Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu
Những năm gần đây, tai biến thiên nhiên, biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn biến phức tạp và ngày càng rõ nét hơn, gây ra tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội, các ngành, lĩnh vực.
Tổng thiệt hại do thiên tai trên địa bàn tỉnh An Giang từ năm 2016 đến nay ước tính hơn 963,5 tỷ đồng. Nghiêm trọng nhất có thể kể đến là sạt lở bờ sông và sạt lở trên Quốc lộ 91 gây thiệt hại nặng nề về đất đai, nhà cửa, hạ tầng giao thông…
ThS Huỳnh Văn Thái, Trưởng phòng Tài nguyên nước và BĐKH ( Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang) cho biết, từ năm 2016 đến nay, tổng lượng dòng chảy 3 tháng mùa lũ (tháng 7-9) về đầu nguồn sông Cửu Long trong năm 2018 là lớn nhất, cao hơn trung bình nhiều năm từ 10-35%, tương đương năm 2011 và thấp hơn năm 2000 từ 3-5%. Từ năm 2016-2020, tỉnh An Giang trải qua nhiều đợt triều cường kết hợp lũ về gây ra tình trạng ngập úng, đặc biệt là hiện trạng ngập lụt cục bộ nhiều nơi.
Cùng với đó, tình trạng sạt lở diễn ra ngày càng phức tạp, bất thường, không chỉ xảy ra ở mùa mưa mà ngay trong mùa khô. Năm 2016 xảy ra 26 vụ sạt lở đất bờ sông với 24.873m2; năm 2017 xảy ra 54 vụ sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch với chiều dài sạt lở 4.171m; năm 2018 xảy ra 62 vụ sụp lún, sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch với chiều dài 2.882m, mất khoảng 11.770m2 đất; năm 2019 có 48 điểm sụp lún, sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch với chiều dài sạt lở 3.733m, mất khoảng 9.183m2 đất. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 32 vụ sạt lở, sụt lún đất bờ sông, kênh, rạch…
Hiện, toàn tỉnh An Giang có 53 đoạn sông cảnh báo nguy cơ sạt lở từ mức độ bình thường đến rất nguy hiểm, trong đó có 6 đoạn đặc biệt nguy hiểm, gồm: đoạn xã Phú An (Phú Tân) trên sông Tiền; đoạn xã Châu Phong (TX. Tân Châu); đoạn xã Bình Mỹ (kênh xáng Cây Dương – phà Năng Gù, Châu Phú); đoạn xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên); đoạn phường Bình Đức – Bình Khánh – Mỹ Bình (TP. Long Xuyên) trên sông Hậu; đoạn xã Kiến An – Mỹ Hội Đông (Chợ Mới) trên sông Vàm Nao.
Để khắc phục tình trạng sạt lở và ứng phó với BĐKH, tỉnh tập trung xây dựng khung pháp lý, cơ chế chính sách và cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn, BĐKH (xây dựng bộ cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn đồng bộ từ 1985 đến nay phục vụ công tác quản lý nhà nước về BĐKH). Thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ trong liên kết vùng.
Video đang HOT
Theo đó, chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng BĐKH từ trồng lúa sang rau màu và cây ăn trái hơn 21.613ha. Xây dựng hệ thống thủy lợi vùng cao nhằm phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho đồng bào vùng Bảy Núi với 5 hồ chứa, tổng kinh phí giai đoạn 1 là 367 tỷ đồng; tiếp tục lập danh mục nhu cầu vốn kế hoạch trung hạn 2021-2025 để đầu tư giai đoạn 2; đang kiến nghị Trung ương hỗ trợ xây dựng hồ trữ lũ, cấp ngọt Trà Sư – Tịnh Biên.
Tỉnh An Giang đã xây dựng, cải tạo 6 tuyến kè bảo vệ bờ sông dài 6.430m, nâng cấp 153km tuyến đê kiểm soát lũ. Đầu tư xây dựng được 247 cụm, tuyến dân cư bố trí 51.789 nền nhà, đã có 39.999 hộ vào ở. Thực hiện rà soát, chỉnh sửa, bổ sung quy hoạch không gian phát triển đô thị, dân cư nông thôn, sắp xếp lại dân cư, từng bước di dời nhà ở ven sông, kênh, rạch có nguy cơ sạt lở cao…
Tập trung phát triển năng lượng tái tạo, toàn tỉnh hiện có 10 dự án đã và đang chuẩn bị đầu tư với tổng công suất khoảng 780MWp, tập trung tại các huyện: Tịnh Biên, Tri Tôn và Châu Thành. Điện mặt trời áp mái lắp cho các cơ sở, doanh nghiệp, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh đã đấu nối lưới điện với tổng công suất khoảng 600kWp; đồng thời có 5 dự án đầu tư điện gió với tổng công suất khoảng 550MWp.
ThS Huỳnh Văn Thái cho biết, An Giang đã và đang triển khai nhiều giải pháp cơ bản về công trình và phi công trình nhằm ứng phó BĐKH, nhất là các giải pháp thích ứng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế thích ứng BĐKH, phát triển năng lượng tái tạo và nâng cao năng lực của cộng đồng là các giải pháp được ưu tiên thực hiện.
Theo đó, tập trung triển khai các chương trình kế hoạch, các biện pháp tăng cường quản lý quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị bền vững, ứng phó thiên tai và BĐKH; nâng cao nhận thức, hành động của các ngành, các cấp, cộng đồng trong ứng phó BĐKH; bố trí vốn và kiến nghị Trung ương hỗ trợ triển khai các dự án cấp thiết: dự án thủy lợi phòng, chống khô hạn phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho vùng Bảy Núi (giai đoạn 2); dự án cơ sở hạ tầng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên; chỉnh trị dòng chảy hạn chế sạt lở bờ sông Hậu khu vực thượng nguồn tỉnh An Giang; xây dựng hệ thống xử lý nước thải và thoát nước TX. Tân Châu với công suất 12.000m3/ngày đêm; xây dựng cụm, tuyến dân cư di dời khẩn cấp các hộ dân vùng sạt lở nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh; quản lý nước và tái trồng rừng tràm trên đất ngập nước…
Từ nay đến cuối năm , Hà Nội sẽ có 1 - 2 đợt nắng nóng đặc biệt gay gắt
Từ nay đến cuối năm, Hà Nội có khả năng còn xảy ra các đợt nắng nóng (từ hai ngày trở lên); trong đó có 1-2 đợt nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt.
Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia dự báo, nhiệt độ trung bình từ tháng 5 đến 10/2020 trên phạm vi toàn quốc phổ biến cao hơn TBNN, cùng thời kỳ khoảng 0,5-1 độ C; riêng tháng 5 tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng cao hơn từ 1-2 độ C.
"Dự báo này cũng phù hợp nhận định của Tổ chức Khí tượng thế giới và các trung tâm dự báo quốc tế. Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng thiên tai năm 2020 sẽ phức tạp, khó lường", ông Khiêm nhận định.
Từ nay đến cuối năm 2020, Hà Nội có khả năng xảy ra 8-10 đợt nắng nóng; trong đó có 1-2 đợt nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất có thể đạt hơn 41 độ C.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, mùa mưa bão năm 2020 trên khu vực Biển Đông có xu hướng hoạt động muộn hơn so TBNN. Sẽ có khả năng xuất hiện khoảng 11-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên khu vực Biển Đông và khoảng 5-6 cơn trong số đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và phía nam trong những tháng cao điểm của mùa bão năm 2020.
Nằm trong bối cảnh chung của tình trạng biến đổi khí hậu (BĐKH), khu vực Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội từ nay đến cuối năm sẽ xuất hiện nhiều đợt nắng nóng, mưa lớn diện rộng kèm theo giông, lốc, mưa đá... Hà Nội có khả năng xảy ra 8-10 đợt nắng nóng (từ hai ngày trở lên); trong đó có 1-2 đợt nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất có thể đạt hơn 41 độ C. Bên cạnh đó, từ nay đến cuối năm, khu vực Hà Nội có khả năng chịu ảnh hưởng 1-2 cơn bão hoặc ATNĐ. Thời gian ảnh hưởng của bão và ATNĐ tập trung vào các tháng 7, 8 và 9.
Khu vực Bắc Bộ, mùa mưa bão tập trung vào giai đoạn từ tháng 9-11, các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ mùa mưa bão tập trung từ nửa cuối tháng 9 đến hết tháng 11 và có thể kéo dài sang nửa đầu tháng 12/2020.
Tháng 6/2020 có nhiệt độ cao nhất trong suốt gần 50 năm
Theo thống kê từ Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, từ đầu năm 2020 đến nay, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường ở Việt Nam. Cụ thể, đã xảy ra 186 trận dông, lốc, mưa lớn trên 40 tỉnh, thành phố; 2 trận lũ quét, sạt lở đất; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại ĐBSCL.
Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia.
Từ đầu năm đến nay, thiên tai đã làm 49 người chết, mất tích, trên 61.726 nhà bị sập đổ, hư hại, tốc mái; trên 108.458 ha lúa và hoa màu bị ảnh hưởng. Tổng thiệt hại về kinh tế gần 3.380 tỷ đồng (trong đó do dông lốc, mưa đá khoảng 879 tỷ đồng; do hạn hán, xâm nhập mặn khoảng 2.500 tỷ đồng).
Theo ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ở Việt Nam, từ đầu năm 2020 đến nay, nhiều hiện tượng thời tiết, khí hậu bất thường như mưa to kèm dông lốc, mưa đá liên tục xảy ra ở các tỉnh phía Bắc, vào các thời điểm rất hiếm khi, thậm chí chưa từng xảy ra.
"Hạn hán, xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra ở Nam Bộ, Trung Bộ. Nắng nóng trong tháng 5, 6 đều ở mức kỉ lục, tại miền Bắc nhiệt độ trung bình tháng 6 cao nhất từ năm 1971", ông Khiêm thông tin.
Về nắng nóng, trên phạm vi toàn quốc, nhiệt độ trung bình từ tháng 7 - 9 phổ biến ở mức cao hơn nhiều năm cùng thời kỳ khoảng 0,5 - 1,0 độ C. Tháng 10 - 12, nhiệt độ ở Bắc Bộ và Trung Bộ phổ biến ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng từ 0,5 - 1,0 độ C. Riêng Tây Nguyên và Nam Bộ ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Các đợt nắng nóng còn xảy ra trong tháng 7 ở Bắc Bộ và tháng 7 - 8 tại khu vực Bắc và Trung Trung Bộ./.
Thủ tướng cùng lãnh đạo các địa phương sẽ thường xuyên lắng nghe, đối thoại với nông dân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh điều này tại Hội nghị đối thoại lần thứ 3 với nông dân tại TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk vào chiều 28/9. Hơn 1.400 câu hỏi của nông dân cả nước, trong đó đa số là câu hỏi của nông dân miền Trung - Tây Nguyên đã được gửi tới cuộc đối thoại. Hội...