Giải pháp nào để đẩy lùi stress?
Stress đã trở thành một căn bệnh của xã hội hiện đại. Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất lẫn tinh thần.
Stress thường được biểu hiện ra về mặt cảm xúc như: khó chịu, cảm thấy căng thẳng hay lo lắng, hoặc cảm giác buồn bã, chán nản, thờ ơ… Đồng thời, được thể hiện bằng hành vi: nổi cáu, bực bội hay nóng tính đau đầu và đau các cơ bắp bỗng trở nên vô lý khi đưa ra quyết định và muốn sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá để “giải tỏa”.
Trong trường hợp stress kéo dài, nhiều người còn phải đối mặt với những vấn đề nguy hiểm hơn về sức khỏe như: đau tim, tăng huyết áp, trầm cảm, mắc chứng đau nửa đầu, suy giảm hệ miễn dịch, bị đau dạ dày và mất ngủ triền miên.
Không chỉ là căn bệnh mà Stress còn là nguyên nhân của nhiều vấn đề sức khỏe…
Nguyên nhân gây ra Stress rất đa dạng, vì vậy việc đưa ra các giải pháp điều trị phải căn cứ vào tình hình thực tế của người bệnh. Hiện nay, có 2 liệu pháp được áp dụng phổ biến là: liệu pháp tâm lý & liệu pháp dược phẩm dinh dưỡng:
Video đang HOT
Liệu pháp tâm lý (Tâm lý trị liệu) là một hệ thống các kỹ thuật tâm lý được áp dụng nhằm cải thiện sức khỏe tinh thần, cải thiện các vấn đề cảm xúc và hành vi của các cá nhân dưới sự hướng dẫn của của những “nhà trị liệu”. Hệ thống này gồm một số liệu pháp cụ thể như: Liệu pháp tâm thần”Tự biết mình đang được khuyến cáo” Liệu pháp tâm thần hỗ trợ, là tác động làm giảm các triệu chứng bằng trấn an Các phương pháp thư giãn như thiền, trầm tư,… một vài bệnh nhân có thể dùng phương pháp thôi miên làm tăng hiệu quả của thư giãn.
Liệu pháp dược phẩm dinh dưỡng là phương pháp sử dụng sản phẩm để tác động vào cơ thể người bệnh nhằm hỗ trợ điều trị các triệu chứng do bệnh lý gây ra, cụ thể trong trường hợp này là Stress. Hiện nay, trên thị trường có một số sản phẩm hỗ trợ điều trị Stress. Tuy nhiên, người tiêu dùng nên chọn sản phẩm được đánh giá và kiểm chứng là có khả năng để hỗ trợ điều trị stress một cách toàn diện, hiệu quả & an toàn, có thành phần chiết xuất từthảo dược, để loại trừ khả năng bị lạm dụng thuốc.
Theo Dân trí
Người bị thiếu ngủ dễ nổi cáu
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thiếu ngủ khiến bạn dễ cáu kỉnh. Ngoài ra, ngủ không đủ giấc còn làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tăng cân và nhiều bệnh khác.
Kết quả trên được đưa ra sau khi các nhà khoa học tại Trung tâm Thần kinh học và tâm thần học của Nhật Bản theo dõi tâm trạng và giấc ngủ của 14 người đàn ông và được đăng trên báo The Yomiuri Shimbun ngày 2/7.
Theo nghiên cứu này, người thiếu ngủ thường lo âu nhiều hơn và dễ nổi cáu hơn so với người ngủ đủ giấc, nguyên nhân là do não vốn dễ nhạy cảm với những thứ mà chúng ta không hài lòng khi mệt mỏi.
Được biết, nhóm nghiên cứu đã yêu cầu những người này ngủ 4 giờ/ngày trong 5 ngày liên tiếp và sau đó ngủ 8 giờ/ngày trong năm ngày tiếp theo. Đồng thời, nhóm nghiên cứu theo dõi hoạt động não của những người này trong ngày cuối cùng của hai giai đoạn thử nghiệm nói trên.
Kết quả, sau khi ngủ 4 giờ/ngày và xem các ảnh có khuôn mặt sợ hãi, vùng hạch hanh nhân (amygdala) của những người tham gia trở nên lanh lợi hơn so với lúc ngủ 8 giờ/ngày. Amygdala là một phần ở não được cho là đóng vai trò thiết yếu trong việc xử lý cảm xúc.
Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng những người có amygdala trở nên lanh lợi do thiếu ngủ có dấu hiệu trở nên lo lắng hơn, dễ nổi cáu và nhầm lẫn hơn khi được kiểm tra về mặt tâm lý.
Dấu hiệu thiếu ngủ
Không cảm thấy thèm ăn vào bữa trưa: Thiếu ngủ có thể gây ra thèm ăn nhưng cũng có thể khiến bạn không thấy đói. Đây là lý do khiến nhiều người tăng cân nhưng cũng nhiều người sụt cân khi bị mất ngủ trong thời gian dài.
Đã kiểm tra e-mail mà không nhớ: Kiểm tra mail mà không nhớ trước đó đã làm... Đó không phải là chứng rối loạn tập trung mà là vì bạn đang thiếu ngủ.
Quên chỗ để chìa khóa: Điều này chứng tỏ bộ não cần thêm giấc ngủ để tỉnh táo trở lại. Nếu không trí nhớ ngắn hạn của bạn sẽ ngày càng kém dần đi.
Nói chuyện không trọng tâm: Bạn phải gặp một đối tác quan trọng. Tuy nhiên, vì thiếu ngủ, nên dù cố gắng nói chuyện dí dỏm, mạch lạc, thì câu chuyện của bạn không bao giờ đúng trọng tâm.
Ngủ gật khi lái xe: Mắt của bạn đờ đẫn, không thể chú ý vào bất kỳ cái gì. Bạn có thể dùng thức uống chứa cafein, nhạc rock nhưng bạn chỉ chỉ tỉnh táo được một lúc. Chúng không thể giúp bạn tỉnh táo trên một chặng đường dài. Đây chính là lúc bạn cần một giấc ngủ ngon.
Cơ thể tự dưng ốm yếu: Bạn cần xem xét lại chế độ ngủ nghỉ của mình. Hệ thống miễn dịch được hồi phục và tăng cường trong giấc ngủ. Do vậy ngoài ăn những thức ăn nhằm chống lại bệnh tật, một giấc ngủ kéo dài 7 -8 tiếng cũng có thể giúp bạn lấy lại tinh thần cho một ngày mới.
Theo vietbao
7 nguy hại của việc thức đêm Cuộc sống hiện đại bận rộn, nhiều mối quan hệ, nhiều lúc bạn không tránh khỏi việc phải thức đêm để làm thêm, hoặc tiệc tùng, hi sinh sức khoẻ để đổi lấy thời gian, tiền bạc. Từ đó cũng sẽ dẫn đến một loạt các vấn đề về sức khoẻ dưới đây. 1. Ù tai, nghe không rõ Việc thiếu ngủ sẽ...