Giải pháp nhằm hiện thực hóa quyền tham chính của phụ nữ
Bảo đảm quyền tham chính của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay là chủ đề của Hội thảo quốc gia do Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Viện FES (Cộng hòa Liên bang Đức) tổ chức sáng 5/11 tại Hà Nội.
Hội thảo đã nhận được hơn 50 báo cáo khoa học của các nhà quản lý, các nhà khoa học đến từ nhiều cơ quan ở Trung ương, địa phương và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khác nhau trong cả nước. Nội dung các báo cáo tập trung phân tích, bàn luận những vấn đề chủ yếu: Khung chính sách, luật pháp về bảo đảm quyền tham chính của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay; vai trò của phụ nữ trong các cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể; một số vấn đề về phụ nữ và bình đẳng giới trong việc bảo đảm quyền tham chính.
TS Trần Quang Tiến, Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam; GS.TS Hoàng Thị Kim Quế (bìa trái), nguyên Phó Chủ nhiệm khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; PGS.TS Nguyễn Thị Báo, giảng viên cao cấp, Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì Hội thảo
Tỷ lệ phụ nữ tham chính thấp
Những năm gần đây, Việt Nam đã có bước tiến về tăng tỷ lệ phụ nữ tham chính. Đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới, Việt Nam đứng thứ ba trong khu vực ASEAN và thứ 47 trong 187 quốc gia trên thế giới tham gia xếp hạng về bình đẳng giới trong tham chính.
Cụ thể, đối với nữ tham gia cấp ủy các cấp: Nhiệm kỳ 2006-2010, tỷ lệ Ủy viên Ban thường vụ cấp tỉnh là 7,9%, nhiệm kỳ 2010-2015 là 8,3% và nhiệm kỳ 2015-2020 là 10,7%. Ủy viên Ban chấp hành ở cấp xã nhiệm kỳ 2010-2015 là 18% thì đến nhiệm kỳ 2015-2020 đã đạt 19,69% (tăng khoảng 2%). Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy có tăng, tuy nhiên tỷ lệ nữ cán bộ trong cơ quan trọng yếu nhất của Đảng vẫn thấp: Nữ Ủy viên Bộ Chính trị (3/19) và nữ Ủy viên Ban Chấp hành TƯ là 15 (đạt 7,8%) so với nam là 166 người (chiếm tỷ lệ 92,2%). Mặc dù vậy, nhìn chung trên toàn quốc, tỷ lệ phụ nữ tham chính còn thấp, phát triển chậm, chưa bền vững, có dấu hiệu giảm ở một số vị trí lãnh đạo chủ chốt.
Đối với nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp: Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 2007-2011 đạt 25,8%, nhiệm kỳ 2011-2016 đạt 24,4% và nhiệm kỳ 2016-2021 đạt 26,8%. Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 là 26,6% (tăng hơn 1% so với nhiệm kỳ 2011-2016). Cấp huyện là 27,5% (tăng khoảng 3% so với nhiệm kỳ 2011-2016). Cấp xã là 26,6%, tăng khoảng 5% so với nhiệm kỳ 2011-2016).
Video đang HOT
Hội thảo là hoạt động hợp tác thường niên giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam và Viện FES nhằm thúc đẩy hoạt động hợp tác đào tạo, nghiên cứu về bình đẳng giới và phát triển bền vững
Tỷ lệ nữ là thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ 2007-2011 là 15,76%, nhiệm kỳ 2011-2016 là 23,53% và đến nhiệm kỳ 2016-2021 là 27,7%. Tỷ lệ nữ Chủ nhiệm Ủy ban trong Quốc hội nhiệm kỳ 2007-2011 là 22,22%, nhiệm kỳ 2011-2016 là 11,11%, đến nhiệm kỳ 2016-2021 là 25%. Kết quả này cho thấy tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 tăng hơn nhiệm kỳ trước, tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra trong Chiến lược quốc gia 2011-2020 là trên 35% và ở các vị trí chủ chốt như chủ nhiệm/phó chủ nhiệm ủy ban, cán bộ chuyên trách, tỷ lệ nữ vẫn ít hơn so với nam giới.
Nhiều rào cản
Ngoài những rào cản, nguyên nhân khách quan hạn chế sự tham chính của phụ nữ như định kiến giới, tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, tính gia trưởng của nam giới vẫn còn ngự trị trong văn hóa truyền thống; tư tưởng an phận, tự ty, thiếu động lực vươn lên của bản thân người phụ nữ; chênh lệch tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ; vai trò quyết định về công tác cán bộ của cấp ủy Đảng và người đứng đầu… thì một trong những yếu tố hạn chế quyền tham chính của phụ nữ, đó là vẫn còn những khoảng cách từ chính sách đến chỉ đạo trong thực tế.
TS Vương Thị Hanh phát biểu tại Hội thảo
Theo TS Vương Thị Hanh, Trung tâm hỗ trợ Giáo dục và Nâng cao năng lực phụ nữ (Cepew) trong tổ chức bầu cử, đa số nữ ứng cử thuộc loại cơ cấu kết hợp (đại biểu nữ, dân tộc thiểu số, ngoài Đảng, trẻ tuổi, tôn giáo đa phần ở cấp địa phương) thường giữ vị trí lãnh đạo ở những đơn vị cơ sở. Do phải gắn cơ cấu khác, nhiều ứng cử viên nữ có vị thế thấp về trình độ chuyên môn, vị trí công tác, kinh nghiệm hoạt động, vì vậy khó trúng cử. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị bầu cử không đảm bảo sắp xếp danh sách nam nữ ứng cứ tương đồng về trình độ, vị trí và kinh nghiệm công tác cũng dẫn đến nữ không trúng cử.
Trong công tác cán bộ, TS Vương Thị Hanh cũng cho rằng quan điểm giới chưa được lồng ghép trong quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm cán bộ. Điều này đã làm cản trở cơ hội đào tạo và thăng tiến của phụ nữ. Ví dụ như quy định độ tuổi lần đầu tham gia cấp ủy, quy định độ tuổi cán bộ cử đi học cao cấp lý luận chính trị – hành chính, quy định điều kiện đào tạo cán bộ, công chức sau đại học đã không tính đến những đặc điểm khác biệt của nam và nữ. Từ đó có những chính sách điều chỉnh, phù hợp với thời điểm và điều kiện có thể của phụ nữ, tạo cơ hội cho nữ đi đào tạo…
Hiện thực hóa quyền tham chính của phụ nữ
Để hiện thực hóa quyền tham chính của phụ nữ rất cần sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị với những giải pháp đồng bộ như:
Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân, kể cả lãnh đạo các cấp, các ngành về bình đẳng giới; hoàn thiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới về tuổi nghỉ hưu, về bầu cử, về chính sách cán bộ, về hệ thống chỉ tiêu (bảo đảm tính pháp lý, ràng buộc của các chỉ tiêu, thay cụm từ “phấn đấu đạt được” bằng cụm từ “yêu cầu đạt được”. Bên cạnh đó cần phát huy nội lực của phụ nữ; phát triển những dịch vụ xã hội nhằm giảm nhẹ công việc gia đình, tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ tiếp cận mọi nguồn lực để phát triển và tham gia chính trị; tăng cường trách nhiệm và cải tiến cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan: Bộ Nội vụ, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, Hội LHPNVN trong đề xuất chính sách cán bộ và giám sát thực hiện chính sách bình đẳng giới.
Lan Hương
Theo PNVN
Đồng chí Hoàng Văn Thụ - Người chiến sĩ Cộng sản kiên trung
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh: Hội thảo là dịp để chúng ta tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu làm rõ thêm về cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang, tấm gương hy sinh anh dũng và những cống hiến to lớn của đồng chí Hoàng Văn Thụ đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc...
Ngày 3/11, tại tỉnh Lạng Sơn, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh ủy Lạng Sơn, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học "Đồng chí Hoàng Văn Thụ - Nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng, người con ưu tú của quê hương Lạng Sơn". Hội thảo là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Hoàng Văn Thụ.
Các đồng chí: Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận trung ương; Lâm Thị Phương Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn; Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đồng chủ trì Hội thảo.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận trung ương phát biểu đề dẫn Hội thảo. (Ảnh: TTXVN)
Khai mạc Hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Lâm Thị Phương Thanh nêu rõ: Cuộc đời và những cống hiến của đồng chí Hoàng Văn Thụ đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc gắn liền với một thời kỳ vô cùng khó khăn, gian khổ của cách mạng Việt Nam - thời kỳ gây dựng thành lập Đảng, phát triển tổ chức đảng, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc; luôn thu hút sự quan tâm, tìm hiểu của các nhà khoa học, các nhà lịch sử, của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn. Đồng chí Hoàng Văn Thụ luôn có vị trí, vai trò và công lao đặc biệt quan trọng đối với Đảng bộ và phong trào cách mạng tỉnh Lạng Sơn.
Phát biểu đề dẫn, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh: "Hội thảo là dịp để chúng ta tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu làm rõ thêm về cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang, tấm gương hy sinh anh dũng và những cống hiến to lớn của đồng chí Hoàng Văn Thụ đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc; đồng thời làm sâu sắc những phẩm chất đạo đức cao đẹp, ý chí cách mạng kiên cường, mẫu mực của người đảng viên cộng sản Hoàng Văn Thụ; góp phần vào công tác tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trọn đời vì nước, vì dân của đồng chí Hoàng Văn thụ để các thế hệ hôm nay học tập và noi theo".
Đồng chí Hoàng Văn Thụ có tên khai sinh là Hoàng Ngọc Thụ, sinh ngày 4/11/1909 trong một gia đình nông dân dân tộc Tày có truyền thống yêu nước và hiếu học ở thôn Phạc Lạn, tổng Nhân Lý, châu Văn Uyên (nay là thôn Nhân Hòa, xã Hoàng Văn Thụ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn).
Năm 1926, đang học tại trường tiểu học Pháp - Việt Lạng Sơn, đồng chí Hoàng Văn Thụ đã cùng nhiều học sinh trong lớp tham gia tổ chức lễ truy điệu nhà yêu nước Phan Châu Trinh và lập ra nhóm "Thanh niên yêu nước" ở Lạng Sơn. Năm 1929, đồng chí Hoàng Văn Thụ được kết nạp vào Đông Dương Cộng sản Đảng và hoạt động cách mạng ở nhiều nơi trong nước và ngoài nước. Tháng 9/1939, đồng chí được phân công làm Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ; trên cương vị này, đồng chí đã có những chỉ đạo quan trọng, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng của các địa phương ở Bắc Kỳ phát triển đi lên một bước. Ngày 24/5/1944, đồng chí Hoàng Văn Thụ hy sinh trước mũi súng quân thù. Tên tuổi, sự nghiệp, công lao, sự hy sinh cống hiến của đồng chí trở thành tấm gương sáng cho nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân học tập, noi theo.
Tại Hội thảo, các tham luận đều khẳng định vai trò của đồng chí Hoàng Văn Thụ trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; ảnh hưởng của truyền thống quê hương, gia đình đối với tư tưởng yêu nước, cách mạng của đồng chí Hoàng Văn Thụ...
Các đồng chí chủ trì Hội thảo (ảnh: TTXVN)
Phát biểu kết luận, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng đánh giá, với nhiều góc độ, Hội thảo đã phản ánh, phác họa nên chân dung đồng chí Hoàng Văn Thụ với những đóng góp trên các lĩnh vực, các địa bàn hoạt động cách mạng trong và ngoài nước.
Thành công của Hội thảo không chỉ góp phần làm sâu sắc, sáng rõ hơn cuộc đời hoạt động cách mạng phong phú, phẩm chất cách mạng kiên cường và tấm gương đạo đức cách mạng mẫu mực, sáng trong như ngọc của đồng chí Hoàng Văn Thụ mà còn thể hiện niềm thành kính, tri ân những cống hiến của đồng chí Hoàng Văn Thụ đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và quê hương Lạng Sơn; qua đó, đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hôm nay; góp phần động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân hăng hái thi đua ái quốc, thiết thực đóng góp vào vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
Minh Châu
Theo ĐCSVN
Hà Tĩnh bế giảng lớp bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý Chiều 20/10, tại Trường Chính trị Trần Phú, Tỉnh ủy Hà Tĩnh phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức lễ bế giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Trần Thế...