Giải pháp tái cơ cấu đặc biệt
Qua hơn ba năm triển khai, đề án “Tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015″ đã đi đến giai đoạn thực hiện cuối cùng, song cũng là giai đoạn quyết định, quan trọng nhất đồng thời cũng khó khăn nhất.
Sau giai đoạn các ngân hàng thương mại (NHTM) tự nguyện sáp nhập và tự cơ cấu lại, đã có ba NHTM cổ phần có phần vốn chủ yếu do Nhà nước nắm giữ sáp nhập với NHTM cổ phần thích hợp. Tiếp đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã phê duyệt các phương án sáp nhập giữa các NHTM cổ phần “thuần túy” với nhau theo nguyên tắc tạo ra các NHTM lớn hơn, có sức cạnh tranh cao hơn và huy động nguồn lực của các NHTM cổ phần có thực lực mạnh tham gia xử lý các NHTM cổ phần cần cơ cấu lại. Và gần đây, một biện pháp mạnh được NHNN sử dụng trong tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng là mua lại ngân hàng với giá 0 đồng. Đây là những trường hợp NHTM cổ phần buộc phải cơ cấu lại song chưa có phương án sáp nhập hay tự tái cơ cấu khả thi như trường hợp của NHTM cổ phần Xây dựng (VNCB) hay NHTM cổ phần Đại Dương (Ocean Bank) và GPBank.
Mua lại một số ngân hàng với giá 0 đồng được coi là biện pháp cần thiết và thích hợp, với điều kiện thị trường tài chính ngân hàng nước ta hiện nay khi kết hợp cơ cấu lại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc tự nguyện với bắt buộc, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng yếu kém với nhau và mở rộng mô hình tổ chức tín dụng mạnh hợp nhất với tổ chức tín dụng yếu hơn, tăng cường vai trò can thiệp của NHNN Việt Nam, bảo đảm tiến trình tái cơ cấu kịp thời và hiệu quả. Một mặt, thông qua việc mua lại giá 0 đồng, NHNN buộc các NHTM này chuyển đổi từ mô hình cổ phần sang mô hình trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước do thực chất các NHTM cổ phần này đã thua lỗ lớn, không còn vốn điều lệ, âm vốn chủ sở hữu nên các nghĩa vụ cũng như quyền lợi đối với khách hàng, cả người gửi tiền lẫn vay tín dụng đều được chuyển toàn bộ từ các cổ đông hiện hữu sang cho NHNN. Nhờ vậy, hệ thống các tổ chức tín dụng không bị xáo trộn và thị trường tín dụng ngân hàng giảm rủi ro hệ thống. Mặt khác, NHNN giao trách nhiệm cho một số NHTM hàng đầu hỗ trợ toàn diện để vực dậy các NHTM đã bị mua lại, từ hỗ trợ về nhân lực quản lý, về tài chính đến tổ chức sắp xếp và tái cơ cấu, xử lý nợ xấu…, từ đó giúp các NHTM này vượt qua khó khăn, quay trở lại thị trường ngân hàng với tư cách NHTM cổ phần độc lập hoặc đủ điều kiện sáp nhập và hợp nhất với tổ chức tín dụng phù hợp.
Kết quả thực hiện giải pháp mua lại ngân hàng 0 đồng còn cần thời gian để nhìn nhận, đánh giá. Song, có thể thấy, quá trình tái cơ cấu các ngân hàng đang diễn ra quyết liệt với nhiều cách thức, giải pháp đa dạng, mạnh mẽ được thực hiện trên nguyên tắc dứt điểm, kiên quyết, đồng bộ và có tầm nhìn xa. Chặng đường nước rút của tiến trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng không thể thiếu những giải pháp tái cơ cấu đặc biệt, phù hợp với trình độ phát triển và điều kiện cụ thể của thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam.
ANH VŨ
Theo_Báo Nhân Dân
Video đang HOT
Không được để dân đói, khẩn trương lo nơi ở cho dân vùng bị thiên tai
Hôm nay (4/8), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có buổi thị sát tại địa phương vừa trải qua cơn lũ lụt lịch sử. Qua đó, Chủ tịch nước đã quán triệt các cấp lãnh đạo tinh thần: Không được để dân đói, khẩn trương lo nhà ở cho những hộ bị lũ tàn phá nhà cửa...
Chủ tịch nước thị sát thực tế và nghe báo cáo tình hình sau đợt lũ lịch sử tại tỉnh Quảng Ninh
Trong buổi sáng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm anh Cao Tiến Vỹ (tổ 44, Khu 4, phường Cao Thắng, TP Hạ Long, người đã mất 8 người thân trong đợt mưa lũ lịch sử này). Ngoài ra, chủ tịch nước cũng đã vào tận bệnh viện để động viên thăm hỏi nạn nhân bị thương do mưa lũ.
Tiếp đó, Chủ tịch nước đã đi thị sát, kiểm tra thực tế tình hình thiệt hại cũng như xem xét, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả lũ và sạt lở tại hai công ty than Núi Béo và công ty than Mông Dương. Tại đây, Chủ tịch nước đã tặng quà, chia sẻ và động viên công nhân viên tại các khai trường bị ảnh hưởng, thiệt hại và mất mát lớn trong đợt thiên tai vừa qua.
Ngay sau đó, Chủ tịch nước đã đến thăm một số gia đình vị lũ vùn lấp nhà cửa, đang được di dấn đến trạm Y tế Mông Dương. Tại đây, Chủ tịch nước đã tặng các gia đình bị thiệt hại nặng do mưa lũ 10 triệu đồng và phần quà để động viên, chia sẻ... mong người dân nhanh chóng ổn định tinh thần trước những mất mát sau cơn lũ lịch sử.
Cũng trong khuôn khổ đợt thị sát của Chủ tịch nước, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã có một số báo cáo sơ bộ tình hình tại địa phương sau lũ. Cụ thể mưa lũ kéo dài từ ngày 25/7 đến 3/8 là trận mưa lịch sử có lượng mưa lớn nhất trong 40 năm qua, có nơi như phường Cửa Ông, Thành phố Cẩm Phả lên tới 1400mm, phổ biến là từ 800-1.200mm. Do cường độ mưa lớn và kéo dài đã gây ngập lụt tại các thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Cô Tô; Giao thông bị tê liệt hoàn toàn.
Nhiều khu dân cư ngập sâu từ 1-2 m. Đặc biệt, xã đảo Bản Sen, huyện Vân Đồn, có 1 làng gồm 27 hộ ngập sâu từ 11-12m, toàn bộ hệ thống giao thông kéo dài 7km bị phá hủy hoàn toàn.
Trong các ngày 1 và 2/8, mưa to tiếp tục gây lũ lớn tại các huyện miền Đông gây chia cắt và cô lập hoàn toàn một số thị trấn và xã vùng cao của Ba Chẽ, Tràng Lương, thị xã Đông Triều, Vàng Danh, Phương Nam, Yên Thanh, Thành phố Uông Bí.
Tính đến sáng nay (4/8), đã có 17 người tử vong, 30 người bị thương; 339 nhà sập đổ sập hoàn toàn; Gần 9.000 nhà ngập lụt; Thiệt hại khoảng 4.000 ha hoa màu và 1200 ha nuôi trồng thủy sản.
Toàn bộ các khai trường trong các mỏ lộ thiên đều bị ngập; Các đường công vị, khai trường bị sạ lở nhiều. Một số mỏ hầm lò bị ngập, tê liệt sản xuất, trong đó thiệt hại lớn nhất là mỏ Mông Dương, Quang Hanh. 40-80% công nhân của các đơn vị phải nghỉ việc. Ước tính thiệt hại trên địa bàn Quảng Ninh đến thời điểm này khoảng trên 2.700 tỷ đồng, riêng ngành than là 1.200 tỷ đồng.
Chia sẻ với những thiệt hại về người và tài sản của tỉnh Quảng Ninh, Chủ tịch nước đã đề nghị chính quyền địa phương tập trung thực hiện khẩn trương những công việc ứng cứu người dân; Đảm bảo sớm bình ổn cuộc sống và duy trì sản xuất; không để xảy ra thêm thiệt hại về người. Chủ tịch nước hoan nghênh lãnh đạo tỉnh, các Bộ ngành Trung ương và các địa phương trong cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài đã kịp thời ủng hộ, hỗ trợ người dân vùng lũ.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, những tác hại của thiên tai ngày càng phức tạp và khắc nghiệt. Qua đợt lũ lụt vừa qua, đã bộc lộ những nhược điểm trong công tác phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Chủ tịch nước đề nghị trước mắt cần sớm khắc phục thiệt hại, hỗ trợ cho bà con nhân dân, công nhân, những điều quan trọng nhất tiếp theo là phải rút kinh nghiệm, khảo sát hiện trạng để không bị động trước tác động của biến đổi khí hậu. Đó là vấn đề quy hoạch hệ thống thoát nước từ đất liền ra biển đảm bảo thông suốt, để không xảy ra ngập úng tại đô thị cần xây dựng những công trình bổ sung; quy hoạch, di dời dân cư tại các vùng xung yếu. Đối với sản xuất kinh doanh của ngành than cũng cần có tính toán không thể khai thác kiểu chắp vá không chủ động trong đối phó với thiên tai.
Về những công việc cần tiếp tục quan tâm triển khai trong thời gian tới, Chủ tịch nước yêu cầu từ thực trạng mưa lũ hiện nay, vấn đề đặt ra là cần khảo sát kỹ hiện trạng nhà ở, hệ thống tiêu thoát nước của toàn tỉnh để quy hoạch lại, có kế hoạch cụ thể, nghiên cứu một cách căn cơ nhất các biện pháp để giảm thiểu thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra.
Với ngành Than, trong thời gian tới sản xuất sẽ còn tiếp tục bị ảnh hưởng. Vì vậy, cần phải đảm bảo an toàn mỏ, nghiên cứu tính toán các biện pháp xử lý chống úng ngập, sạt lở đối với các mỏ than.
Để khắc phục hậu quả thiên tai, tỉnh Quảng Ninh đã hoãn tất cả các cuộc họp trên toàn tỉnh để tập trung công tác chỉ đạo, tất cả các lực lượng đã được huy động cùng với nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ.
Một số hình ảnh của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong buổi thị sát và thăm hỏi người dân tỉnh Quảng Ninh ngày 4/8
Thu Hằng
Theo Dantri
"Đường bị lún đừng đổ lỗi cho xe đi lại nhiều" Sáng 21/7, chủ trì cuộc họp bàn các giải pháp hằn lún trên quốc lộ 5, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói khi xảy ra hiện tượng này, các đơn vị không thể đổ lỗi cho xe đi lại nhiều. Tại cuộc họp, Giám đốc Ban quản lý dự án 3 (Tổng cục Đường bộ) Nguyễn Xuân Trường cho biết, hằn lún trên...