Giải pháp hoàn thiện năng lực tác chiến cho Hải quân VN
Tàu khu trục nhỏ Đề án 1135.6 là sự lựa chọn khả thi để thay thế cho tàu hộ tống săn ngầm Petya-II/III cũng như hoàn thiện năng lực tác chiến của Hải quân Việt Nam.
Chiến tranh hải quân hiện đại đang trở thành một xu hướng chủ đạo trong các cuộc xung đột vũ trang hiện tại và tương lai. Với một đất nước có đường bờ biển dài như Việt Nam thì việc xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh có ý nghĩa sống còn trong việc bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Tàu hộ tống săn ngầm Petya không còn phù hợp với chiến tranh hải quân hiện đại.
Trong biên chế Hải quân Việt Nam hiện nay, loại tàu chiến mặt nước duy nhất có khả năng thực hiện nhiệm vụ tác chiến chống ngầm là tàu hộ tống lớp Petya-II/III.
Tàu được thiết kế với hệ thống vũ khí chuyên dụng cho chiến tranh chống ngầm là hệ thống 5 phóng ngư lôi đường kính 400mm đối với tàu Petya-II, 3 ống phóng ngư lôi 533mm với tàu Petya-III. Vũ khí khác trên tàu bao gồm 2 pháo hạm nòng kép 76mm, 2 hệ thống phóng rocket chống ngầm RBU-6000. Tuy nhiên, xu hướng phát triển tàu chiến trên thế giới đã chuyển sang phát triển các tàu chiến có khả năng đa nhiệm chứ không còn tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể như trước.
Petya-II/III có thể coi là tàu chiến duy nhất đang hoạt động với vai trò chống ngầm chuyên dụng. Tuy vậy thì khả năng chống ngầm của Petya-II/III cũng không được đánh giá cao.
Tàu khu trục nhỏ Đề án 1135.6 gần như lấp đầy tất cả các lỗ hỗng trong năng lực tác chiến của Hải quân Việt Nam.
Để hoàn thiện năng lực tác chiến chống ngầm, nâng cao hiệu quả hoạt động cho tàu ngầm Kilo, Việt Nam cần trang bị các tàu khu trục nhỏ có khả năng tác chiến chống ngầm mạnh mẽ.
Đối với vấn đề hoàn thiện năng lực tác chiến của Hải quân Việt Nam thì tàu khu trục nhỏ Đề án 1135.6 được xem là một sự lựa chọn hợp lý. Đề án 1135.6 được phát triển sửa đổi từ tàu khu trục nhỏ lớp Krivak-III của Hải quân Nga cho Ấn Độ còn được biết đến với tên gọi tàu khu trục nhỏ lớp Talwar.
Tàu được thiết kế để thực hiện một loạt các nhiệm vụ khác nhau như: Tuần tra, tác chiến chống tàu nổi, phòng không và chiến tranh chống ngầm, hỗ trợ chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ.
Video đang HOT
Tàu khu trục nhỏ Đề án 1135.6 được trang bị hệ thống điện tử hỗn hợp Nga – Ấn, cảm biến chính của tàu là radar giám sát và tìm kiếm mục tiêu Fregat M2EM 3D được gắn ở trên đỉnh cột buồm. Radar này có phạm vi tìm kiếm mục tiêu khoảng 300 km. Nhiệm vụ của radar này là phát hiện các mục tiêu đường không, các mục tiêu bay thấp, các mục tiêu trên mặt nước, xác định trạng thái của mục tiêu.
Tàu khu trục nhỏ Đề án 1135.6 lớp Talwar trong biên chế Hải quân Ấn Độ đang phóng rocket chống ngầm trong một cuộc diễn tâp. Lớp tàu khu trục nhỏ này có khả năng công thủ toàn diện.
Phối hợp cùng với Fregat là radar 3Ts-25E Garpun-B. Radar này hoạt động ở băng tần I radar có khả năng hoạt động ở 2 chế độ chủ động và thụ động cho việc tìm kiếm và phát hiện mục tiêu mặt nước tầm xa.
Ở chế độ chủ động, phạm vi tìm kiếm mục tiêu của radar khoảng 250 km, ở chế độ thụ động phạm vi tìm kiếm lên đến 450 km. Radar này được bố trí ở phía sau boong tàu.
Ngoài ra, hai bên đỉnh cột buồm còn được trang bị radar dẫn đường MR-212 và radar giám sát tầm ngắn Kelvin Hughes Nucleus-2 6000A. Tàu được trang bị hệ thống dẫn hướng quán tính Ladoga-ME-11356. Tàu khu trục nhỏ lớpTalwar được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tích hợp 5P-10E Puma, hệ thống này có khả năng tham chiến với 4 mục tiêu cùng lúc.
Tàu được trang bị hệ thống chiến tranh điện tử tích hợp TK-25-E5. Hệ thống phóng mồi bẫy PK-10 cùng 4 hệ thống phóng KT-216. Với nhiệm vụ chiến tranh chống ngầm, tàu được trang bị hệ thống định vị thủy âm APSOH gắn ở phần đáy mũi tàu. Ngoài ra, nhiệm vụ săn ngầm còn được sự hỗ trợ của sát thủ săn ngầm KA-28.
Tàu được vũ trang 1 pháo hạm A-190E 100mm. Pháo có tốc độ bắn tối đa 60 phát/phút với tầm bắn tối đa 15,2 km. Đuôi tàu được trang bị 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần tích hợp pháo – tên lửa Kashtan cho nhiệm vụ đánh chặn.
Tàu khu trục nhỏ lớp Talwar xuất khẩu cho Ấn Độ sử dụng tên lửa chống hạm 3M54E Club-N có đơn giá khoảng 350 triệu USD. Nếu sử dụng tên lửa BrahMos đơn giá tăng lên khoảng 530 triệu USD.
Về đối không, tàu được trang bị 1 hệ thống hải đối không đa kênh Shtil với bệ phóng 3S-90 được đặt ngay phía sau pháo chính. Hệ thống sử dụng đạn tên lửa 9M317, NATO định danh SS-N-12, tầm bắn tối đa 50 km. Cơ số đạn tên lửa mang theo 24 quả được nạp tự động bằng một cánh tay từ ổ quay chứa đạn tên lửa ở phía dưới boong tàu.
Vũ khí uy lực nhất của tàu là hệ thống phóng thẳng đứng VLS sử dụng 8 đạn tên lửa chống hạm 3M54 E Club-N. Đạn tên lửa này được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp dẫn hướng quán tính và radar bán chủ động với tầm bắn 220 km, tốc độ pha cuối của tên lửa lên đến Mach-2.9.
Với nhiệm vụ chống ngầm, tàu được trang bị 2 hệ thống phóng rocket chống ngầm RBU-6000 với tầm bắn tối đa 4.300 mét độ sâu hoạt động lên đến 1.000 mét. Hai cụm phóng ngư lôi chống ngầm 533mm với 2 ống phóng/cụm sử dụng ngư lôi dẫn hướng âm thanh thụ động SET-65E/53-65KE với phạm vi hoạt động tối đa 16 km.
Tàu khu trục nhỏ Đề án 1135.6 có chiều dài 124,8 mét, rộng 15,2 mét, mớn nước 4,2 mét, lượng giãn nước tiêu chuẩn 3.800 tấn, toàn tải 4.035 tấn, thủy thủ đoàn 190 người, thời gian hoạt động liên tục không dưới 30 ngày. Hệ thống động lực trên tàu có tổng công suất 57.000 mã lực, tốc độ tối đa đạt 32 hải lý/giờ (58 km/h), phạm vi hoạt động 7.800 km.
Như vậy, tàu khu trục nhỏ Đề án 1135.6 có thể hoàn thiện năng lực phòng không cấp biên đội tàu của Hải quân Việt Nam. Nhập khẩu tàu khu trục nhỏ Đề án 1135.6 là một bước tiến quan trọng để hoàn thiện năng lực tác chiến của Hải quân Việt Nam.
Theo vietbao
Giải pháp bảo toàn sinh lực cho hạm đội của Việt Nam
Phần lớn tàu chiến của Hải quân Việt Nam đều có khả năng thực hiện phòng không trên hạm tầm thấp, tiến đến phòng không trên hạm tầm trung là giải pháp mang tính khả thi và hiệu quả nhất.
2 tàu hộ tống tên lửa hiện đại nhất Hải quân Việt Nam chỉ có thể đảm đương nhiệm vụ phòng không cho chính bản thân mỗi tàu chứ chưa đảm đương được nhiệm vụ phòng không cấp biên đội tàu.
Phòng không trên hạm có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đội hình chiến đấu trước các cuộc tấn công bằng đường không của đối phương. Trong khi đó, phòng không trên hạm chính là lĩnh vực mà Hải quân Việt Nam vẫn bị đánh giá là yếu dù loại tàu hộ tống tên lửa hiện đại nhất của Việt Nam là HQ-011 và HQ-012 được trang bị hệ thống phòng không Palma hiện đại hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Palma là hệ thống phòng không tầm thấp chỉ có khả năng cung cấp bảo vệ cho chính bản thân tàu chiến mang nó chứ không có khả năng đảm bảo phòng không cấp biên đội tàu. Đã có ý kiến cho rằng, Việt Nam nên nhập khẩu hệ thống phòng không trên hạm S-300F để tăng cường khả năng phòng không cấp hạm đội cho Hải quân Việt Nam. Tuy nhiên, việc đầu tư S-300F trong bối cảnh hiện tại là khó khăn.
Trước hết cần lưu ý rằng, S-300F là loại tên lửa hải đối không tầm xa kích thước lớn. Mặt khác các ống phóng được bố trí trên tàu chiến ở dạng ổ quay đòi hỏi không gian bên trong tàu đủ lớn để có thể chứa ống phóng và các thiết bị liên quan.
Vị trí của hệ thống phòng không tầm thấp Palma hoàn toàn có thể thay thế bằng hệ thống phòng không tầm trung trên hạm Redut.
Hệ thống S-300F chỉ phù hợp với các tàu chiến có lượng giãn nước từ 7.000 tấn trở lên. Trong biên chế Hải quân Nga, S-300F đang được sử dụng cho tuần dương hạm lớp Kirov và Slava đều là những tàu chiến có lượng giãn nước trên 10.000 tấn.
Nếu nhập khẩu S-300F thì không có một tàu chiến nào của Hải quân Việt Nam có khả năng trang bị nó trừ phi nhập khẩu thêm một tàu khu trục hạng nặng khác.
Với điều kiện ngân sách quốc phòng và chiến lược quốc phòng hiện tại thì việc đầu tư mua sắm các tàu khu trục hạng nặng là một giải pháp không khả thi cả về mặt ngân sách và hiệu quả hoạt động.
Vậy đâu là giải pháp cho phòng không trên hạm Việt Nam? Hiện tại, Nga đã phát triển thành công hệ thống phòng không trên hạm tầm trung Redut trang bị cho tàu hộ tống Đề án 20.380 và tàu khu trục nhỏ Đề án 22.350.
Redut là biến thể dùng trên hạm của hệ thống phòng không Vityaz vừa được Nga giới thiệu cách đây không lâu. Hệ thống được bố trí với 12 cụm phóng thẳng đứng VLS với 4 đạn tên lửa/cụm cơ số 48 tên lửa dùng cho tàu hộ tống Đề án 20.380, 32 cụm phóng cơ số 128 đạn tên lửa cho tàu khu trục nhỏ Đề án 22.350.
Cận cảnh hệ thống phòng không tầm trung trên hạm Redut trên tàu hộ tống Đề án 20.380 của Hải quân Nga. Tàu hộ tống này có lượng giãn nước tương đương với Gepard-3.9 của Việt Nam.
Hệ thống sử dụng đạn tên lửa 9M96, 9M96E hoặc 9M96E2 tầm bắn từ 40-120 km tùy biến thể. Loại đạn tên lửa này đang sử dụng cho hệ thống phòng không cho hệ thống phòng không tầm xa S-400. Một lợi thế khi nhập khẩu hệ thống phòng không trên hạm Redut được sử dụng cho tàu hộ tống Đề án 20.380 có lượng giãn nước tương đương với tàu hộ tống tên lửa Gepard-3.9 của Hải quân Việt Nam.
Hệ thống phòng không Redut hoàn toàn có thể trang bị cho tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard-3.9 của Hải quân Việt Nam. Vị trí phù hợp nhất để đặt hệ thống Redut chính là vị trí của hệ thống phòng không Palma hiện nay.
Chiếc đầu tiên Steregushchiy của Đề án 20.380 sử dụng hệ thống phòng không Kashtan-M với cách bố trí tương tự như trên tàu hộ tống Gepard-3.9 của Việt Nam. Tuy nhiên, từ chiếc thứ 2 Soobrazitelnyy vị trí của Kashtan-M đã được thay thế bằng hệ thống Redut.
Như vậy Việt Nam hoàn toàn có thể tính đến giải pháp trang bị hệ thống Redut cho 2 chiếc tàu Gepard-3.9 đang được đóng mới tại Nga. Nếu 2 chiếc Geprad-3.9 đang được đóng được trang bị hệ thống phòng không trên hạm Redut thì sức mạnh củaHải quân Việt Nam sẽ tăng lên rất nhiều.
4 tàu hộ tống tên lửa Gepard-3.9 với 2 chiếc được trang bị hệ thống phòng không tầm thấp Palma cùng 2 chiếc được trang bị hệ thống phòng không tầm trung Redutsẽ mang lại khả năng phòng không trên hạm hiệu quả ở cấp biên đội tàu.
Một tàu Gepard-3.9 trang bị hệ thống phòng không tầm trung triển khai hoạt động xen kẻ với 1 tàu Gepard-3.9 trang bị hệ thống phòng không tầm thấp Palma cùng với tàu tên lửa cao tốc Molniya, Tarantul tạo nên đội hình biên đội tàu với sức mạnh tấn công và phòng thủ toàn diện.
Theo vietbao
Pháp chủ trương không dùng vũ lực để giải quyết xung đột Biển Đông Tại buổi gặp mặt báo chí nhân sự kiện hai chiến hạm Tonnerre và Georges Leygues đến Việt Nam, chiều 18/6, đại sứ Pháp Jean Noel Poirier khẳng định Pháp là cường quốc tại khu vực Thái Bình Dương và luôn ủng hộ thương lượng hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế đối với tình hình an ninh biển Đông. Đại sứ...