Giải pháp ngăn chặn tình trạng nuôi động vật hoang dã làm thú cưng
Ngày 28/9, tại Hà Nội, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Tổ chức Động vật châu Á (AAF) và Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á (ATP) phối hợp tổ chức tọa đàm trực tuyến chủ đề “Khi động vật hoang dã là thú cưng” nhằm ngăn chặn tình trạng nuôi động vật hoang dã làm thú cưng trái pháp luật.
Cán bộ Hạt Kiểm lâm Châu Đức – Bà Rịa kiểm tra cơ sở gây nuôi động vật hoang dã cầy vòi hương tại thôn Tân Ơhú, xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức để chuẩn bị làm hồ sơ quản lý. Ảnh minh họa: Hoàng Nhị/TTXVN
Tọa đàm được tổ chức trong khuôn khổ Dự án “Cùng lên tiếng bảo vệ các Hệ sinh thái vì Thiên nhiên và Con người” do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) điều phối thực hiện.
Đánh giá về tác động từ trào lưu nuôi thú cưng, trường hợp loài rùa, bà Nguyễn Thu Thủy, đại diện Chương trình bảo tồn Rùa châu Á cho biết, trong những năm gần đây tại Việt Nam, nuôi thú cưng là động vật hoang dã đang dần trở nên phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ. Trào lưu này đã được cảnh báo, gây ra nhiều rủi ro không chỉ cho động vật được nuôi, người nuôi mà còn đối với môi trường sinh thái.
Thực tế, hơn 70% bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi ở người có nguồn gốc từ động vật, đặc biệt việc tiếp xúc gần với các loài động vật hoang dã là thú cưng này còn gây những rủi ro đối với sức khỏe của không chỉ người nuôi mà còn với cộng đồng xung quanh. Với loài rùa, thực tế, đã có những ghi nhận trẻ em có thẻ tiếp xúc với mầm bệnh trên cơ thể rùa qua cầm nắm, thậm chí ôm ấp, vô ý bỏ vào miệng. Theo thống kê, bệnh truyền nhiễm do nhóm vi khuẩn Salmonella spp trên mai và da của rùa có thể gây bệnh thương hàn, tiêu chảy, sốt… thậm chí tử vong.
Bên cạnh đó, việc nuôi thú cưng còn tác động tới quần thể loài và hệ sinh thái như: Đe dọa loài tới sự tuyệt chủng nhiều loài do thu thập cả rùa con, săn bắt các loài quý hiếm có số lượng ngoài tự nhiên ít, loài khó tồn tại và sinh sản trong môi trường nuôi nhốt; đẩy một số loài trở thành ngoại lai; phát tán dịch bệnh cho các loài bản địa, tăng áp lực và khó khăn đối với công tác bảo vệ thiên nhiên và bảo tồn loài… Đại dịch COVID-19 với nguồn gốc được nghi ngờ lây nhiễm từ động vật sang người có thể là một hồi chuông cảnh tỉnh sâu sắc nhất. Chưa kể, thực tế cũng đã ghi nhận một số loài động vật hoang dã tấn công người, gây ra những thương tổn khó lường trước.
Bàn về việc nuôi động vật hoang dã làm thú cưng – nhìn từ góc độ phúc lợi động vật, anh Nguyễn Tam Thanh, đại diện Quỹ Động vật châu Á cho rằng, mua bán thú nuôi hoang dã đang là một trong những lý do khiến hoạt động buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp trở thành mối đe dọa lớn đối với đa dạng sinh học và là mối đe dọa trực tiếp lớn thứ hai đối với sự sinh tồn của các loài, chỉ sau việc môi trường sống ngoài tự nhiên của chúng bị phá hủy. Bởi lẽ, nhu cầu nuôi động vật hoang dã sẽ thúc đẩy nhu cầu săn bắt và buôn bán các loài này, đẩy các loài hoang dã tới sự suy giảm loài và có nguy cơ tuyệt chủng.
Ngoài ra, việc nuôi động vật hoang dã cũng gây ra nhiều rủi ro cho loài động vật bị nuôi nhốt do nhu cầu khác biệt về dinh dưỡng, điều kiện sinh sống và yếu tố tâm lý… Nhiều động vật bị chết trước khi tới nơi tiêu thụ do săn bắt, vận chuyển, nhốt giữ trong điều kiện tồi tệ; tổn thương về thể chất và tinh thần; bị loại bỏ khi người nuôi không muốn tiếp tục nuôi nữa; bị tiêu hủy khi không có nơi tiếp nhận; bị lai tạp giữa các loài; rùa có quá trình trao đổi chất chậm, vì vậy quá trình phục hồi cũng diễn ra rất chậm….
Video đang HOT
Tại tọa đàm, các chuyên gia cũng thảo luận các vấn đề chính như: Rủi ro sức khỏe khi động vật hoang dã là thú cưng; khía cạnh pháp lý trong vấn đề nuôi động vật hoang dã là thú cưng; tác động đối với vấn đề bảo tồn động vật hoang dã; phúc lợi động vật. Trong đó, các chuyên gia đã đề cập tới các giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng nuôi động vật hoang dã làm thú cưng trái pháp luật như: cần có luật rõ ràng và thực thi dựa trên bằng chứng cụ thể; đẩy mạnh quản lý, xây dựng những chính sách dựa trên dữ liệu trong nước và thế giới; thúc đẩy hợp tác, gắn kết giữa các bên; chia sẻ trách nhiệm, hợp tác liên ngành; tăng cường đào tạo và truyền thông để thay đổi tư duy, hành vi về bảo vệ động vật hoang dã cũng như bảo vệ da đạng sinh học. Các chuyên gia cũng cho rằng, cần truyền thông mạnh mẽ hơn về việc lây truyền virus, làm kháng thuốc của động vật hoang dã tới con người trên các kênh truyền hình và mạng xã hội.
Tại sao người trẻ thích nuôi những con vật 'đáng sợ' làm thú cưng?
Không chọn chó, mèo như thường thấy mà nhiều bạn trẻ lại nuôi những con vật có vẻ ngoài đáng sợ với nhiều người như rắn, bọ cạp... làm thú cưng.
Có nhiều lý do để người trẻ thích nuôi những con vật "đáng sợ" - NVCC
Có rất nhiều lý do để người trẻ chọn những con vật mà khi nhắc đến ai cũng phải rùng mình khiếp sợ làm thú nuôi. Đó là vì độc lạ, ít tốn công chăm sóc... nhưng lý do lớn nhất có lẽ là lòng yêu thương động vật.
Tình yêu động vật khác với tình yêu thú cưng!
Nhiều năm chăm sóc các loài bò sát, chim...để làm thú cưng, Nguyễn Đoàn Vĩnh Xuyên, sinh viên trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết tình yêu động vật xuất phát từ những bài học của ba, khi từ nhỏ ba của Xuyên đã mua cho chàng trai này những con vật như dế, ốc mượn hồn...để chăm sóc.
"Mình quan niệm rằng tình yêu động vật khác với tình yêu dành cho thú cưng, vì những người thích thú cưng họ chỉ nuôi và chăm sóc những con có vẻ ngoài dễ thương như chó, mèo...còn người yêu động vật họ có thể nuôi bất kỳ con gì kể cả khi đó là những loài vật nhìn rất đáng sợ như côn trùng, bò sát...".
Ngày nay, với người trẻ, thú cưng không chỉ là chó, mèo - NVCC
Theo Vĩnh Xuyên việc ngắm nhìn những con "thú cưng" giúp chàng trai có đời sống tinh thần thoải mái, cảm nhận được nét đẹp đa dạng của cuộc sống dù vẻ ngoài của các con vật này trông gai góc, đáng sợ với nhiều người. "Sự lạnh lùng của chúng đầy cuốn hút cùng với việc quan sát quá trình trưởng thành, săn mồi..tập tính của chúng giúp mình bổ sung được nhiều kiến thức về sinh học" Vĩnh Xuyên chia sẻ.
Bị cuốn hút với vẻ đẹp độc lạ
Cùng sở thích nuôi những loài thú cưng "đáng sợ" như Vĩnh Xuyên, Phạm Quang Hiếu, 22 tuổi, ngụ tại đường Phạm Thế Hiển, Q.8, TP.HCM, sở hữu nhiều loài như trăn, rắn, nhện, bọ cạp...Chia sẻ với chúng tôi, Hiếu cho biết ngoài việc dễ chăm sóc còn cảm thấy bị cuốn hút với vẻ đẹp độc lạ của những loài này.
"Thức ăn của tụi nó đa phần là côn trùng hoặc các loài động vật nhỏ như chuột, nhái.. nên sẽ rất dễ kiếm. Đa phần những con vật này chỉ cần cho ăn rất ít, thường là một lần một tuần nên cũng không mất quá nhiều thời gian chăm sóc", Hiếu chia sẻ.
Chúng mang một vẻ đẹp khác biệt qua cái nhìn của những người yêu động vật - NVCC
Đam mê nuôi động vật từ bé và có 12 năm kinh nghiệm nuôi những loài thú cưng "đáng sợ" này, Nguyễn Lê Hoàng Hiếu, 28 tuổi, ngụ tại đường Trần Nhật Duật Q 1, TP.HCM đang sở hữu bộ sưu tập 10 con rắn dòng California King Snake, 3 con bò cạp châu Phi, 1 con rùa cá sấu Bắc Mỹ,...
Ngay từ bé Hoàng Hiếu đã có ước mơ xây dựng một môi trường sống tự nhiên thu nhỏ trong nhà. "Trong khoảng thời gian đi du học ở nước Úc, được tiếp xúc với cách mà con người nơi đây đối xử với các loài động vật rất văn minh, mình học được cách hiểu thiên nhiên từ đó thêm yêu quý các loài động vật", Hoàng Hiếu chia sẻ.
Học được cách hiểu thiên nhiên qua nuôi những con vật độc lạ - NVCC
Hoàng Hiếu chia sẻ thêm trước khi nuôi những loài động vật độc lạ làm thú cưng, cần có những kiến thức nhất định về tập tính, nọc độc... cũng như cần tìm hiểu và tuân thủ đúng theo công ước CITES (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp). Không nên thả những loài động vật ngoại lai ra môi trường, nên hiểu và phân biệt rạch ròi giữa động vật nuôi với động vật hoang dã.
Tuy trông đáng sợ nhưng những con thú nuôi độc lạ cũng có lúc rất đáng yêu - NVCC
Những điều cần lưu ý khi nuôi các loài côn trùng, bò sát
Thầy Hồ Văn Nhật Trường, giáo viên bộ môn sinh học, Trường Trung học thực hành Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM, cho biết cần tìm hiểu kỹ trước khi nuôi các loài côn trùng hay bò sát vì có loài sẽ mang nọc độc gây nguy hiểm, còn nếu không có thì vẫn phải rất cẩn thận vì nhóm này không thuần hóa được như chó, mèo..nên khả năng gây thương tích rất cao.
Theo thầy Trường, việc nuôi các nhóm động vật như bò sát, côn trùng...làm thú cưng cũng không gây ảnh hưởng gì đến hệ sinh thái vì thường nuôi với số lượng ít, cùng với việc do quen với môi trường nuôi nhốt nên những loài này khó mà sống trong môi trường tự nhiên.
Tuy nhiên, không được gây biến đổi gen, tác động hóa chất vào các loài động vật."Việc biến đổi gen gây bất lợi cho bản thân sinh vật vốn đã thích nghi với môi trường sống dưới tác động của chọn lọc tự nhiên qua thời gian tiến hoá lâu dài (tính nhân văn). Các đột biến phát sinh ngẫu nhiên do tiếp xúc với các chất hoá học sẽ tích lũy và di truyền dẫn đến các chủng biến dị có thể bất lợi cho hệ sinh thái và con người", thầy Trường chia sẻ.
Bên trong phòng khám chữa bệnh, châm cứu miễn phí cho chó mèo ở Hà Nội: "Ngoan, bà thương..." Trong lúc học viên đưa tay sờ huyệt trên phần thân con "Mõm Đỏ" rồi đâm kim xuống, chú chó kêu khẽ một tiếng. Bà Vân đứng bên cạnh vuốt ve nó, miệng không ngớt "ngoan, bà thương", chú chó liền nằm im để mọi người tiếp tục châm cứu. 7h30 mỗi sáng, phòng khám thú y nhỏ trong ngõ Ngô Xuân Quảng,...