Giải pháp nào để doanh nghiệp dệt may TP. Hồ Chí Minh vượt thách thức?
Để phục hồi sản xuất, xuất khẩu, doanh nghiệp dệt may TP. Hồ Chí Minh kiến nghị Chính phủ phép kéo dài các chính sách hỗ trợ đã có đến hết quý I/2023.
TP. Hồ Chí Minh là trung tâm thiết kế thời trang, trung tâm sản xuất mẫu mã, cung cấp dịch vụ, nguyên phụ liệu, công nghệ dệt may của cả nước với hàng trăm doanh nghiệp hoạt động. Trong nhiều năm qua, ngành công nghiệp dệt may của thành phố luôn đóng góp trên 10 tỷ USD giá trị kim ngạch xuất khẩu mỗi năm cho ngành dệt may cả nước. Tuy vậy, 2 năm qua, do tác động của đại dịch, ngành dệt may thành phố đã bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất.
Theo Hội Dệt may Thêu đan TP. Hồ Chí Minh, mặc dù từ đầu năm nay, với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, ngành dệt may thành phố đã từng bước phục hồi với kim ngạch xuất khẩu đạt 6,4 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2021. Nhưng kể từ đầu quý III/2022, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may thành phố lại phải đối mặt với một số thách thức mới liên quan đến lao động, thị trường và nguyên liệu đầu vào tăng cao, thiếu hụt.
Doanh nghiệp dệt may TP. Hồ Chí Minh đang đối mặt với nhiều thách thức sau đại dịch
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương bên lề Hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì ngày 11/8, ông Phạm Văn Việt – Phó Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean cho biết: Căng thẳng xung đột Nga – Ukraina cùng lạm phát tăng cao đã khiến sức mua tại 2 thị trường xuất khẩu chủ lực của dệt may thành phố là EU, Mỹ giảm mạnh. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu chưa phục hồi và vấn đề mất cân đối lao động đang là thách thức không nhỏ với doanh nghiệp.
Trong bối cảnh đó, để chủ động thích ứng và tạo đòn bẩy giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, ông Việt kiến nghị Chính phủ cho phép kéo dài các chính sách hỗ trợ đã có đến hết quý I/2023. Cụ thể là tiếp tục được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ. Lý do, việc dừng cơ cấu nợ theo Thông tư 14/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước từ ngày 1/7/2022 đã làm mất cân đối dòng tiền của doanh nghiệp dệt may, bởi các đơn hàng thường được sản xuất trong thời gian từ 3-6 tháng. Nếu dừng cơ cấu nợ đến hạn sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, ông Việt cũng đề xuất xây dựng cơ chế tín dụng đặc thù để khuyến khích doanh nghiệp đột phá trong việc đầu tư, ứng dụng công nghệ 4.0 và chuyển đổi số; đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ để tạo ra hệ sinh thái tương tác, tích hợp giữa các loại hình hoạt động khác nhau.
Video đang HOT
Đặc biệt, theo ông Việt, phải cấp thiết hình thành hệ sinh thái và Trung tâm thời trang tại TP. Hồ Chí Minh với các chức năng chính gồm đào tạo thiết kế; trưng bày nguyên phụ liệu; quảng bá, tiêu thụ sản phẩm dệt may; bảo tàng và trình diễn thời trang. Có như vậy mới giúp gia tăng chuỗi giá trị, phát triển công nghiệp thời trang Việt Nam, đồng thời tạo điểm nhấn để thu hút khách du lịch, kéo theo sự phát triển của các ngành thương mại, dịch vụ, logistics..
Ngoài ra, doanh nghiệp may thành phố còn kiến nghị Chính phủ tiếp tục hoàn chỉnh khung pháp lý, minh bạch thị trường, kiện toàn các chính sách kinh tế vĩ mô để từ đó tạo thêm nguồn lực cho doanh nghiệp dệt may phục hồi sản xuất, tăng tốc thực hiện những đơn hàng cuối năm.
VNDIRECT: Hầu hết giá cổ phiếu của dệt may hiện đang gần với giá trị hợp lý, động lực tăng trưởng đến từ nhiều dự án khu công nghiệp
VNDIRECT cho rằng hầu hết giá cổ phiếu của dệt may hiện đang gần với giá trị hợp lý và nhà đầu tư nên có chọn lọc, tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp đầu ngành và có kế hoạch mở rộng công suất nhà máy trong 2022-25.
Nhiều mã cổ phiếu dệt may tăng mạnh
Theo phân tích mới đây từ Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công thương), năm 2021, ngành dệt may Việt Nam đã về đích với 39 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 11,2% so với năm 2020, tương đương với thời điểm trước dịch (năm 2019). Nhiều doanh nghiệp dệt may có KQKD tăng trưởng ấn tượng: Theo ước tính của VNDIRECT, tổng doanh thu Q4/21 của các công ty dệt may niêm yết tăng 24,1% svck, trong khi LN ròng của ngành tăng 57,0% svck trong Q4/21, cao hơn 82,0% so với Q3/21. Các doanh nghiệp có mức tăng trưởng LN ấn tượng phải kể đến ADS ( 303,2% svck), VGT ( 161,4% svck) và STK ( 92,9% svck).
So với thời điểm dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát (tháng 7/2021), nhiều mã cổ phiếu dệt may bật tăng mạnh, TNG ( 131,76%), EVE ( 62,62%), MSH ( 64,62%), VGT ( 80,85%), ADS ( 76,1%), STK ( 66,15%).
Mức tăng trưởng này đến từ sự phục hồi trong Quý IV/2021, sau thời gian dài ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội trong Quý III/2021. Xuất khẩu vải và hàng may mặc trong Quý IV/2021 tăng 21,6% svck lên 9,5 tỷ USD.
Nguồn: MOIT, VNDIRECT Research
Hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
Việt Nam còn được hưởng lợi từ việc dịch chuyển các đơn hàng vải, may mặc và xơ sợi từ Trung Quốc do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Tháng 12/2021, tổng thống Joe Biden ký sắc lệnh cấm nhập khẩu sợi từ Tân Cương (Trung Quốc), VNDIRECT kỳ vọng các doanh nghiệp sản xuất sợi như ADS, STK,VGT được hưởng lợi từ miếng bánh Tân Cương. Đặc biệt, trong năm 2021, Việt Nam đã vượt qua Hàn Quốc, trở thành nước xuất khẩu xơ sợi lớn thứ 6 trên thế giới, với tổng giá trị xuất khẩu sợi đạt 5,6 tỷ USD vào năm 2021 ( 50,8% svck).
Nguồn: MOIT, VNDIRECT Research
Thị trường mỹ và EU phục hồi
Hiện tại, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam. Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ tháng 01/2022 đạt 1,85 tỷ USD, tăng 2% so với tháng 12/2021 và tăng 42% so với tháng 01/2021.
Theo Liên đoàn Dệt may Châu Âu (Euratex), ngành dệt may EU tiếp tục chứng kiến sự phục hồi sau COVID-19. Cụ thể, giá trị sản lượng dệt may đã trở lại mức trước đại dịch vào cuối T11/ 2021.
Thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã nhận được các đơn hàng đến quý III/2022, tỷ lệ tiêm chủng vaccine của cả nước đạt hơn 81% giúp các doanh nghiệp có thể đảm bảo nguồn cung lao động, hoạt động tối đa công suất.
Thị trường xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam
VNDIRECT kỳ vọng cho thuê bất động sản KCN sẽ là động lực tăng trưởng doanh thu chính của một số công ty dệt may trong năm 2022
Các doanh nghiệp dệt may như GIL, ADS, TCM, TNG đã mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực bất động sản (BĐS) và BĐS khu công nghiệp. VNDIRECT kỳ vọng mảng kinh doanh mới sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì tăng trưởng lợi nhuận trong giai đoạn 2022-25.
VNDIRECT cho rằng hầu hết giá cổ phiếu của dệt may hiện đang gần với giá trị hợp lý và nhà đầu tư nên có chọn lọc, tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp đầu ngành và có kế hoạch mở rộng công suất nhà máy trong 2022-25.
VNDIRECT lựa chọn 2 doanh nghiệp STK và MSH vì tiềm năng tăng trưởng từ các dự án Unitex và SH10. Cụ thể, VNDIRECT kỳ vọng lợi nhuận STK sẽ tăng 90,4% svck trong năm 2021 và đạt CAGR 37,0% trong giai đoạn 2021-23. Phân khúc sợi tái chế trong năm 2022 sẽ đặc biệt hưởng lợi từ sự phục hồi nhu cầu của thị trường nội địa và tình hình thiếu điện ở Trung Quốc. Nhà máy Unitex giai đoạn 1 sẽ đi vào hoạt động thương mại trong Q1/23 nâng tổng sản lượng tiêu thụ trong năm dự kiến đạt 76.800 tấn/năm để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với sợi tái chế và sợi nguyên sinh.
Đối với MSH, VNDIRECT kỳ vọng doanh nghiệp sẽ tiếp tục duy trì triển vọng tích cực trong 2022-2023 nhờ lượng đơn đặt hàng từ các khách hàng Mỹ tăng trở lại và nhà máy SH10 sẽ giúp doanh thu FOB tăng trưởng 15%/20% svck trong 2022/23. MSH đã bán các khoản phải thu từ New York & Company với giá trị thu hồi là 80 tỷ đồng.
Giải pháp giúp doanh nghiệp sớm phục hồi sản xuất sau giãn cách Chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh gắn với phục hồi sản xuất, kinh doanh đang tạo thuận lợi để các doanh nghiệp từng bước khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh sau thời gian dài giãn cách theo Chỉ thị 16 để phòng, chống dịch COVID-19. Công nhân làm việc trong ngày đầu thực...