hướng tăng tổng mức các dự án thành phần nhưng không tăng tổng mức chung của dự án. ĐÀO TRANG
Mở mang đô thị ngầm: Giải pháp tối ưu quy hoạch TP.HCM
Một thành phố trẻ trung, năng động; một đô thị hiện đại, có sức hút lớn như TP.HCM, cùng với việc xây dựng các dự án hạ tầng làm đẹp bộ mặt đô thị như metro, hầm vượt sông, nhiều tòa nhà chọc trời, thì không gian ngầm là một giải pháp không thể thiếu, trong bài toán quy hoạch xây dựng đô thị của thành phố...
Quảng trường công viên Quách Thị Trang phía trước chợ Bến Thành, là nơi sẽ có trung tam thương mại ngầm thuộc nhà ga metro ngầm Bến Thành.
Ngày 28/12/2021, Ủy ban Nhân dân TP.HCM đã ban hành Quyết định số 56 về Quy chế quản lý kiến trúc TP.HCM. Quyết định có hiệu lực thi hành vào ngày 7/1/2022, gồm bản Quy chế và 19 phụ lục đính kèm.
KHU VỰC VEN SÔNG SÀI GÒN
Trong 19 phụ lục, Phụ lục số 12 "Các khu vực có ý nghĩa quan trọng về cảnh quan, khu vực có yêu cầu quản lý kiến trúc đặc trưng" gồm 17 khu vực trong toàn địa bàn TP.HCM. Các khu vực có yêu cầu quản lý kiến trúc đặc biệt trong số 17 khu vực, gồm: Khu vực dọc sông Sài Gòn, Khu trung tâm hiện hữu 930 ha và Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Trong khu vực dọc sông Sài Gòn, TP.HCM sẽ mở không gian đô thị về phía sông Sài Gòn, dành mặt đất đường Tôn Đức Thắng đoạn dọc công viên bến Bạch Đằng (Quận 1) cho không gian đi bộ và xe điện, chuyển đường Tôn Đức Thắng xuống đi ngầm. Việc ngầm hóa giao thông đường Tôn Đức Thắng và khu vực xung quanh công viên bến Bạch Đằng sẽ giúp mở rộng không gian đô thị về phía sông Sài Gòn và xa hơn nữa, kết nối với khu đô thị Thủ Thiêm, bên kia sông Sài Gòn.
Theo chuyên gia về kiến trúc TS. Võ Kim Cương, nguyên phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM, việc ngầm hóa đường Tôn Đức Thắng là giải pháp rất cần thiết đối với thành phố, giúp giao thông tuyến Bắc - Nam đi qua trung tâm thành phố được xuyên suốt. Hơn nữa, giảm lưu thông trên bề mặt, giúp người đi bộ dễ dàng tiếp cận bờ sông Sài Gòn, bảo đảm an toàn so với việc băng cắt qua đường rất khó khăn như hiện nay.
Khu vực công trường Mê Linh (nơi đường Tôn Đức Thắng đi qua), theo kế hoạch cũng sẽ có tầng ngầm; trong đó xây dựng một "vườn trũng" ngầm ở giữa công trường, sẽ có cửa hàng bán lẻ, quán cà phê, nhà hàng ở tầng ngầm này. "Vườn trũng" này sẽ kết nối trực tiếp với bãi đậu xe ngầm ở dưới đường Tôn Đức Thắng, đồng thời bảo đảm kết nối với các tòa nhà xung quanh trong tương lai. Phía bên trên, công trường Mê Linh sẽ tạo không gian thoải mái và mát mẻ cho du khách. Giữa công trường Mê Linh và sông Sài Gòn sẽ có ba trạm xe buýt, trạm LTR (đường sắt nhẹ, trạm có thể được xây dưới lòng đất) và trạm "thủy taxi"; bảo đảm kết nối giao thông cho người đi bộ giữa các trạm này với "vườn trũng".
Ngoài khu vực ven sông Sài Gòn, theo KTS. Ngô Viết Nam Sơn (con trai của KTS. Ngô Viết Thụ, tác giả của công trình kiến trúc Dinh Độc Lập nổi tiếng), có thể ngầm hóa toàn bộ đường đi bộ Nguyễn Huệ ngay trung tâm thành phố nhìn ra sông Sài Gòn. Theo KTS. Nam Sơn, thành phố cần làm đường ngầm bên dưới toàn bộ đường đi bộ Nguyễn Huệ để có không gian làm dịch vụ thương mại, bãi để xe. Ông cũng cho rằng, có thể làm đường ngầm nối qua Thủ Thiêm và sử dụng xe điện.
KHU TRUNG TÂM HIỆN HỮU 930 HA
Khu trung tâm 930 ha (gồm một phần các quận 1, 3, 4, Bình Thạnh) sẽ phát triển không gian ngầm ở đường Nguyễn Huệ với nhiều tầng. Tầng hầm thứ nhất tạo hành lang cho người đi bộ kết nối các khu vực lân cận như Nhà hát thành phố, khu công viên dọc sông Sài Gòn.
Tại các điểm nút giao của khu vực này sẽ có các quảng trường và ki ốt diện tích tối đa 60 m2, các cầu thang để người dân đến trung tâm thương mại ngầm. Hành lang dành cho người đi bộ được bố trí đài phun nước, công viên mini, phục vụ nhu cầu khách giải trí, thư giãn. Tầng thứ hai và ba sẽ làm bãi giữ xe. Từ năm 2012, Ủy ban Nhân dân TP.HCM phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị khu trung tâm hiện hữu, diện tích 930 ha đã bàn tới quy hoạch không gian ngầm và chủ yếu ở quận 1. Năm 2020, Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM có đề nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn công tác lập quy hoạch không gian ngầm đô thị TP.HCM. Vì quy hoạch không gian ngầm là nội dung mới, nên trong hai đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 đã được phê duyệt chỉ nghiên cứu sơ bộ, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chức năng, mối liên kết, giá trị khai thác sử dụng... để kêu gọi đầu tư theo định hướng giao thông công cộng.
TP.HCM hiện đang chuẩn bị đưa vào sử dụng tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, cũng như chuẩn bị đầu tư các tuyến còn lại, trong đó có tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương. Sự hình thành hệ thống metro và các công trình ngầm đã buộc thành phố đặt ra yêu cầu quản lý, khai thác hiệu quả không gian ngầm.
Thành phố từng có một khu chợ ngầm dưới lòng đất từ nhiều năm nay. Sense Market được xem là chợ dưới lòng đất đầu tiên ở ngay trung tâm quận 1. Khu vực này trước đây là hầm giữ xe cũ của sân khấu Sen Hồng nằm ở khu B công viên 23/9, sau xuống cấp và được cải tạo, nâng cấp. Sau khi đưa vào khai thác trở lại, Sense Market đã "lột xác" thành chợ dưới lòng đất khang trang, có kiến trúc độc đáo và hiện đại phục vụ ẩm thực, mua sắm cho người dân và du khách. Gần 100 cửa hàng, quầy hàng bán các món ăn của Việt Nam, Lào, Campuchia, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ...
TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI NGẦM SẦM UẤT ĐẦU TIÊN
Trung tâm thương mại ngầm đầu tiên ở TP.HCM, đến nay có thể khẳng định là ga trung tâm thương mại ngầm Bến Thành, thuộc dự án metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Ga Bến Thành - Trung tâm thương mại ngầm Bến Thành, có quy mô khoảng 45.000 m2, có tổng số vốn đầu tư hơn 8.400 tỷ đồng. Trong đó, khu thương mại rộng 18.100 m2, khu vực hành lang và quảng trường ngầm 21.500 m2.
Theo Ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR), nhà ga trung tâm Bến Thành là một trong ba ga ngầm của tuyến metro số 1 cùng với ga Nhà hát Thành phố và ga Ba Son. Ngoài phục vụ hành khách tuyến metro số 1, ga ngầm Bến Thành còn là điểm trung chuyển, kết nối các tuyến metro khác như tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương, tuyến metro số 3A Bến Thành - Tân Kiên và tuyến metro số 4 Thạnh Xuân - KĐT Hiệp Phước. Chính vì vậy, ga ngầm Bến Thành còn được gọi là nhà ga trung tâm Bến Thành, nằm tại khu vực trung tâm thành phố, phía bên dưới đường Lê Lợi và công viên Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành, có vị trí quan trọng, kết nối chợ Bến Thành. MAUR cho biết nhà ga trung tâm Bến Thành được thiết kế phù hợp với cảnh quan kiến trúc xung quanh và được kỳ vọng là một trong những biểu tượng mới của TP.HCM trong tương lai.
Ga trung tâm Bến Thành được thiết kế ngầm dài 236 m, rộng 60 m, độ sâu khoảng 30 m. Hiện nay nhà ga ngầm này đã hoàn thiện 100% việc đổ bê tông sàn tầng B3F và B4F, thực hiện 91% việc đổ bê tông sàn tầng B2 và 93% việc đổ bê tông sàn tầng B1. Tổng diện tích sàn nhà ga Bến Thành đến nay đã thực hiện đạt 94,9%. Sắp tới, khi tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên hoàn thành và đưa vào khai thác, ga trung tâm thương mại ngầm Bến Thành sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn, không chỉ hành khách đi tàu mà còn thu hút du khách đến tham quan, mua sắm tại TP.HCM.
Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra hiện tại, đó là chi phí xây dựng, sự xung đột giữa không gian ngầm và mặt đất và vấn đề quyền sở hữu ngầm. Theo KTS. Trần Vĩnh Nam, chuyên gia về kiến trúc đô thị, TP.HCM, cần xem xét lại quy hoạch phía trên mặt đất nhằm tránh gây xung đột "trên - dưới". Kế đến, do chi phí xây không gian ngầm cao gấp 10 - 20 lần so với việc xây dựng một công trình mặt đất nên cũng cần đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư. Về quyền sở hữu, nếu hiện chưa có quy định cụ thể về chủ sở hữu dưới lòng đất (theo Luật Đất đai) thì có thể ngầm hiểu phần diện tích đó thuộc quản lý của Nhà nước.
Chống ngập, đừng chắp vá Việc cố gắng tìm các 'điểm đen' về ngập úng để chống ngập có thể là giải pháp tình thế vào mỗi mùa mưa tại TP HCM thời gian qua. Dù vậy, bài toán chống ngập của đô thị lớn nhất nước cho đến nay vẫn rơi vào vòng luẩn quẩn, 'ngập chỗ nào, chống chỗ đó'. Siêu dự án chống ngập 10.000...