Giải pháp nào cho điện ảnh Việt sau dịch Covid-19?
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông nhận định việc kéo khán giả quay trở lại rạp chiếu phim phụ thuộc vào nhà sản xuất cùng đơn vị phát hành.
9 tháng qua, điện ảnh thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Ở trong nước, các cụm rạp đồng loạt đóng cửa, dự án phim phải dời lịch chiếu hoặc hoãn sản xuất.
Sau khi mở cửa trở lại, các hệ thống rạp chiếu phim vẫn đìu hiu, vắng bóng khán giả. Nguyên do xuất phát từ tâm lý lo ngại của người dân khi dịch bệnh chưa chấm dứt. Mặt khác, các nhà sản xuất không dám đưa phim mới ra công chiếu vì sợ rủi ro.
Vậy giải pháp nào cho điện ảnh Việt Nam thoát khỏi vòng luẩn quẩn và phục hồi hậu Covid-19?
Phim Việt phải nâng chất lượng để kéo khán giả
Sau buổi hội thảo Thúc đẩy điện ảnh Việt hậu Covid-19 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Cục Điện ảnh tổ chức hôm 21/9, các đại biểu nhận định thời gian tới là cơ hội để phim Việt chinh phục khán giả trong nước bằng chính chất lượng và nội dung của mình.
Trao đổi với Zing, ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhấn mạnh để điện ảnh Việt Nam phục hồi sau dịch Covid-19, cần có sự chung tay của nhà sản xuất và đơn vị phát hành.
Nhiều bộ phim Việt dời lịch chiếu.
Theo ông, Việt Nam có thể học hỏi bài học điển hình từ hai thị trường điện ảnh lớn của châu Á là Trung Quốc và Hàn Quốc. Cụ thể, những bộ phim giải cứu phòng vé là phim nội địa, không phải bom tấn nước ngoài.
Ở Hàn Quốc, nửa cuối tháng 6, rạp chiếu phim của xứ sở kim chi đã liên tiếp xuất hiện những kỷ lục phòng vé mới. Nhiều bộ phim như # Alive, Peninsula, Contents Panda… thu hút lượng khán giả đông đảo trong ngày đầu ra mắt. Đặc biệt, Deliver Us From Evil vượt mặt bom tấn nước ngoài ở cuộc đua phòng vé.
Trong khi đó, bộ phim The Eight Hundred được xem là cứu tinh của điện ảnh Trung Quốc chứ không phải phim bom tấn ngoại thời hậu Covid-19.
Từ những dẫn chứng kể trên, lãnh đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tin tưởng phim Việt sẽ đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc giải cứu thị trường. Đồng thời, các rạp chiếu sẽ đa dạng được nội dung và khán giả Việt sẽ được thưởng thức những bộ phim chất lượng.
“Không ai mong muốn đại dịch thay đổi hành vi và thói quen xem phim của khán giả. Do đó đây là cơ hội để các rạp chiếu, các nhà sản xuất phim giới thiệu những tác phẩm chất lượng, chương trình quảng bá điện ảnh phù hợp và kích thích nhu cầu giải trí, thói quen xem phim của khán giả nước nhà”, đại diện của Cục Điện ảnh bày tỏ.
Theo đạo diễn Phan Gia Nhật Linh, dịch bệnh đem tới thách thức lớn cho ngành điện ảnh, nhưng đồng thời mở ra những cơ hội khác. Trong mọi hoàn cảnh, vấn đề mấu chốt là nâng tầm chất lượng của các tác phẩm điện ảnh Việt Nam.
“Điều có thể kéo khán giả đến rạp xem phim vẫn phải là những bộ phim hay, khiến công chúng được vui, buồn, cười và khóc, được cảm nhận tình yêu, nỗi sợ hãi, được hét lên hay ôm chầm lấy ai đó. Những nhà làm phim như chúng tôi vẫn đang và sẽ tiếp tục tạo nên những bộ phim chất lượng đem đến cho khán giả những trải nghiệm đáng nhớ đó, cho dù có dịch bệnh hay không”, ông khẳng định.
Cần sự vào cuộc của Nhà nước
Ngoài nhà sản xuất, đơn vị phát hành là những người đồng hành trong công cuộc đưa điện ảnh Việt thoát khỏi tình thế tiến thoái lưỡng nan. Về phía hệ thống rạp chiếu phim CGV, đơn vị này khẳng định sẽ hỗ trợ 100% cho các phim Việt ra mắt trong bối cảnh hiện tại.
Các nhà rạp như Galaxy, BHD cũng sẽ chung tay và có các hành động cụ thể để thuyết phục các nhà sản xuất lẫn khán giả trong việc đưa phim Việt sớm quay lại. Tuy nhiên, những phương án cụ thể về giảm phí phát hành, phân chia tỷ lệ, hỗ trợ quảng cáo giữa hai đơn vị nhà phát hành và sản xuất còn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Rạp phim vắng khách sau ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Theo đạo diễn, nhà sản xuất Nguyễn Hữu Tuấn, trong công cuộc giải cứu phim Việt hậu Covid-19, các cơ quan nhà nước cần có những chính sách kịp thời trong việc tạo ra không gian thưởng thức nghệ thuật an toàn cho khán giả và chia sẻ gánh nặng kinh tế với nhà sản xuất, phát hành.
“Câu hỏi nan giải đặt ra: các nhà rạp có thể chịu thiệt đến đâu và Nhà nước sẵn sàng hỗ trợ thiết thực cho phim Việt đến mức nào?”, ông nói.
Trên thế giới, khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều nước đã ban hành các chính sách để hỗ trợ cho ngành công nghiệp văn hóa – nghệ thuật, trong đó có điện ảnh. Cụ thể, Singapore chi 1,6 tỷ SGD, Anh (160 triệu bảng Anh).
Ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ từng ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất đối với doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có doanh nghiệp điện ảnh (thuộc lĩnh vực hoạt động sáng tác nghệ thuật và giải trí, hoạt động chiếu phim).
Tuy nhiên, trên thực tế, các rạp chiếu phim đã đóng cửa từ tháng 4. Đến đầu tháng 5, các hệ thống rạp chiếu tái khởi động trong tình trạng vắng khách. Vì vậy, việc hỗ trợ giãn thuế VAT năm 2020, thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019 và các tháng đầu năm 2020 không hỗ trợ được nhiều.
Hôm 16/4, trước những khó khăn của ngành công nghiệp điện ảnh, Hiệp hội phát hành và phổ biến phim Việt Nam đã gửi công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ, xem xét miễn thuế VAT 2020, hoãn nộp thuế thu nhập cá nhân đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, phát hành và chiếu phim.
Sau 5 tháng kêu cứu, các cơ quan nhà nước vẫn chưa có hành động cụ thể để kích cầu cho điện ảnh Việt Nam phát triển, thoát khỏi những khó khăn bủa vây hậu Covid-19.
Người đứng sau những thây ma cử động
Biên đạo múa là thành phần không thể thiếu đối với các bộ phim xác sống. Họ sẽ hướng dẫn các diễn viên thể hiện hình ảnh zombie một cách chân thực thông qua chuyển động cơ thể.
Trong những năm gần đây, phim zombie của Hàn Quốc giành được khá nhiều sự chú ý từ khán giả nhờ vào thành công của Kingdom hay các bộ phim điện ảnh như Dạ quỷ, Train to Busan, #Alive và mới đây nhất là Peninsula.
Trailer Peninsula
Theo Korea JoongAng Daily, ngoài kịch bản, diễn xuất của các ngôi sao chính, phần thể hiện (chuyển động cơ thể, điệu bộ, cử chỉ...) của các xác sống ở loạt phim trên cũng là yếu tố cần được quan tâm. Để zombie sinh động và có hồn, bên cạnh việc hóa trang, ê-kíp sản xuất còn cần đến một biên đạo múa. Họ sẽ là người sáng tạo và tính toán tất cả động tác của binh đoàn thây ma.
"Vũ điệu" của zombie
Run rẩy, duỗi tay về phía trước, uốn cong chân, uốn cong phần thân trên, chộp lấy tay nắm cửa, rồi lại run rẩy dữ dội hơn - đó là loạt hành động đòi hỏi cơ thể linh hoạt, mềm dẻo mà một zombie có tên Sang Chul (Lee Hyun Wook) đã thực hiện lúc xâm nhập vào nhà của nhân vật Joon Woo (Yoo Ah In) trong phim #Alive.
Nam diễn viên Lee Hyun Wook không thể mường tượng ra mọi bước đi và chuyển động cơ thể cho nhân vật của mình. Ye Hyo Seung - một vũ công dày dặn kinh nghiệm - chính là "cha đẻ" của "vũ điệu" đó. Yoo Ah In đã phát hiện ra tài năng của Ye Hyo Seung khi thưởng thức một buổi biểu diễn của anh. Sau đó, tài tử giới thiệu chàng vũ công họ Ye với đạo diễn Cho Il Hyung.
Ye Hyo Seung là "cha đẻ" của các "vũ điệu zombie" ở #Alive.
Tuy là lần đầu tiên làm biên đạo cho các diễn viên đóng vai xác sống ở #Alive, song Ye Hyo Seung tỏ ra khá tự tin. Điều này xuất phát từ kiến thức và kinh nghiệm làm việc của anh.
Ye Hyo Seung từng theo học chuyên ngành nhảy hiện đại và hiện là người đứng đầu Blue Poet Dance Theater. Trước đó, anh từng làm việc liên quan đến múa và ba lê tại Bỉ, Pháp. Anh còn từng tham gia biên đạo cho lễ bế mạc Thế vận hội Mùa đông Sochi (2014).
Ye Hyo Seung đã dành rất nhiều thời gian nghiên cứu và thiết kế ra "vũ điệu" riêng cho binh đoàn xác sống ở #Alive.
"Vũ điệu đó chính là bước đầu tiên để khán giả chìm đắm vào câu chuyện", anh nói. Theo chàng vũ công này, bí quyết quan trọng để các zombie có thể có được những bước đi, chuyển động mượt mà và chân thực là kiểm soát hơi thở.
Yoo Ah In đã tìm ra một biên đạo tài năng cho binh đoàn xác sống trong bộ phim của mình.
Ye Hyo Seung thuật lại các động tác cơ bản của quá trình biến thành zombie: "Đầu tiên, hơi thở của bạn (các diễn viên hóa thân thành xác sống) phải trở nên nặng nề như thể các tế bào dị thường trong cơ thể đang va đập vào nhau. Sau đó, bạn phải run rẩy dữ dội. Cuối cùng, cơ thể phải vặn vẹo, gập hoặc xoắn lại một cách dị thường. Chỉ khi bạn đi theo đúng trình tự này, cả quá trình biến đổi mới có thể trở nên tự nhiên".
Trong số hàng trăm xác sống xuất hiện ở #Alive, có khoảng 10 zombie được trao cho vai trò trung tâm. Theo đó, 10 diễn viên tương ứng sẽ tiếp nhận khóa huấn luyện kéo dài khoảng một tháng. Trong quãng thời gian ấy, họ phải học cách chuyển động sao cho giống một thây ma.
Ye Hyo Seung đã tham khảo nhiều tài liệu và xem hàng chục bộ phim kinh dị, xác sống để hoàn thành nhiệm vụ sáng tạo "vũ điệu" cho các thây ma ở #Alive. Nếu như nhiều tác phẩm khác chủ yếu để binh đoàn zombie "tung hoành" dưới màn đêm thì thời gian hoạt động của xác sống ở #Alive đa phần là vào ban ngày. Do đó, động tác, cử chỉ, điệu bộ của các thây ma càng phải chuẩn chỉnh và rõ ràng, không thể làm qua loa.
Tùy vào từng tình huống, các zombie sẽ được hướng dẫn "vũ điệu" phù hợp.
Tùy vào từng tình huống, Ye Hyo Seung sẽ nghĩ ra "vũ điệu" phù hợp cho các zombie.
Biên đạo múa - nhân vật không thể thiếu phía sau các zombie
Không chỉ #Alive, nhiều bộ phim xác sống khác cũng chiêu mộ biên đạo múa riêng cho các zombie. Jeon Young là biên đạo quen mặt với nhiều đạo diễn phim xác sống, cũng là người dẫn đầu trào lưu tạo nên "thây ma kiểu Hàn". Tài năng của Jeon đã được chứng minh qua loạt tác phẩm như Train to Busan của đạo diễn Yeon Sang Ho hay Rampant của đạo diễn Kim Sung Hoon.
Bằng những "vũ điệu" đặc biệt, có sự tính toán tỉ mỉ, Jeon Young cùng với một biên đạo dày dặn kinh nghiệm khác là Park Jae In đã góp phần tạo nên sức hút, sức lan tỏa trên toàn cầu cho bom tấn truyền hình của Netflix - Kingdom.
Biên đạo múa là người không thể thiếu trong quá trình tạo nên những zombie chân thực và sinh động.
Jeon còn tiếp tục góp mặt vào hậu truyện Train to Busan - Peninsula - vừa ra rạp vào hồi giữa tháng 7 với vai trò quen thuộc.
Các biên đạo múa đôi khi không chỉ đảm nhận nhiệm vụ thiết kế "vũ điệu" cho các zombie mà còn tự mình hóa thân thành một thây ma nào đó. Ye Hyo Seung - biên đạo của #Alive - đã thực hiện một số động tác do chính anh sáng tạo ra - khi được trao một vai quần chúng (xác sống) trong phim.
Tại sao zombie trong các bộ phim truyền hình và điện ảnh Hàn Quốc lại có 'vũ đạo' giống hệt như K-Pop? Trái với suy nghĩ của nhiều người, vũ đạo không chỉ quan trọng đối với ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc - nó còn là một phần của ngành công nghiệp phim ảnh. Hãy tưởng tượng zombie nhảy giống các idol K-Pop. Vũ đạo tuyệt vời là một trong những điểm định hình lên ấn tượng K-Pop đối với khán giả trên...